VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TIẾN ĐẠT
BẢO VỆ NGƯỜI
TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ TIẾN ĐẠT
BẢO VỆ NGƯỜI
TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực./.
Tác giả Luận án
Lê Tiến Đạt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu 23
1.3. Cơ sở lý thuyết 27
Tiểu kết Chương 1 30
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 32
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính 32
2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo 58
2.3. Các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam 65
Tiểu kết Chương 2 72
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 74
3.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam 74
3.2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam 81
3.3. Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành
chính ở Việt Nam 103
Tiểu kết Chương 3 126
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM 128
4.1. Quan điểm định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam 128
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam 131
Tiểu kết Chương 4 150
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Đại học Quốc gia Hà Nội | |
HĐBT | Hội đồng Bộ trưởng |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
HĐNN | Hội đồng Nhà nước |
KN, TC | Khiếu nại, tố cáo |
LĐ - TB&XH | Lao động - Thương binh và Xã hội |
MTTQ | Mặt trận Tổ quốc |
TTCP | Thanh tra Chính phủ |
TTNN | Thanh tra Nhà nước |
UBND | Ủy ban nhân dân |
UBTVQH | Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Trực Tiếp Về Bảo Vệ Người Tố Cáo
- Về Những Kết Quả Nghiên Cứu Mà Luận Án Sẽ Kế Thừa, Tiếp Tục Phát Triển
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tố cáo là quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” cũng được quy định trong Hiến pháp, được xác định là nguyên tắc Hiến định (Điều 30 Hiến pháp sửa đổi năm 2013) [108]. Đảng ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ người tố cáo, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến bảo vệ người tố cáo nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật về bảo vệ tố cáo cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn mà biểu hiện rõ nhất là Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định mang tính đồng bộ, cụ thể, khả thi hơn về bảo vệ người tố cáo. Qua đó, góp phần tạo dựng cơ chế, biện pháp ngày càng hoàn chỉnh và có hiệu quả hơn để bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu, pháp luật về bảo vệ người tố cáo vẫn còn không ít hạn chế, vướng mắc cũng như những “khoảng trống” nhất định mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa hình thành được một hệ quan điểm lý luận hoàn chỉnh về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, chưa có những nghiên cứu, đánh giá sâu, toàn diện về vấn đề này, nhất là còn có những sự khác nhau về nhận thức, quan điểm trong tiếp cận, đánh giá đối với một số điểm then chốt của vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Trong những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, công tác bảo vệ người tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác bảo vệ người tố cáo, như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đánh giá: ”vẫn còn những hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo
vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm...” [18]. Thực tế trên cũng cho thấy cơ chế, biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện nay chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa để qua đó tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo, tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật.
Thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiên mới chỉ ở dạng nêu vấn đề, gợi mở ý tưởng hay chỉ nghiên cứu ở một phạm vi hẹp, một khía cạnh cụ thể về vấn đề bảo vệ người tố cáo hoặc chỉ thuần túy tiếp cận vấn đề từ góc độ khung pháp luật, hoàn thiện pháp luật nói chung. Thậm chí, nhiều công trình trong số đó đã trở nên lạc hậu trước bối cảnh Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn đã có những quy định mới về bảo vệ người tố cáo.
Vì thế, việc nghiên cứu sâu, toàn diện về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dựa trên cách tiếp cận, tư duy mới về tố cáo và bảo vệ người tố cáo, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần phát huy vai trò của xã hội, của nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Đó cũng chính là lý do, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo