Về Những Kết Quả Nghiên Cứu Mà Luận Án Sẽ Kế Thừa, Tiếp Tục Phát Triển

ed. (1998), Whistleblowing in the Social Services: Public Accountability and Professional Practice, London: Arnold [182]; Berry, B. (2004), Organisational culture: a framework and strategies for facilitating employee whistleblowing, Employee Responsibilities and Rights Journal, vol. 16, no.1 [171]. Trong đó, tác phẩm Whistleblowing: Managing Dissent in the Workplace, New York: Praeger

[179] là công trình của tập thể tác giả phản ánh một nghiên cứu trong vòng 2 năm về các nhân tố tính cách cá nhân, môi trường xã hội và tổ chức ảnh hưởng tới việc thực hiện tố cáo như thế nào. Trong những nhân tố đó nổi bật là các nhân tố thuộc về tổ chức như văn hoá công ty, cách ứng xử, hành xử của các lãnh đạo và quản lý cao cấp của công ty (ví dụ như: các CEO…). Tiếp nối cách tiếp cận này, gần 20 năm sau, trong công trình của Berry, B. (2004) Organisational culture: a framework and strategies for facilitating employee whistleblowing, Employee Responsibilities and Rights Journal, vol. 16, no.1

[171] đã chỉ ra 7 nhân tố cụ thể trong văn hoá tổ chức của doanh nghiệp ản h hưởng tới việc bảo vệ người tố cáo, đó là: văn hoá trách nhiệm, sự cam kết của tổ chức, tính tín nhiệm vào vận hành tổ chức, trách nhiệm giải trình, các quyền hạn được phân bố một cách hợp lý, văn hoá thúc đẩy lòng can đảm, và các lựa chọn.

- Mặc dù có nhiều hướng tiếp cận đa dạng để nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo, nhưng một cách tiếp cận nổi bật là nhấn mạnh việc bảo vệ người tố cáo trong lĩnh vực công, bảo vệ tố cáo có tác dụng rõ rệt trong lĩnh vực công. Các công trình này đều thống nhất kết luận rằng, phải coi bảo vệ người tố cáo không chỉ là hệ quả mà còn là một nhân tố tích cực làm thay đổi chính sách của nền công vụ. Johnson, R.A,&Kraft,M.E (1990), trong bài nghiên cứu Bureaucratic Whistleblowing and Policy Change trên Tạp chí Political Research Quarterly [187], đã phân tích hai trường hợp điển hình là trường hợp Hugh Kaufman - một trợ lý quản lý của Phòng kiểm soát điểm rác thải đã cung cấp số liệu về các sai phạm tới Quốc hội, nhưng 60 phút trước khi tham gia cuộc điều trần tại Quốc hội, anh ta đã bị sa thải - , và trường hợp Hal Freeman - đã tố cáo

việc phân biệt đối xử những người bị bệnh Aids là sự vi phạm các quyền dân sự,

- để rút ra kết luận rằng việc bảo vệ người tố cáo giúp làm thay đổi thực sự chính sách công.

Ở bình diện cụ thể, việc bảo vệ tố cáo thường được gắn với hoạt động chống tham nhũng ở các cơ quan công quyền. Judith A. Truelson (1987), Blowing the whistle on systematic corruption: on maximizing reform and minimizing retaliation, Corruption and Reform, Vol. 2 [188] đã sử dụng phương pháp ước lượng thống kê để chỉ ra mối tương quan giữa các nhân tố “thái độ, giá trị”, “động cơ tố cáo”, “ hệ quả cá nhân”, “ đặc điểm tổ chức” với “sự trả thù người tố cáo”. Theo đó, sự trả thù người tố cáo thường gặp ở những nơi mà hành vi sai phạm xảy ra có hệ thống, có tổ chức, đặc biệt là những hành vi có tính chất tham nhũng.

- Từ khung cảnh nghiên cứu như trên, các tài liệu nước ngoài, đặc biệt là các tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia tại các tổ chức quốc tế đã đi sâu vào những nội dung trọng yếu của bảo vệ người tố cáo như: vai trò của việc bảo vệ người tố cáo, những vấn đề pháp lý hoặc khung pháp lý cho việc bảo vệ này, các cách thức bảo vệ người tố cáo. Các công trình này được thực hiện trong thời gian dài, diện khảo sát rộng với nhiều quốc gia khác nhau, và đã góp phần đặt ra những chuẩn mực chung về pháp luật bảo vệ người tố cáo trong lĩnh vực công. Cụ thể có một số công trình rất đáng chú ý như sau:

+ Transparency International (2013), International Principles for Whistleblower protection [200] hoặc Transparency International (2013), International Principles For Whistleblower Legislation: Best Practices for Laws to Protect Whistleblowers and Support Whistleblowing in The Public Interest [201]. Trong các nghiên cứu này, Tổ chức Minh bạch quốc tế đề xuất và phân tích những nguyên tắc chung về bảo vệ người tố cáo, cụ thể là: bảo vệ khỏi sự trả thù, bảo đảm sự bảo mật thông tin, cố tình tố cáo sai là loại trừ quyền được bảo vệ, ưu tiên bảo lưu quyền được bảo vệ của người tố cáo (mọi bí mật công vụ, hợp đồng, quy định đều không hợp lệ nếu nó xâm hại quyền và sự bảo vệ của

người tố cáo), nguyên tắc ẩn danh, nguyên tắc bảo vệ toàn diện (cá nhân và cả gia đình người tố cáo), nguyên tắc khắc phục đầy đủ và điều trần công bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

+ G20.2011, Study on whistleblower protection frameworks, Compendium of best practices and guiding principles for legislation [180]. Các tác giả của nghiên cứu này đã khái quát khung pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Theo đó, nguồn của luật bảo vệ người tố cáo có thể từ luật chung và riêng về bảo vệ người tố cáo và/hoặc các quy định cụ thể trong các luật khác nhau. Trong số các nước G20, Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Nam Phi đã thông qua các luật chung và riêng để bảo vệ người tố cáo trong khu vực công. Vương quốc Anh và Nam Phi được cho là những quốc gia có hệ thống pháp luật chung phát triển nhất, đã áp dụng một chế độ công bố thông tin duy nhất cho cả khu vực tư và khu vực công để bảo vệ người tố cáo. Vương quốc Anh cũng đề cập đến kế hoạch kết hợp - khi khu vực công được thuê ngoài, các nhà thầu tư nhân - trong khi Nam Phi loại trừ trường hợp này khỏi việc bảo vệ người tố cáo.

- Bên cạnh các công trình phân tích những nguyên tắc chung về pháp luật bảo vệ người tố cáo, thì cũng có nhiều tài liệu trình bày về pháp luật bảo vệ người tố cáo của từng nước cụ thể. Một số công trình tiêu biểu có giá trị tham khảo là: Transparency International (2013), Whistleblowing in Europe: Legal protections for whistleblowers in the EU [203]; Anjar Osterhaus - Craig Fagan (2011), Alternative to silence whistleblower protection in 10 Europe countries, Transparency International [166]; United States of America (1989), The whistleblower protection Act, no 101- 12, Apr.10 [207]; Richard Calland (2004), Whistleblowing Around the World: Law, Culture And Practice [197]; U4 Anti corruption resource Center - Transparency International (2009), Good practice in whistleblowing protection legislation [204]. Kết luận rút ra từ các công trình trên là:

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 4

+ Bảo vệ người tố cáo có hiệu quả vẫn là một thách thức đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một mặt phải tạo ra động lực, cảm giác an toàn để các cá nhân chủ động phát hiện và báo với các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật mà không sợ bị trả thù, bị đe dọa xâm hại về tính mạng, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm, công việc; mặt khác phải có các biện pháp hạn chế những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Chính vì vậy, ở nhiều quốc gia, pháp luật quy định các biện pháp nhằm xử lý nghiêm khắc những cá nhân lợi dụng quyền tố cáo và quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục tiếp nhận và giải quyết tố cáo như: không tiếp nhận và giải quyết tố cáo nặc danh hoặc yêu cầu người tố cáo phải trực tiếp tố cáo hoặc tố cáo bằng văn bản… Trong khi đó, xuất phát từ những thách thức đối với người tố cáo mà pháp luật của một số nước khác lại đơn giản hóa trong quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố cáo, cũng như quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh dựa trên cơ sở cho rằng pháp luật cần phải tạo ra một cơ chế an toàn nhất cho người tố cáo.

+ Bảo vệ người tố cáo được quan tâm, chú trọng trên nhiều mặt khác nhau, như: bảo vệ danh tính người tố cáo; bảo vệ người tố cáo chống lại hành động trả thù; bảo vệ rủi ro bởi trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự. Nhiều nước có đạo luật riêng về bảo vệ người tố cáo, như: Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi…

+ Bảo vệ người tố cáo được thực hiện thông qua một cơ chế đồng bộ, như: thiết lập một cơ quan độc lập có quyền tiếp nhận và điều tra các khiếu nại về hành động trả đũa, phân biệt đối xử hay kỷ luật người tố cáo (Mỹ, Canada, Hàn Quốc…); thông qua cơ chế phán quyết của Tòa án; thông qua các biện pháp khôi phục và bồi thường thiệt hại; chế tài nghiêm khắc đối với việc trả thù người tố cáo, một số nước quy định biện pháp xử lý hình sự đối với hành vi trả thù người tố cáo (Mỹ, Hungary,…),…

Có thể nói, thông qua các tác phẩm, các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận và thực tiễn để hướng tới việc tạo ra một cơ chế bảo vệ người tố cáo tốt nhất, phù hợp với đặc điểm, tình hình về chính trị, pháp lý và văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia.

Đây là những nguồn tư liệu tham khảo rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu đề tài của Luận án: “Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam”.

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.2.1. Về những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển

1.2.1.1. Kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước

- Về phương diện lý luận:

+ Đã nghiên cứu và bước đầu làm rõ một số khái niệm cơ bản như: tố cáo, quyền tố cáo, bảo vệ người tố cáo, cơ chế bảo vệ người tố cáo...; quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo; sự phát triển của quyền tố cáo qua các Hiến pháp, giai đoạn lịch sử cách mạng của nước ta.

+ Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước thời gian qua đã cung cấp cho Luận án những vấn đề mang tính phương pháp luận để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở lý thuyết về quyền và bảo vệ quyền; một số vấn đề lý luận về tố cáo và bảo vệ người tố cáo để Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển, góp phần củng cố thêm cơ sở lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

- Về phương diện thực tiễn:

+ Đã có những phân tích, đánh giá khá cụ thể trên một số mặt nhất định về thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo, xem xét vấn đề bảo vệ người tố cáo dưới góc độ khung chính sách, pháp luật.

+ Bước đầu cập nhật số liệu thống kê, đánh giá của cơ quan chức năng về kết quả phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập, đe dọa người tố cáo; kết quả tiếp nhận, xử lý yêu cầu bảo vệ người tố cáo; kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

- Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định được ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu bức thiết của việc bảo vệ người tố cáo, đồng thời, đề xuất được một số giải pháp bước đầu về hoàn thiện cơ chế, pháp luật về bảo vệ người tố cáo, nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo. Các phân tích, đánh giá từ các công trình nghiên cứu trong nước sẽ tiếp tục được tác giả Luận án đánh giá, bình luận và đưa ra nhận định riêng của bản thân về vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

1.2.1.2. Kết quả của các công trình nghiên cứu nước ngoài

- Về phương diện lý luận: Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã tiếp cận, nghiên cứu về tố cáo, quyền tố cáo, bảo vệ người tố cáo dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những cách tiếp cận mới, độc đáo về bảo vệ người tố cáo. Đặc biệt là đã đưa ra những kết luận nghiên cứu rất có giá trị như: sự trả thù người tố cáo thường gặp ở những nơi mà hành vi sai phạm xảy ra có hệ thống, có tổ chức, đặc biệt là những hành vi có tính chất tham nhũng; bảo vệ người tố cáo không chỉ là hệ quả mà còn là một nhân tố tích cực làm thay đổi chính sách của nền công vụ; việc bảo vệ người tố cáo giúp làm thay đổi thực sự chính sách công… Đây là những tiền đề lý luận quan trọng để tác giả Luận án kế thừa, tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận của bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài cũng cung cấp cho tác giả Luận án một cái nhìn toàn diện về bảo vệ người tố cáo, tạo điều kiện cho tác giả Luận án thấy được sự đa dạng trong phương pháp tiếp cận về bảo vệ người tố cáo cũng như cách thức thực hiện chúng ở mỗi quốc gia khác nhau. Qua đó, giúp cho việc xác lập quan niệm về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam được chính xác, phù hợp trong mối quan hệ đối chiếu, so sánh với pháp luật trên thế giới, pháp luật quốc tế về vấn đề này.

- Về phương diện thực tiễn: Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đề cập tới thực tiễn bảo vệ người tố cáo ở nhiều quốc gia trên thế giới, cả nước phát triển và nước đang phát triển. Các kết quả nghiên cứu này đã khái quát được phần nào thực trạng pháp luật, thực tiễn hoạt động bảo vệ người tố cáo ở các nước trên thế giới. Qua đó, giúp cho Luận án có thể so sánh, đối chiếu, từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

1.2.2. Về những vấn đề còn chưa được làm rõ, giải quyết thấu đáo

- Về cơ sở lý luận:

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước, tác giả của Luận án nhận thấy còn một số vấn đề lý luận chưa được làm rõ, chưa được giải quyết thấu đáo, đó là:

+ Quan niệm về tố cáo, người tố cáo còn chưa thống nhất. Có quan điểm phổ biến cho rằng nói đến tố cáo là đương nhiên hiểu rằng đó là tố cáo hành chính, chỉ liên quan đến lĩnh vực hành chính, phân biệt với tố giác tội phạm. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại hiểu tố cáo theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm tố cáo hành chính mà còn bao gồm cả tố cáo trong những lĩnh vực khác, như tư pháp (tố giác)...Về chủ thể tố cáo (người tố cáo), có một số tác giả quan niệm chỉ là công dân, trong khi không ít chuyên gia, nhà khoa học cho rằng chủ thể tố cáo không chỉ bao gồm công dân mà còn có cả người không quốc tịch, người nước ngoài, là “mọi người“, thậm chí có thể là cả tổ chức, pháp nhân...Ngoài ra, một điểm hạn chế có thể thấy là trong nghiên cứu, quan niệm về tố cáo còn cứng nhắc, thậm chí đóng khung với luật thực định nên chưa có cách tiếp cận mở để từ đó nghiên cứu, làm rõ bản chất đích thực của tố cáo, xây dựng quan niệm, tư duy mới về tố cáo.

+ Chưa làm rõ được khái niệm, đặc điểm, những yêu cầu khách quan về mặt lý luận - pháp lý của bảo vệ người tố cáo, các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. Mặc dù đã có nghiên cứu bước đầu về khái niệm, các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ người tố cáo nhưng chưa có những phân tích, luận giải sâu, cụ thể và có hệ thống về cơ chế bảo vệ người tố cáo. Quan niệm về cơ chế bảo vệ người tố cáo còn hạn hẹp, thiếu tính toàn diện, chủ yếu phát triển dựa trên sự giải nghĩa của Từ điển về từ ngữ gốc là “cơ chế“.

+ Chưa nghiên cứu, xem xét vấn đề bảo vệ người tố cáo trên phương diện lý luận về quyền, chính vì vậy, thường nhìn nhận đây như là một nội dung, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tố cáo mà chưa tiếp cận theo hướng một quyền vốn có, tự thân, cần thiết của người tố cáo, quyền con người của người tố cáo.

- Về thực tiễn:

+ Các công trình nghiên cứu trong nước khi phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo thường tập trung vào giải thích, diễn giải nội

dung của quy định pháp luật hiện hành, còn thiếu những phân tích, đánh giá về mặt lịch sử, so sánh giữa các thời kỳ; trong đánh giá về hạn chế, bất cập còn sa đà vào những nội dung tiểu tiết mà chưa chỉ ra được những hạn chế, tồn tại cơ bản và nguyên nhân của chúng để có những giải pháp sát đúng khắc phục những tình trạng đó. Hơn nữa, khi đánh giá thực trạng quy định pháp luật, hầu hết các công trình chỉ dừng lại ở việc xem xét các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh (quy định) vấn đề bảo vệ người tố cáo mà chưa nghiên cứu các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ người tố cáo nên chưa có sự đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống về pháp luật bảo vệ người tố cáo ở nước ta. Đối với việc phân tích, đánh giá thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo, đây dường như còn là một khoảng trống, hầu như rất ít công trình nghiên cứu có những phân tích, đánh giá cụ thể về nội dung này. Khi tiếp cận ở khía cạnh thực tiễn, một số công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số vụ việc người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập, phân biệt, đối xử.. thông qua sự phản ánh của báo chí hoặc cập nhật số liệu thống kê của cơ quan chức năng về những vụ việc, hiện tượng này, nói cách khác mới chỉ dừng lại ở việc phân tích về tình hình của người tố cáo. Trong khi đó, lại hầu như chưa có phân tích, đánh giá toàn diện về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo của các cơ quan, tổ chức có liên quan, về thực tiễn công tác bảo vệ người tố cáo.

+ Các công trình nghiên cứu nước ngoài do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nên phần lớn tập trung tiếp cận vấn đề bảo vệ người tố cáo trên phương diện hình sự, tố tụng hình sự, phân tích, đánh giá về thực tiễn bảo vệ nhân chứng, người tố giác tội phạm vì thế dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tham chiếu so sánh kinh nghiệm của các nước trên thế giới với việc bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam.

1.2.3. Những vấn đề Luận án cần giải quyết

- Trên phương diện lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dựa trên tinh thần toàn diện, khoa học và đổi mới. Trong đó, cố gắng dùng tư duy mở trong tiếp cận vấn đề nhằm khám phá bản chất thực sự của tố cáo, xây

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 26/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí