Công Cụ Và Phương Pháp Quản Lý Tài Chính Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ

phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Để có thể đề ra được các phương pháp, công cụ quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng hợp lý và hiệu quả, đòi hỏi công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ phải bảo đảm được các nguyên tắc cơ bản như sau:

Một là, Bảo đảm thống nhất, tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của hệ thống quản lý KT ­ XH của Nhà nước ta. Trong công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộphải coi trong nguyên tắc này vừa phát huy sức mạnh của cả hệ thống, bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia, vừa bảo đảm tính năng động sáng tạo các cấp quản lý trong xử lý các vấn đề về tài chính và NSNN.

Bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia là điều kiện quan trọng để đưa mọi hoạt động bồi dưỡng, hoạt động thu ­ chi tại chính vào nền nếp, theo đúng quỹ đạo quản lý tài chính của Nhà nước, tạo mối liên hệ gắn kết hữu cơ giữa các khâu của công tác quản lý tài chính, làm cho hoạt động thu ­ chi tài chính phù hợp, phục vụ và thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng được thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả.

Thực hiện yêu cầu đó, đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý thống nhất của Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách, chế độ chi tiêu, định mức thu ­ chi tài chính. Đồng thời, cần phải nâng cao vai trò điều hành của các cơ quan chấp pháp và cơ quan chuyên môn trong quá trình lập, chấp hành dự toán ngân sách và quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng. Mặt khác, thực hiện nguyên

tắc thống nhất, tập trung dân chủ

đòi hỏi phải có sự

phân cấp trách nhiệm,

quyền hạn cho cấp dưới. Các cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ chi tiêu, định mức thu ­ chi tài chính Nhà nước đã ban hành. Cơ quan quản lý các cấp không được tự ý ban hành các chính sách, chế độ tài chính riêng trái với

quy định của Nhà nước, phải thực hiện nhiệm vụ thu ­ chi quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng theo đúng kế hoạch, chính sách, chế độ tài chính do Nhà nước quy định thống nhất. Cơ quan quản lý tài chính cấp dưới được giao nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp, bảo đảm cho các quyết định quản lý được đưa ra trên cơ sở những thông tin đầy đủ, có căn cứ và phát huy được vai trò chủ động sáng tạo, ý thức trách nhiệm của chủ thể quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng trong việc xây dựng kế hoạch thu ­ chi tài chính hàng năm và trong quá trình thực hiện kế hoạch đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Hai là, Bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là những vấn đề mang tính quy luật của mỗi chế độ KT ­ XH, nó vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của mọi hệ thống quản lý. Yêu cầu của nguyên tắc này được vận dụng vào công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng được coi như hiệu quả nếu nó được xây dựng để giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu của công tác quản lý với mức chi phí thấp nhất.

Quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính 1669778428 - 6

Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi phải có sự phân cấp quản lý tài chính giữa các cấp quản lý, phải có sự tương đồng giữa quyền hạn và trách nhiệm. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi, nội dung cơ chế quản lý tài chính đã có nhiều thay đổi đòi hỏi công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ phải có những thay đổi phù hợp với những yêu cầu mới của nền kinh tế

thị

trường, nhất là việc thiết kế bộ

máy quản lý tài chính cần phải tinh gọn,

đồng thời xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung hoạt động và trách nhiệm, quyền hạn được giao, tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ, cũng như mối liên hệ với các bộ phận công tác khác.

Để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộcần phải thấy rõ phạm vi, giới hạn về tầm quản lý. Theo đó, mỗi cương vị quản lý đều có một số phạm vi, giới hạn nhất định đòi hỏi các đầu mối quản lý cần phải tinh gọn, giảm bớt các khâu trung gian... tạo cho công tác quản lý tài

chính đạt được hiệu quả cao nhất

Ba là, Bảo đảm được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, giải trình và công khai, minh bạch.

­ Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Tự chủ được hiểu là hành động tự mình chủ động giải quyết các vấn đề. Tự chủ, hiện nay luôn là một nhu cầu cần thiết của các đơn vị trong việc quản lý, điều hành hoạt động của mình. Bởi trong nền kinh tế thị trường, nếu các cơ sở bồi dưỡng cán bộ không có quyền tự chủ sẽ không thể giải quyết các vấn đề khi thực hiện nhiệm vụ. Mọi hoạt động nếu chỉ hành động một cách thụ động, máy móc theo chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền sẽ làm triệt tiêu sự năng động, sáng tạo của cơ sở bồi dưỡng cán bộ, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý

Tự chủ trong các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được đánh giá trên 3 giác độ: Tự chủ học thuật, tự chủ quản trị và tự chủ tài chính. Tự chủ về tài chính trong các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là sự chủ động của các cơ sở trong việc khai thác các nguồn thu, chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính theo mục tiêu ưu tiên mà bản thân cơ sở bồi dưỡng cán bộ đã lựa chọn.

Tự chịu trách nhiệm là chủ động chấp nhận kết quả về hành động mà mình đã thực hiện so với dự kiến đã định và không đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện hoặc hành vi của người khác. Tự chịu trách nhiệm luôn đi kèm là những cam kết ban đầu dự kiến đạt được và có trách nhiệm đạt được kết quả đó.

Tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là việc các cơ sở bồi dưỡng phải chấp nhận kết quả hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của cơ sở theo những mục tiêu đã cam kết.

Tự chủ luôn đi liền với tự chịu trách nhiệm. Mọi cá nhân đều cần tự chịu

trách nhiệm với những quyết định tương

ứng với nghĩa vụ

và bổn phận của

mình. Tự chịu trách nhiệm trước những cam kết về học thuật, quản trị cũng như về tài chính. Chính vì thế, tự chủ thường cùng chiều với nâng cao chất lượng khi

những quyết định đưa ra đều cần phải được cân nhắc trước lợi ích và những hậu quả nhận được.

­ Về trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải trình là một trong các nghĩa vụ đi kèm với tự chịu trách nhiệm khi giải quyết một vấn đề nào đó. Trách nhiệm giải trình được hiểu là sự sẵn sàng cung cấp, giải thích, biện minh cho kết quả hành động của mình với các bên liên quan.

Trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là sự thừa nhận, chấp nhận trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thông tin, thuyết minh rõ các căn cứ, cơ sở khi đưa ra các quyết định, hành động trong khai thác, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính.

Trước những đòi hỏi cần nâng cao tự chủ trong các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, yêu cầu về trách nhiệm giải trình của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là cần thiết và quan trọng, đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính.

Trách nhiệm giải trình về tài chính được xem là nghĩa vụ của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ với các bên có liên quan đến tài chính và hoạt động bồi dưỡng. Bao gồm trách nhiệm giải trình của cá nhân đối với cấp quản lý trực tiếp, trách nhiệm giải trình trong nội bộ cơ sở bồi dưỡng cán bộ, trách nhiệm giải trình của cơ sở với bên ngoài, trách nhiệm giải trình của cơ sở đối với hệ thống quản lý.

Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ cần phải giải trình được các vấn đề về các nguồn thu, nội dung chi tiêu, kết quả đạt được trong phát triển và nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ không chỉ trước các cơ quan quản lý cấp trên mà còn

với công chúng. Bởi nguồn thu chủ yếu vẫn là từ thuế do người dân đóng góp chiếm tỷ lệ quan trọng)

­ Về công khai, minh bạch

NSNN (nguồn NSNN là từ

Công khai, minh bạch là việc công bố đầy đủ, chính xác kịp thời các thông tin liên quan đến hành động của mình. Công khai minh bạch trong quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ là trạng thái mọi thông tin có liên quan đến

hoạt động tài chính: hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính. Minh bạch trong quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ giúp cơ quan quản lý tài chính hiểu rõ hoạt động của cơ sở bồi dưỡng, có thể phân tích và đưa ra quyết định cuối cùng trong việc phân bổ NSNN. Đến lượt nó, công khai minh bạch sẽ tạo áp lực về hoạt động quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng để tạo ra kết quả tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ. Đây là một yêu cầu rất cơ bản cho công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, nhất là trong điều kiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang được triển khai rộng rãi và mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực.

Công khai, minh bạch phải được thực hiện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách, phải được triển khai từ các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, các cơ quan quản lý cấp trên, các Bộ và cơ quan chủ

quản. Mọi thông tin về

chính sách, chế

độ, quyết định, kết quả, chi phí thực

hiện… phải được công khai rộng rãi đảm bảo cho sự công bằng trong quá trình thực hiện của người ra quyết định và người thực thi quyết định.

1.2.1.5. Công cụ và phương pháp quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ

Các công cụ quản lý tài chính:

­ Một là, Công cụ pháp luật bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Đây luôn được coi là công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý xã hội nói chung và quản lý nguồn tài chính từ NSNN đầu tư/tài trợ cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ nói riêng. Thông qua hệ thống các văn bản pháp luật (như: Luật NSNN; Luật Phí và lệ phí; Luật Đầu tư công; các Luật thuế; quy định phân cấp trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong đầu tư phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ; quy định quy trình xây dựng kế hoạch, lập dự toán nguồn tài chính cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ…) nhà nước thực hiện điều chỉnh, định hướng sự phát triển ổn định các cơ sở bồi dưỡng cán bộ; tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa

vụ giữa các chủ thể, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội.

­ Hai là, Công cụ kế hoạch là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung như: chiến lược phát triển; quy hoạch phát triển; kế hoạch trung hạn (3 năm hoặc 5 năm); kế hoạch hàng năm; chương trình; dự án và kế hoạch ngân sách. Đây là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý tài chính, góp phần điều

phối hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ theo quỹ đạo và mục tiêu đã

định. Theo đó, việc đổi mới, hoàn thiện công tác kế hoạch là yêu cầu cấp thiết và phải được thực hiện thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, với những nguyên tắc, phương hướng cơ bản là: kết hợp kế hoạch với thị trường; chuyển từ kế hoạch cụ thể, trực tiếp sang kế hoạch định

hướng, gián tiếp; nâng cao chất lượng công tác lập kế cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

hoạch, đồng thời tăng

­ Ba là, Công cụ chính sách là một công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng để quản lý các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình hướng tới mục tiêu chung của sự phát triển KT ­ XH. Chức năng cơ bản của chính sách là tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực.

Các phương pháp quản lý tài chính:

­ Thứ nhất, Phương pháp tổ chức ­ hành chính là cách thức tác động trực tiếp của nhà nước thông qua quyết định dứt khoát, có tính bắt buộc lên các trường đại học công lập, nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể trong những tình huống nhất định. Phương pháp tổ chức ­ hành chính tác động vào các cơ sở bồi dưỡng cán bộ theo hai hướng: (i) tác động về mặt tổ chức và (ii) tác động điều chỉnh hành động (hành vi) của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Theo hướng tác động về mặt tổ chức, nhà nước xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung pháp luật,

hành lang pháp lý cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ

trong hoạt động. Sử

dụng

phương pháp hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế và nhà nước chỉ ra quyết định trên cơ sở bảo đảm đầy đủ về thông tin, tính toán đầy đủ đến các lợi ích và các khía cạnh có liên quan. Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp hành chính, phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, tránh lạm quyền, chủ quan duy ý chí, lợi ích nhóm.

­ Thứ hai, Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của nhà nước (dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn) lên các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, nhằm làm cho các cơ sở quan tâm tới hiệu quả của hoạt động. Từ đó, tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mà không cần có sự tác động thường xuyên của nhà nước bằng phương pháp hành chính, qua đó thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ đại học, trong đó cógóp phần nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế, nên tác động là rất nhạy bén và linh hoạt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động và của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Đây được xem là một phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính từ NSNN.

­ Thứ ba, Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con người thuộc đối tượng quản lý, nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong xu thế tiếp tục đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay, trong đó có các cơ sở bồi dưỡng cán bộ thì việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy quản lý của các cá nhân lãnh đạo, cũng như nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động thông qua các hội nghị, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng các đoàn thể quần chúng… là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

1.2.2 Nội dung quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ

1.2.2.1 Nội dung quản lý nguồn thu

Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các

cơ sở

bồi

dưỡng cán bộ đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo. Đồng thời, hoạt động của các cơ sở này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích chung cho xã hội. Do đó, hàng năm NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí toàn bộ hoặc cấp một phần để duy trì hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng. Đồng thời, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí, thu dịch vụ và các khoản thu khác theo Pháp luật quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp. Như vậy, nguồn thu của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được hình thành từ các nguồn khác nhau, theo đó nội dung quản lý nguồn thu cũng khác nhau.

Một là, Đối với nguồn NSNN cấp

Đây là nguồn thu mang tính truyền thống để thực hiện phần nhiệm vụ

chính trị, chuyên môn được giao và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ nguồn tài chính này bao gồm:

sở bồi dưỡng cán bộ. Cơ

cấu của

­ Kinh phí NSNN cấp bảo đảm hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, thực hiện đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ do NSNN bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự

nghiệp) và cơ động.

sở bồi dưỡng cán bộ do NSNN đảm bảo toàn bộ

chi phí hoạt

­ Kinh phí NSNN cấp bảo đảm các hoạt động không thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao. Nguồn kinh phí này được NSNN cấp cho tất cả các cơ sở bồi dưỡng cán bộ và tùy thuộc vào hoạt động không thường

xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ

Nhà nước giao cho từng cơ

sở hàng năm.

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho hoạt động không thường xuyên này bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí