Các Giai Đoạn Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Chuyên Ngành Thanh Tra Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải

Hai là, có căn cứ, lý do chính đáng: Chỉ áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành khi trong thực tế tồn tại những tình huống mà quy phạm pháp luật đã dự liệu trước để áp dụng cho những trường hợp đó. Không được tạo ra những tình huống giả để hợp thức hóa việc áp dụng quy phạm pháp luật nào đó. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng là vấn đề hết sức quan trọng, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải khẳng định được là quy phạm pháp luật đã chọn để áp dụng là hoàn toàn phù hợp cho trường hợp cụ thể đó mà không thể là quy phạm pháp luật khác.

Ba là, đúng, chính xác, công bằng: Đối với mỗi trường hợp cụ thể, các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phải luôn xác định được sự thật khách quan của mỗi vụ việc, đưa ra được những quyết định áp dụng pháp luật thực sự chính xác, công bằng, xử lý đúng người, đúng vi phạm nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội.

Bốn là, phù hợp với mục đích đề ra

Mỗi trường hợp áp dụng pháp luật đều phải có mục đích rò ràng. Xuất phát từ ý thức pháp luật của mình, những người trực tiếp áp dụng pháp luật tiến hành cụ thể hóa, cá biệt hóa mục đích của pháp luật cho trường hợp cụ thể cần áp dụng, thu thập, chuẩn bị những điều kiện để áp dụng và đưa ra những quyết định giải quyết từng bước hoặc cuối cùng đối với sự việc một cách tối ưu nhất. Thực tiễn cho thấy, không ít trường hợp, do mục đích, động cơ cá nhân hoặc những nguyên nhân khác mà người có thẩm quyền áp dụng pháp luật đã “cụ thể hóa” mục đích áp dụng pháp luật trái hẳn hoặc không đúng với mục đích xã hội mà nhà làm luật đề ra khi ban hành quy phạm pháp luật. Do vậy, cần có những hoạt động kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ quá trình áp dụng pháp luật đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh những người có hành vi cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích xã hội đề ra cho trường hợp đó.

Năm là, bảo đảm hiệu quả trong áp dụng pháp luật. Việc áp dụng pháp luật đòi hỏi phải đạt được mục đích đề ra đối với mỗi trường hợp một cách nhanh chóng, chính xác với những chi phí thấp cho nhà nước cũng như cho xã hội, nói cách khác, phải bảo đảm tính hiệu quả trong quá trình tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật. Hiệu quả ở đây là hiệu quả xã hội của áp dụng pháp luật, do đó khi áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, cần tính đến sự tác động của các quyết định áp dụng pháp luật tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của hoạt động này. Kịp thời xử lý vi phạm pháp luật về giao thông vận tải, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân

Sáu là, nguyên tắc nhanh chóng kịp thời.

Nhanh chóng, kịp thời và chính xác là một trong những yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nói riêng. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải, thì vấn đề xử lý nghiêm minh, kịp thời, triệt để, đúng người, đúng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải phải được trở thành phương châm thực hiện đối với các lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong thực tiễn. Đây thực chất là một nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính.

Kịp thời xử lý và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật là nhân tố vô cùng cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương và sự vững mạnh của pháp luật. Sử dụng nhuần nhuyễn giáo dục và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, điều hành xã hội bằng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước chính là chìa khóa để duy trì tính nghiêm minh của pháp luật một cách hiệu quả. Quán triệt nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có ngoại lệ, kiên quyết xóa bỏ hiện tượng bao che, ô dù; đấu tranh triệt

để với các loại tội phạm tham nhũng, hối lộ, các biểu hiện tha hóa, biến chất trong đội ngũ công chức nhà nước; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện kịp thời làm sáng tỏ và xử lý nhanh chóng. Để thực hiện tốt những nội dung đó, trước hết, cần phải xác định đúng người, đúng hành vi vi phạm; từ đó mới xử lý được kịp thời các hành vi vi phạm, phát huy được tính giáo dục và hạn chế các hành vi vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Chỉ khi kết hợp được các yếu tố đó thì việc đảm bảo áp dụng pháp luật mới được nâng cao và việc xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng mới thật sự phát huy hiệu quả và đạt được các mục tiêu giáo dục pháp luật, duy trì trật tự ổn định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Bên cạnh các nguyên tắc trên, khi áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực giao thông vận tải phải tuân thủ các nguyên tắc có tính kỹ thuật trong xử phạt được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo Điều 3, các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 5

- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định;

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần;

- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó;

- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do tính chất của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, nên các cơ quan quản lý nhà nước không áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1.2.4. Các giai đoạn của hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong chuyên ngành thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Cũng giống như áp dụng pháp luật trong mọi lĩnh vực khác, nhưng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải có những đặc thù riêng của nó, điều này cũng cần được làm rò khi nghiên cứu. Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra giao thông vận tải là một quy trình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố có sự tương tác lẫn nhau như con người, tổ chức, kỹ thuật, pháp lý. Dựa vào nội dung công việc cụ thể được thực hiện, khoa học và thực tiễn pháp lý, hoạt động này gồm 4 giai đoạn sau:

Thứ nhất: Phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải

Đây là giai đoạn khởi đầu của cả quy trình áp dụng pháp luật nên nó có

tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng đắn nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiện thực tế đó (tức là xem xét vụ việc vừa xảy ra có liên quan đến pháp luật hay không, có cần đến pháp luật để giải quyết hay không) [12, tr.234]. Nếu xác định bản chất pháp lý không chính xác thì toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật sẽ sai và gây ra hậu quả pháp lý và xã hội nhất định. Hơn nữa hoạt động thanh tra giao thông vận tải lại thường sảy ra trên hiện trường, ở những nơi công cộng, không có điều kiện nhưng những loại hình thanh tra khác, những vi phạm khá rò ràng, thường là những vi phạm rò, trừ một số trường hợp khó phát hiện, xác định. Ví dụ, theo quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi vi phạm trong lĩnh vực chỉ bị xử phạt khi thuộc 201 trường hợp đã được Nghị định quy định cụ thể [3], [4].

Nếu cần áp dụng pháp luật thì phải làm rò chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó hay điều chỉnh quan hệ đó, thực tiễn có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải lại thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan nhà nước. Ví dụ, theo quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ- CP, thông thường các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ đều có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử phạt (lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông), tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ có cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự mới có thẩm quyền xử phạt, như: Hành vi bấm còi hoặc gây ồn ào (điểm l khoản 1 Điều 8) hoặc có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt mức quy định (điểm b khoản 3 Điều 8)... Cũng như trong một số trường hợp khác, chỉ có thanh tra giao thông mới có thẩm quyền xử phạt như: Một số trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải cầu đường, vi phạm các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 16, điều 17)...

Tiếp theo, triển khai thực hiện cần chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ

thuật cũng như xác định về mặt thời gian, thời điểm tiến hành áp dụng pháp luật. Đồng thời với việc chuẩn bị về nội dụng cần xác định những thuận lợi, khó khăn hoặc những rủi ro có thể xảy ra cản trở quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Nhìn chung, việc áp dụng pháp luật phải hướng tới một sự thuận lợi, tiết kiệm về chi phí thời gian, sức lực, vật chất và đạt hiệu quả cao nhất cho các bên có liên quan. Do đó, giai đoạn đầu trong áp dụng pháp luật bao giờ cũng đòi hỏi cần phải chuẩn bị một phương án chi tiết, tỷ mỷ cả về nội dung, hình thức cũng như phương thức, lịch trình tiến hành. Về nguyên tắc, chỉ có khẳng định được là hoàn toàn có cơ sở và đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng pháp luật trên thực tế mới cho phép chuyển sang giai đoạn sau. Nếu thấy chưa đủ điều kiện, chưa hoặc không cần thiết phải tiếp tục áp dụng pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc chấm dứt việc áp dụng pháp luật. Ví dụ như trường hợp văn bản quy định đã có hiệu lực thi hành nhưng việc tổ chức các biển hiệu quy định tại một số vị trí chưa triển khai kịp thời hoặc trong một số trường hợp khác khi mới được triển khai thực hiện, khuất tầm nhìn; để đạt hiệu quả cao trong công tác kiểm tra xử lý cần tính đến thời gian, khu vực tuyến đường các phương tiện tập trung tham gia giao thông và chú ý tránh giờ cao điểm tại một số khu vực trung tâm Thành phố......

Để áp dụng pháp luật xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải cần phải làm rò các dấu hiệu, yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính: Mặt khách quan, khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của vi phạm hành chính (xem mục 1.1).

Thứ hai: Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật.

Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình áp dụng pháp luật vì nếu không đưa ra cơ sở pháp lý có sức thuyết phục, phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sau và đến kết quả của quá trình áp dụng. Ở đây cần

phải hiểu, có hai loại quy phạm pháp luật cùng có liên quan đến việc đưa ra quyết định áp dụng pháp luật, đó là quy phạm nội dung và quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục. Các quy phạm nội dung xác định nội dung cần áp dụng, điều chỉnh pháp luật. Về nguyên tắc, cần phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện, quan hệ cụ thể đó. Cần làm rò quy phạm pháp luật đó thuộc ngành luật nào sau đó phân tích, làm sáng tỏ nội dung của quy phạm đã lựa chọn để có thể hiểu được một cách đầy đủ các khía cạnh nhận thức về nội dung của quy phạm đó đối với quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Các quy phạm hình thức hay quy phạm thủ tục có nhiệm vụ qui định trình tự, thủ tục của quy trình áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn quy phạm pháp luật có thể xảy ra các khả năng như:

- Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu để làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng. Đây là điều rất thuận lợi cho các chủ thể có thẩm quyền, giúp họ có thể dễ dàng xác định được cơ sở pháp lý để sớm ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật. Trên thực tế việc xử lý này nếu không được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình quy định rất dễ xảy ra sai sót dẫn tới khiếu kiện dẫn tới phải đền bù thiệt hại và vi phạm kỷ luật trong thực thi công vụ.

- Có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng đưa ra cách giải quyết khác nhau. Đây là trường hợp xung đột quy phạm pháp luật trong áp dụng pháp luật. Thực tiễn pháp lý có các cách giải quyết đối với tình huống này bằng việc lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và lựa chọn quy phạm pháp luật được ban hành sau. Tuy vậy, cách giải quyết này cũng khó có thể thoả mãn trường hợp: Quy phạm pháp luật ban hành trước có giá trị pháp lý cao hơn nhưng lại không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Ngược lại quy phạm pháp luật ban hành sau có giá trị pháp lý thấp

nhưng lại phù hợp với thực tế. Vậy, ở đây sẽ áp dụng quy phạm pháp luật nào? Nếu áp dụng quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn thì không có hiệu quả thực tế vì không đủ điều kiện cho phép. Trong khi đó, việc áp dụng quy phạm pháp luật ban hành sau thì có hiệu quả bởi nó phù hợp với điều kiện thực tế nhưng lại vướng vì giá trị pháp lý thấp hơn quy phạm pháp luật ban hành trước. Cũng có ý kiến cho rằng cần làm thủ tục xem xét lại tính hợp lý, hợp pháp của cả hai văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật trên rồi mới tiến hành áp dụng pháp luật theo một văn bản nhất định. Hay nói cách khác là, cần giải quyết xung đột theo qui định về giá trị pháp lý (văn bản có giá trị cao hơn) với qui định thời gian ban hành (ban hành sau) giữa hai văn bản. Đây là một việc làm không hề đơn giản trên thực tế, bởi để kiểm tra, xử lý văn bản cần phải có thời gian và trải qua một qui trình thủ tục phức tạp. Chẳng hạn, việc sửa đổi các văn bản luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đương nhiên điều đó phải chờ khi đến kỳ họp Quốc hội mới tiến hành thực hiện được. Trong khi đó, thời hạn, thời hiệu của áp dụng pháp luật không cho phép kéo dài để chờ đợi.

Việc xung đột khi chọn quy phạm để áp dụng pháp luật là điều khó tránh khỏi. Xung đột có hai dạng là xung đột pháp luật nội và xung đột pháp luật ngoại. Xung đột pháp luật nội là sự khác biệt khi có hai hay nhiều quy phạm pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật đưa ra cách giải quyết khác nhau cho một quan hệ xã hội hoặc một sự kiện pháp lý thực tế. Xung đột pháp luật ngoại là sự khác biệt khi có các qui định pháp luật của hai hoặc nhiều hệ thống pháp luật có liên quan đưa ra cách thức giải quyết khác nhau về cùng một sự việc, một quan hệ. Tính phức tạp ở đây còn cao hơn bởi sự khác biệt có yếu tố nước ngoài và rộng hơn là giữa cả các nền văn hoá pháp lý. Đối với trường hợp này, cách thức xử lý trước hết dựa vào sự thoả thuận về khả năng lựa chọn qui định của một hệ thống pháp luật nằm trong các nước

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí