Tăng Cường Kiểm Tra Giám Sát Chặt Chẽ Trong Áp Dụng Pháp Luật Và Chấp Hành Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính là cần bảo đảm tính công khai của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Những văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được phổ biến rộng rãi, kịp thời trong nhân dân. Các cơ quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải biên tập nội dung những văn bản pháp luật cần thiết để phổ biến sao cho có hiệu quả thiết thực. Cần nâng cao hơn nữa vai trò của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thông tin địa chúng, các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở trung ương và địa phương: Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương v.v. có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong nhân dân. Thủ tướng Chính phủ đó ban hành quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 kèm theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó nêu từ mục tiêu, yêu cầu của chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật, đối tượng, nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật và vấn đề tổ chức thực hiện chương trình này.

3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ trong áp dụng pháp luật và chấp hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Trong xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng, công tác kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng và đó là phương tiện để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật; phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Kiểm tra cũng là hoạt động không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như trong việc thực hiện quyền hạn của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đây là việc cần tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức và biện

pháp đa dạng để tăng cường hiệu quả của hoạt động này. Sở dĩ như vậy là do xuất phát từ đặc điểm, đặc trưng của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và do nhiều cơ quan, nhiều người thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra các chủ thể quản lý vừa phát hiện được những đặc điểm tích cực, những điển hình tiên tiến, vừa phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong xử phạt vi phạm hành chính để từ đó tự mình hoặc chủ động kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, vừa cải tiến các biện pháp và phương pháp cũng như cách thức quản lý, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính. Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ là nhân tố quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng tùy tiện, quan liêu, bảo đảm cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính - một hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nhân dân có hiệu lực, hiệu quả thiết thực. Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định khá rò về vấn đề này, trong thời gian tới, chúng tôi thiết nghĩ đây cũng là nội dung cần chú trọng, bằng nhiều biện pháp đưa các quy định này vào cuộc sống nhằm tạo lập khung pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.

Trong hoạt động kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải, các đội thanh tra giao thông ở các quận, huyện, thị xã; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền ngành mình phụ trách; kiến nghị xử lý kỷ luật đối với các cá nhân có sai phạm trong khi xử phạt vi phạm hành chính thuộc quyền mình quản lý; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình vi phạm hành chính và việc xử phạt vi phạm trong tháng, quý, năm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

3.2.3.1. Đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Đây là một trong những việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao một bước hiệu lực, hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công chức tồn tại một số quan niệm phổ biến về việc xử lý vi phạm hành chính là:

Thứ nhất, trong ngành giao thông vận tải ở Hà Nội hiện nay, lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn tồn tại những nhận thức không đúng như xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ của Nhà nước nhằm trừng phạt nghiêm khắc người vi phạm, răn đe sự tái phạm và vi phạm pháp luật của người khác, là nguồn thu của Nhà nước; đồng thời, cũng là nguồn hỗ trợ kinh tế cho đội ngũ cán bộ thi hành công vụ và là nguồn kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho việc tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác xử phạt vi phạm hành chính mà chưa thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước, chưa thấy được những hậu quả to lớn về nhiều mặt do vi phạm hành chính gây ra; trong khi đó, những ”khoản thu” từ xử phạt vi phạm hành chính, thực tế chỉ là những giải pháp tài chính tạm thời nhằm duy trì trật tự quản lý nhà nước trong điều kiện bộ máy tổ chức và thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí.

Thứ hai, đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức không có thẩm quyền xử phạt thì coi việc xử phạt vi phạm hành chính như là một loại chế tài áp dụng đối với những vi phạm trật tự quản lý hành chính công, chủ yếu để áp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

dụng ngoài cuộc sống công cộng. Nếu bản thân công chức vi phạm thì cũng bị xử phạt như đối với mọi công dân bình thường khác mà chưa thấy được vai trò, trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của bản thân đội ngũ cán bộ, công chức; bởi đó chính là tấm gương cho toàn thể nhân dân noi theo nhằm bảo đảm và duy trì trật tự quản lý hành chính, môi trường quản lý hành chính lành mạnh, ổn định, một tiền đề cho hoạt động bình thường, có hiệu quả của bộ máy nhà nước và cho các hoạt động kinh tế phát triển.

Để đổi mới nhận thức, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành Giao thông vận tải Hà Nội, theo chúng tôi, trước mắt cần tiến hành một số vấn đề cơ bản sau đây:

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 14

Một là, ngành giao thông vận tải Hà Nội phải tích cực tổ chức học tập, nghiên cứu và quán triệt thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật để thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định đó trong sinh hoạt và công tác, phát huy tinh thần gương mẫu của đội ngũ công chức, phát huy tinh thần đảng viên trong việc đi đầu chấp hành các quy định của pháp luật. Trong trường hợp những đối tượng này vi phạm hành chính thì phải nghiêm chỉnh chấp hành việc xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm của mình.

Hai là, các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ, Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế và từng bước đẩy lùi tình trạng tai nạn giao thông, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực giao thông; hưởng ứng tích cực và có hiệu quả ”Năm an toàn giao thông quốc gia: Năm 2013”. Để góp phần thực hiện có hiệu quả năm an toàn giao thông quốc gia mà Chính phủ đó đề ra, chúng tôi thiết nghĩ ngành Giao thông vận tải Hà Nội cần thực hiện những nội dung chủ

yếu sau đây: Tiến hành rà soát, sắp xếp lại bộ máy, kiện toàn về tổ chức để bảo đảm thực hiện tốt thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của mình; tổ chức tập huấn chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm và đạo đức trong sáng, lành mạnh của người cán bộ, công chức phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và những người có liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc quyền quản lý của mình trong việc thực thi công vụ và việc tổ chức thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính để nhanh chóng chấn chỉnh và từng bước đưa công tác xử lý vi phạm hành chính vào nền nếp, có hiệu quả cao; kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vi phạm pháp luật, từng bước tạo lập kỷ luật nghiêm minh trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

Ba là, thường xuyên tổ chức học tập, phê bình và tự phê bình, tuyên truyền sâu, rộng các tấm gương điển hình trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, giáo dục tinh thần, thái độ và ý thức kỷ luật trong công tác xử lý vi phạm hành chính; phát động phong trào thi đua trong công tác phòng, chống vi phạm hành chính và kêu gọi sự hưởng ứng, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc giám sát, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm của cơ quan thanh tra ngành giao thông vận tải Hà Nội, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; từng bước kiện toàn đội ngũ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong sạch, vững mạnh.

3.2.3.2. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Để áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội phát huy hiệu quả cần thường xuyên tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và tránh độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Thực tế đó chứng tỏ rằng công tác giáo dục tinh thần kỷ luật và ý thức trách nhiệm công vụ nếu được quan tâm tiến hành thường xuyên thì hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính đạt hiệu quả cao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng có thẩm quyền xử phạt ngày càng được nâng cao, do tăng cường công tác tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên thì tình trạng vi phạm hoặc có thiếu sót, khiếm khuyết trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm càng giảm đi và số vụ việc khiếu nại, tố cáo cũng bớt nhiều, tác dụng giáo dục, răn đe được nâng cao rò rệt.

3.2.3.3. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân

Đây là một trong những biện pháp cần được xác định có tính chất cơ bản, thường xuyên, lâu dài và có hiệu quả to lớn như đã phân tích trên đây về vai trò, ý nghĩa quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý nhà nước. Đối với vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thì quan trọng là phải làm sao để nhân dân biết được một cách đầy đủ và đúng về nội dung của các quy định về xử phạt vi phạm hành chính để thực hiện. Công việc này cần làm có trọng tâm, trọng điểm về nội dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính rất rộng, phức tạp, chi tiết và cụ thể. Nếu tiến hành công tác phổ biến, giáo dục tràn lan, mang

tính phong trào, hình thức thì hiệu quả đạt được không như mong muốn; thậm chí nhiều khi còn phản tác dụng, dẫn đến tâm lý thờ ơ hoặc bối rối trước lượng thông tin mà họ được cung cấp. Thiết nghĩ, việc mở rộng các hình thức phổ biến, giáo dục đa dạng về pháp luật xử lý vi phạm hành chính là vấn đề có tính thực tiễn lớn. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về xử phạt hành chính thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật trên các phương tiện thông tin địa chúng và thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng cần có những biện pháp chỉ đạo chặt chẽ và sâu sát tới những vấn đề này để đạt hiệu quả trong công tác quản lý.

3.2.3.4. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về giao thông vận tải nói riêng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Hệ thống giao thông của Hà Nội, mặc dù được đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường song vẫn không đáp ứng được sự phát triển ”nóng” của sự gia tăng dân số và sự gia tăng các phương tiện giao thông. Hơn nữa, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân (đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên) còn thấp là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Để đấu tranh ngăn chặn, kiềm chế và từng bước đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật giao thông trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thì chính quyền thành phố phải xác lập được cơ chế và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền như lực lượng cảnh sát giao thông (thuộc Công an Thành phố), lực lượng thanh tra giao thông (thuộc Sở Giao thông vận tải), lực lượng thanh tra xây dựng (thuộc Sở Xây dựng), Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân quận,

huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn v.v trong việc phát hiện, xử lý kịp thời, có hiệu quả, nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Thiết nghĩ để phát huy hiệu quả của cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, chúng ta cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần xác định từ vị trí, vai trò của Sở Giao thông vận tải nói chung và thanh tra giao thông vận tải nói riêng là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo trong việc tham mưu, phối kết hợp với các sở, ban ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp quận, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm hành chính về giao thông vận tải.

- Thành phố cần khẩn trường rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thi hành pháp luật về giao thông nói chung và áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nói riêng trên địa bàn Hà Nội nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc triển khai thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính về giao thông vận tải bằng pháp luật.

- Thành phố cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế phối, kết hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính về giao thông vận tải nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về giao thông trên địa bàn Hà Nội.

- Cần quy định việc giao ban định kỳ hàng tuần (một tuần/1 lần) giữa các cơ quan chức năng để trao đổi, rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cho việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội nhằm đưa công tác này ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả hơn v.v.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí