thi của các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nhằm phát hiện, sửa đổi, bổ sung những quy định, những văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lạc hậu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc thiếu tính khả thi, ban hành mới những văn bản quy định các vấn đề còn thiếu luôn đặt ra và đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ về quá trình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải dưới hình thức nghị định là có thể thấy ra vấn đề này: đó thể hiện sự kế thừa, bổ sung, phát triển và khắc phục những tồn tại, thiếu xót trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Mỗi nghị định ra đời sau là kết quả của sự kế thừa, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn thi hành của nghị định trước đó; đồng thời, cũng là kết quả nghiên cứu, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội tại thời điểm đó và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, ban hành nghị định mới cũng có một trong những lý do cơ bản là nhằm hoàn thiện pháp luật để vận dụng vào việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính có hiệu quả trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Muốn quản lý đất nước bằng pháp luật thì vấn đề có tính chất quyết định và không thể thiếu được là cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật làm nền tảng cho việc vận dụng và áp dụng pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả. Muốn việc áp dụng pháp luật có hiệu quả thì trước tiên cần
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy, trong xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng, chúng ta phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách, từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có thiết chế thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3.2.1.1. Khẩn trương ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Thanh tra 2010
Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là một loại vi phạm hành chính, vì vậy cơ sở hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nói chung và thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng chính là phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Qua nghiên cứu, phân tích về khái niệm đặc điểm, nội dung và quá trình phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Chương 1, chúng ta thấy trong gần 50 năm qua, hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ngày càng hoàn thiện và phát triển. Đặc biệt, từ năm 1989 đến nay, Nhà nước ta đó bốn lần ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính dưới hình thức pháp lệnh. Các văn bản pháp luật sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đánh dấu bước phát triển đáng kể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là cần khẩn trương tiến hành việc đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành và đẩy mạnh áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2010 đã có hiệu lực được gần 4 năm nhưng các văn bản hướng dẫn Luật này cũng chưa hoàn thiện. Do đó, các cơ quan được giao
nhiệm vụ hướng dẫn luật cũng cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Thanh tra năm 2010. Thực tế cho thấy, nếu ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các quy định của Luật được thực thi trên thực tế, mặt khác sẽ tạo sự thống nhất trên toàn hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài việc ban hành một số văn bản về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải qua công tác thanh tra chuyên ngành như Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, Nghị định số 57/2013/NĐ- CP, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP..., Chính phủ cần rà soát, hợp nhất và hệ thống hóa các văn bản liên quan trong lĩnh vực này, các Bộ (Giao thông vận tải, Công an - nếu có) cần sớm ban hành các Thông tư hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
3.2.1.2. Tư pháp hoá vi phạm hành chính
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Cầu, Đường Từ Năm 2011 Đến 2013
- Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Đối Với Hoạt Động Vận Tải Hành Khách Bằng Xe Khách Liên Tỉnh
- Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thanh Tra Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải Trên Địa Bàn Thủ Đô Hà Nội
- Tăng Cường Kiểm Tra Giám Sát Chặt Chẽ Trong Áp Dụng Pháp Luật Và Chấp Hành Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính
- Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 15
- Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Đây là một biện pháp cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa to lớn được thực hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa như đó được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng.
Thực tế hiện nay, việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính đều do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải do cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện. Tòa án hành chính hiện nay chỉ là cơ quan xét xử đối với các trường hợp khởi kiện của cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà đó khiếu nại đến cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đó giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại
đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo (mà khởi kiện hành chính). Trong lĩnh vực giao thông vận tải thì Tòa án hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động giao thông vận tải. Chúng tôi cho rằng, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền thì xu hướng tất yếu là cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo hướng tư pháp hóa, tức là chuyển dần các vi phạm hành chính hiện nay sang xem xét, phán quyết việc áp dụng chế tài đối với đối với vi phạm của cá nhân, tổ chức thông qua phán quyết của Tòa án. Đặc biệt đối với các biện pháp xử lý hành chính khác đang được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thi hiện nay ít có quốc gia nào còn áp dụng theo thủ tục hành chính mà hầu như tất cả được giải quyết bằng con đường Tòa án. Ví dụ: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải tại các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v được giải quyết thông qua Tòa án.
Đối với hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, trong tình hình hiện nay về lâu dài, chúng ta cũng không thể chuyển tất cả các vi phạm hành chính sang giải quyết bằng con đường Tòa án, vì số lượng vi phạm hành chính là vô cùng lớn, đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan Tòa án dù có được tổ chức hoàn thiện đến đâu cũng không thể giải quyết được tất cả các vi phạm hành chính. Vì lẽ đó, trên cơ sở thực trạng pháp luật và tình hình thực tế về đấu tranh nhũng, chống vi phạm hành chính, kinh nghiệm của các nước về xử phạt hành chính, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số điểm nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng tư pháp hóa vi phạm hành chính.
- Nên có sự nghiên cứu thống nhất về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc xác định khái niệm vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Theo
chúng tôi, khái niệm vi phạm hành chính hiện hành, coi đó là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính là quá rộng. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước là vô cùng nhiều, đa dạng và khó xác định nếu chỉ lấy tiêu chí ”không phải là tội phạm” để phân biệt. Trong khi đó, tiêu chí ”hành vi được pháp luật quy định phải bị xử phạt hành chính” hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Chúng tôi thấy nên nghiên cứu và giới hạn vi phạm hành chính trong phạm vi chủ yếu có tính chất ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nên mở rộng phạm vi khái niệm về tội phạm hình sự, bao gồm cả hành vi gọi là ”tội phạm hình sự nhỏ”. Đây chính là phương thức tư pháp hóa một lượng lớn các hành vi vi phạm mà hiện nay vẫn được gọi là ”vi phạm hành chính”.
- Đối với những loại hành vi được xác định là vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó thì nên có một trình tự, thủ tục xử lý gắn với hoạt động của Tòa án. Ví dụ: Trường hợp đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn không thực hiện quyết định xử phạt thì bị kiện ra Tòa và vụ việc do Tòa án nhân dân xét xử. Trường hợp, cơ quan hành chính ra quyết định xử phạt, sau khi đương sự có khiếu nại nhưng không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì Tòa án nhân dân thụ lý, xem xét.
3.2.2. Giải pháp phòng ngừa vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
3.2.2.1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm không ngừng tăng cường pháp luật trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chấp hành và áp dụng pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc đấu tranh nhũng, chống vi phạm hành chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật và huy động nhân dân, các cộng đồng dân cư hưởng ứng, tự giác thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước; tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trong hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, quản lý tốt các cơ sở đào tạo, cấp giấy phép lái xe ô tô, giấy phép lái xe máy; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyên chở hành khách, hàng hóa; cấp giấy phép trông, giữ xe; xử lý nghiêm minh hành vi đua xe trái phép, chạy quá tốc độ quy định; hành vi uống rượu, bia khi tham gia giao thông hoặc hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và các hoạt động khác... nhằm huy động tinh thần làm chủ và trách nhiệm công dân trong việc tham gia quản lý trật tự an toàn xã hội và phòng, chống vi phạm hành chính.
- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tạo thành dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, coi thường kỷ cương phép nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, kịp thời động viên, nêu gương, khen thưởng xứng đáng các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực, hiệu quả cùng các lực lượng chuyên trách của thành phố đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3.2.2.2. Kết hợp các biện pháp hành chính, giáo dục thuyết phục trong xử phạt vi phạm hành chính
Giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý nhà nước. Có thể nói, hiệu quả quản lý xã hội và trật tự pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua phương pháp tác động tổng hợp do Nhà nước
tiến hành là thuyết phục và cưỡng chế. Lê - nin đã từng khẳng định: Chuyên chính vô sản thành công vì nó biết kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Nếu như thuyết phục tác động vào ý thức con người, tạo ra cho con người sự nhận thức, tình cảm, nhu cầu xử sự theo pháp luật thì cưỡng chế lại bắt buộc công dân phải thay đổi hành vi của mình theo hướng có lợi cho xã hội. Như vậy, thuyết phục và cưỡng chế là một thể thống nhất và chỉ có kết hợp hài hòa cả hai mới phát huy được ý nghĩa xã hội của thuyết phục và cưỡng chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh đến sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế. Người từng nói: Sửa chữa sai lầm, cố nhiên là dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo, song tuyệt nhiên không phải là không dùng đến xử phạt. Nếu nhất loạt không dùng đến xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho loại cố ý phá hoại [25, tr. 284]. Vì vậy hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng mà chuyện gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng. Tuy nhiên, giữa thuyết phục và cưỡng chế thì phải đặt thuyết phục, giáo dục lên hàng đầu, lấy thuyết phục, giáo dục, cảm hóa làm cơ sở. Hơn nữa, về vấn đề này, Lê-nin đã từng khẳng định: ”Trước hết phải thuyết phục và sau đó mới cưỡng bức, dù thế nào đi nữa trước hết chúng ta cũng phải thuyết phục rồi mới cưỡng bức” [1, tr.311]. Thuyết phục là phương pháp tác động chủ yếu, Nhà nước sử dụng thuyết phục nhằm giáo dục nhân dân thi hành một cách tự giác những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với những công dân không tuân theo pháp luật, vi phạm các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật thì phải thực hiện cưỡng chế buộc họ chấp hành đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Thực chất cưỡng chế là sự hạn chế về quyền và lợi ích của người vi phạm và đối với những người khác nó có ý nghĩa phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Thuyết phục nhằm xây dựng ở con người những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thói quen, khuyến khích về mặt tinh thần để họ tư giác
tuân theo các quy định của pháp luật và các quy tắc xử sự của xã hội. Nội dung của phương pháp này rất rộng và biểu hiện trong các hoạt động của Nhà nước về giáo dục chính trị, tư tưởng trong việc tuyên truyền, tổ chức, giải thích các quyết định của Đảng và Nhà nước, trong các hoạt động phê phán các hành vi chống đối xã hội, trong các hoạt động nêu gương điển hình tiên tiến, khen thưởng về vật chất và tinh thần. Hiệu quả của thuyết phục chỉ có thể đạt được khi chúng ta áp dụng một cách đồng bộ những hình thức và phương pháp khác nhau của thuyết phục.
Để nâng cao vai trò của thuyết phục và kết hợp chặt chẽ giữa thuyết phục và cưỡng chế trong xử phạt vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay cần phải tiến hành thuyết phục một cách tích cực, thường xuyên vào ý thức và hoạt động của con người. Một trong những hình thức quan trọng của thuyết phục là công tác giáo dục pháp luật cho công dân. Công tác này được tiến hành thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung đến từng người dân. Cũng có thể thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét những kiến nghị của công dân trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Có thể nói rằng, thông qua các quyết định giải quyết khiếu nại đúng đắn đối với những tình huống, vụ việc cụ thể của cơ quan hành chính có thẩm quyền, những bản án, quyết định đầy tính thuyết phục của Tòa án hành chính sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân. Trong những trường hợp công dân vi phạm hành chính thì cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải giải thích để người vi phạm hiểu ra sai phạm của họ, chỉ ra những tác hại của việc vi phạm, nhấn mạnh đến ý nghĩa nhân đạo của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.