Các Công Trình Nghiên Cứu Trực Tiếp Về Bảo Vệ Người Tố Cáo

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) [84]. Phân tích về tố cáo và quyền tố cáo, tham luận rút ra nhận xét: với tư cách là quyền của con người, công dân, quyền tố cáo được hiểu là khả năng của công dân thực hiện các hành vi (thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau) phát hiện và thông báo chính thức cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về mọi việc làm vi phạm pháp luật...Tố cáo thể hiện rất rõ nét tính tích cực chính trị, ý thức, trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả tham luận cho rằng, để kích thích tính tích cực chính trị của nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội thì không nên có những quy định mang tính truy xét người tố cáo.

- Chu Hồng Thanh (2016), Hoàn thiện pháp luật về KN, TC phù hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [39]. Tiếp cận dựa trên quyền con người, tác giả bài viết cho rằng, cần nhận thức rõ: KN, TC là quyền của con người, giải quyết KN, TC là trách nhiệm của Nhà nước. Việc phân chia thành khiếu nại và tố cáo chủ yếu là để thuận tiện cho xử lý, không có nhiều ý nghĩa đối với thực hiện quyền của người dân khi phát hiện hành vi trái pháp luật thì phản ánh. Bài viết cũng đi đến kết luận: phù hợp với cách tiếp cận dựa trên quyền con người thì bảo vệ người KN, TC bao gồm cả việc bảo vệ thông tin, bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, không chỉ bảo vệ người tố cáo mà cả các quan hệ thân thích của người tố cáo, ở nơi cư trú, ở nơi làm việc và ở nơi có tài sản...

- Nguyễn Thùy Dương (2016), Bảo đảm quyền KN, TC theo pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [80]. Bài viết đã phân tích vấn đề bảo đảm quyền KN, TC trên 2 khía cạnh: bảo đảm quyền KN, TC theo quy định trong Hiến pháp và pháp luật; và bảo đảm quyền KN, TC thông

qua hoạt động của các cơ quan hữu quan. Để trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị về hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền KN, TC theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong đó có việc các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo, nhất là phải nêu cao trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo.

- Nguyễn Văn Kim, chủ nhiệm (2011), Xử lý hành vi vi phạm Luật KN, TC - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp bộ, Thanh tra Chính phủ (TTCP) [81]. Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm Luật KN, TC và xử lý hành vi vi phạm Luật KN, TC: khái niệm vi phạm Luật KN, TC, trách nhiệm pháp lý; mục đích, ý nghĩa của việc xử lý các hành vi vi phạm Luật KN, TC; vai trò của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Thanh tra Nhà nước (TTNN) trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật KN, TC; vai trò của các cơ quan giám sát trong việc phát hiện, giám sát đối với việc xử lý đối với các hành vi vi phạm. Đề tài xác định một trong những phương hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm Luật KN, TC là hoàn thiện pháp luật về KN, TC trong đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người KN, TC, người giải quyết KN, TC; trình tự thủ tục KN, TC và giải quyết KN, TC; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo; có quy định, cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo.

- Bùi Xuân Đức (2016), Giám sát của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đối với việc giải quyết KN, TC của công dân, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [22]. Bài viết đã phân tích, làm rõ vai trò, nội dung hoạt động giám sát của MTTQ các cấp đối với việc giải quyết KN, TC của công dân. Đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những tình trạng nêu trên trong hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam đối việc giải quyết KN, TC, để từ đó đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam về giám sát đối với việc giải quyết KN, TC. Trong đó, tác giả có lưu ý đến một số giải pháp như: pháp luật cần quy định rõ hình thức chế tài xử lý nghiêm minh đối với

những trường hợp mà MTTQ có văn bản kiến nghị gửi đến nhưng người có thẩm quyền không giải quyết, chậm giải quyết hoặc để kéo dài hoặc giải quyết không đúng pháp luật; MTTQ có thể tổ chức giám sát việc giải quyết bằng các đoàn giám sát...

- Nguyễn Quốc Hiệp, chủ biên (2011), Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội, 220 trang [72]. Cuốn sách đã làm nổi bật những nhận thức chung về phòng, chống tham nhũng và vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, phương thức nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Trong đó, đã đi sâu phân tích các phương thức thực hiện vai trò của công dân, một thành tố của xã hội, trong phòng, chống tham nhũng, trên các mặt: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng; tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Cuốn sách cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm những trường hợp đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo, coi đó như là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát huy vai trò của công dân nói riêng, xã hội nói chung trong phòng, chống tham nhũng.

- TTCP (2012), Một số vấn đề cơ bản về tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 280 trang [122]. Một trong những kiến nghị mà cuốn sách nêu ra là phải quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến vấn đề tiếp nhận và giải quyết tố cáo tham nhũng nặc danh, vì thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ người tố cáo và phát huy sự tham gia của người dân vào tố cáo tham nhũng.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về bảo vệ người tố cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo được tiếp cận, luận giải bởi nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề bảo vệ người tố cáo lại chưa được quan tâm đúng mức và còn ít, dưới đây là một vài công trình nghiên cứu về đề tài này:

- Nguyễn Văn Tuấn, chủ nhiệm (2011), Cơ chế bảo vệ người tố cáo, Đề tài khoa học cấp cơ sở, TTCP [82]. Một trong những điểm ghi nhận của Đề tài, đó là đã tập trung nghiên cứu khái niệm cơ chế bảo vệ người tố cáo, chỉ ra 4 yếu tố chính cấu thành nên cơ chế bảo vệ người tố cáo bao gồm: cơ sở pháp lý thiết lập nên cơ chế bảo vệ người tố cáo; cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ người tố cáo; các biện pháp bảo vệ người tố cáo và việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có vi phạm. Bên cạnh đó, Đề tài cũng phân tích thực trạng các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo trong Luật KN, TC, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; đánh giá thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua việc tổng kết việc thi hành Luật KN, TC và qua kết quả giám sát việc thi hành pháp luật KN, TC của UBTVQH. Xem xét việc bảo vệ người tố cáo, nhân chứng trong các vụ án hình sự và bảo vệ người tố cáo qua ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, Đề tài đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, thiết lập cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo; quy định trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo; thiết kế các biện pháp bảo vệ người tố cáo, các biện pháp bảo đảm về vật chất và đảm bảo pháp lý cho việc bảo vệ người tố cáo; hoàn thiện cơ chế giải quyết tố cáo; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc bảo vệ người tố cáo; giải quyết thoả đáng tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo....

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 3

- KN (2012), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 18/04/2012 [55]. Bài viết đã nêu bật yêu cầu khách quan của việc phải bảo vệ người tố cáo để từ đó đề xuất những ý tưởng cụ thể về hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Theo đó, bảo vệ người tố cáo cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người tố cáo không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan, người có thẩm quyền. Các hoạt động đó phải dựa trên cơ

sở pháp lý đầy đủ, vững chắc và khả thi. Phải có các quy định rõ ràng, cụ thể về thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố cáo và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho người tố cáo. Phải bảo vệ người tố cáo cho dù họ có yêu cầu hay không để đề phòng sự chủ quan, sơ suất hoặc đổ lỗi cho nhau của cả người tố cáo và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo. Bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo, chính quyền và Công an các cấp, có thể cả tổ chức công đoàn các cấp.

- Nguyễn Thắng Lợi (2012), Pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay và một số kiến nghị, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 21/11/2012 [78]. Bài viết đã đưa ra các ví dụ thực tiễn để chứng minh cho sự thiết phải bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, phân tích các quy định của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Tố cáo năm 2011 về bảo vệ người tố cáo. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị về việc triển khai thực hiện bảo về người tố cáo trên thực tế. Bài viết cũng cho rằng, để việc phối hợp bảo vệ người tố cáo được tốt cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể như trong trường hợp nào thì người giải quyết tố cáo sẽ chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan Công an cấp nào; thời hạn bao lâu thì cơ quan, cá nhân được yêu cầu phải tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ…và chế tài hoặc hình thức xử lý các trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành không triệt để, không kịp thời dẫn đến hậu quả không bảo vệ được người tố cáo theo yêu cầu….Ngoài ra, việc bảo vệ người tố cáo cũng phải gắn với việc bảo vệ những người cung cấp thông tin, hỗ trợ người tố cáo, người nắm giữ các thông tin, tài liệu quan trọng làm chứng cứ cho nội dung tố cáo.

- Nguyễn Quốc Văn - Vũ Công Giao (2016), Cơ chế bảo vệ người tố cáo trong pháp luật hiện hành của Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [73]. Một điểm mới trong bài viết là đã phân tích một cách có hệ thống khung chính sách của Đảng, khung Hiến pháp và khung pháp luật hiện

hành về bảo vệ người tố cáo. Qua những phân tích, bài viết cũng kết luận: cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố cáo còn thiếu và yếu. Việc tổ chức bảo vệ người tố cáo chưa hiệu quả, trên cơ đó khuyến nghị nhiều biện pháp cụ thể để hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo tại Việt Nam.

- Mai Văn Duẩn (2016), Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quy định pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [64]. Liên quan đến vấn đề bảo vệ người tố cáo, bài viết đã phân tích và đề xuất các kiến nghị cụ thể về sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tố cáo năm 2011 về đối tượng bảo vệ; điều kiện, phạm vi được bảo vệ; thời hạn bảo vệ; bổ sung thêm một số quyền cho người được bảo vệ (quyền được yêu cầu bồi thường, quyền khiếu kiện, quyền được trợ cấp, quyền yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm); các biện pháp bảo vệ; bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý; bổ sung các quy định về căn cứ yêu cầu bảo vệ và nghĩa vụ chứng minh hành động trả thù người tố cáo. Đồng thời, bài viết cũng kiến nghị bổ sung quy định về quyền tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Luật Phòng, chống tham nhũng; sửa đổi hoặc bổ sung quy định về tội trả thù người tố cáo hoặc tội vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo trong Bộ luật Hình sự.

- Mai Văn Duẩn (2016), Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học - ĐHQGHN [65]. Luận án đã trình bày những nhận thức chung về khái niệm, nhu cầu bảo vệ người tố cáo, vai trò, đặc điểm của pháp luật bảo vệ người tố cáo. Luận án cũng đề cập tới những quy định về bảo vệ người tố cáo tại thời điểm 2016.

- Hội thảo quốc tế với chủ đề “Bảo vệ người tố cáo tham nhũng” do Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 3/11/2011 đã thu hút được sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc bảo vệ người tố cáo và các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Tại Diễn đàn

trao đổi kiến thức với chủ đề “ Vai trò của công dân trong phòng, chống tham nhũng” trong khuôn khổ Chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng (VACI) 2014 do TTCP phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các Đối tác quốc tế tổ chức ngày 20/5/2014 tại Hà Nội, cũng đã được nghe các chuyên gia, các diễn giả trong đó có những người là điển hình trong tố cáo tham nhũng, tiêu cực thông tin, trao đổi về những nguy cơ, hậu quả mà người tố cáo phải đối mặt; tính cấp thiết của việc bảo vệ người tố cáo cũng như yêu cầu khách quan phải có những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, Luận án còn tham khảo các thông tin, tài liệu tại buổi tọa đàm về Đề án “Cơ chế bảo vệ người người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên do Ban Nội chính Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 26/12/2018; các hội nghị, hội thảo khác; các tư liệu, bài viết về bảo vệ người tố cáo đăng tải trên một số báo, tạp chí in, báo, tạp chí điện tử...

1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo vệ người tố giác tội phạm

Đây là những công trình nghiên cứu giúp cho Luận án trong việc tham khảo, so sánh với những nội dung của đề tài để từ đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai vấn đề: bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính và bảo vệ người tố giác tội phạm theo pháp luật hình sự ở Việt Nam. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu như vây:

- Phạm Mạnh Hùng (2012), Vấn đề bảo vệ nhân chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác trong vụ án tham nhũng, Tạp chí Kiểm sát số 07 tháng 4/2012 [88]. Qua phân tích các quy định của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Luật Công an nhân dân năm 2005, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, bài viết kiến nghị phải sớm xây dựng, ban hành đạo luật riêng về bảo vệ nhân chứng, người tố giác, nạn nhân và những người tham gia tố tụng khác (người giám định, người phiên dịch) trong các trường hợp họ có nguy cơ bị đe dọa, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất thực hiện một số giải pháp cụ thể về bảo vệ nhân

chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác trong vụ án tham nhũng, như: bổ sung các quy định về các trường hợp không được tiết lộ hoặc tiết lộ hạn chế thông tin liên quan đến nhận dạng hoặc nơi ở của người làm chứng, người tố giác trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự; nghiên cứu đưa vấn đề chuyển nhân chứng, người tố giác tội phạm đến nước khác định cư trong các trường hợp đặc biệt vào nội dung tương trợ tư pháp với một số nước theo nguyên tắc có đi có lại...

- Vũ Công Giao - Nguyễn Quốc Văn (2016), Bảo vệ người tố giác tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH [159]. Bài viết đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết thiết của việc bảo vệ người tố giác tội phạm, khuôn khổ bảo vệ người tố giác tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm. Trong đó, có giải pháp đáng lưu ý là Nhà nước xây dựng một Chương trình bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác cũng như những người thân thích của họ, Chương trình đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan Công an, có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân và đại diện Tòa án nhân dân.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Bảo vệ người tố cáo đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới. Qua nghiên cứu các công trình nước ngoài có thể rút ra mấy nhận xét sau:

- Bảo vệ người tố cáo được tiếp cận trên phạm vi rất rộng bao gồm các tổ chức từ khu vực công đến khu vực tư. Điều này xuất phát từ việc các tác giả nhận diện tố cáo có thể xuất hiện trong mọi loại hình tổ chức, từ các cơ quan nhà nước tới các doanh nghiệp, tổ chức khác. Từ đấy, yếu tố quản trị tổ chức, văn hoá tổ chức được xem như một thiết chế để bảo vệ người tố cáo. Cách tiếp cận này về bảo vệ người tố cáo có các công trình tiêu biểu là: Frederick Elliston, John Keenan, Paula Lockhart and Jane van Schaick (1985), Whistleblowing: Managing Dissent in the Workplace, New York: Praeger [179]; Geoffrey Hunt,

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 26/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí