Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 2

vệ người tố cáo, thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính.

- Hệ thống hóa, nghiên cứu so sánh và tham chiếu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- Những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính.

- Pháp luật về bảo vệ người tố cáo và thực tiễn bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới, pháp luật quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 2

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam.

- Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề thuộc đối tượng trên trong phạm vi sau:

- Về nội dung: Tố cáo mà Luận án tiếp cận là tố cáo theo quy định của pháp luật hành chính hay còn gọi là tố cáo hành chính, được phân biệt với tố cáo tư pháp, tố giác, tin báo tội phạm hay phản ánh, kiến nghị. Người tố cáo vì thế cũng là người tố cáo theo pháp luật hành chính, người tố cáo hành chính. Trên

cơ sở đó, Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo từ góc độ pháp luật hành chính. Song cũng nghiên cứu, tìm hiểu thêm các cơ chế, phương thức, biện pháp theo các ngành luật khác, trong các lĩnh vực khác có liên quan để có cái nhìn tổng thể về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

- Về chủ thể bảo vệ người tố cáo: không chỉ có các cơ quan chức năng mà còn bao gồm cả các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Về thời gian: Trọng tâm là từ khi Luật Tố cáo năm 2011 được ban hành đến nay. Tuy nhiên, có tìm hiểu, nghiên cứu thêm các giai đoạn trước đó để làm rõ những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án cần nghiên cứu.

- Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính tại Việt Nam, đồng thời có tìm hiểu ở mức độ nhất định kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, của quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

Các số liệu liên quan đến đề tài Luận án được tham khảo thống kê từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khảo sát, báo cáo chuyên đề của các đề tài nghiên cứu, các báo cáo tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và các báo cáo, tài liệu tổng kết, đánh giá của các cơ quan chức năng khác, các bài viết của các học giả trong và ngoài nước.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền tố cáo, quyền con người, quyền công dân, về giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo, về phát huy quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Luận án cũng đặc biệt chú trọng những phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó đảm bảo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến như: phân tích, lịch sử, thống kê, tổng hợp, so sánh, cấu trúc hệ thống... Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù khác, như: phương pháp thảo luận, trao đổi với chuyên gia, phương pháp tọa đàm, thảo luận hẹp, phương pháp hội thảo, phương pháp xử lý tình huống... nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của Luận án.

Đối với từng nội dung cụ thể của Luận án, để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

(1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tài liệu thứ cấp; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học; phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết của Luận án và những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 1 và Chương 2 của Luận án.

(2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua nắm tình hình thực tế; phỏng vấn, tiếp xúc trao đổi, tọa đàm với các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phương pháp xử lý tình huống; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê, tổng hợp để phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo và thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. Các phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở Chương 3 của Luận án.

(3) Phương pháp phân tích - dự báo khoa học và phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành và liên ngành luật học được áp dụng ở Chương 4 của Luận án nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong thời gian tới.

5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án

- Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tố cáo, người tố cáo, bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, xây dựng những định nghĩa

mới về tố cáo và về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở tiếp cận từ lý thuyết về quyền và bảo vệ quyền, với tư duy, quan niệm mới về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Nhất là, đã đề xuất cách tiếp cận mới về khái niệm bảo vệ người tố cáo dựa trên hai hướng: thứ nhất, là một quyền của người tố cáo - quyền tự thân, quyền con người của người tố cáo; và thứ hai, là một chế định của Luật hành chính; để trên cơ sở đó luận giải, làm rõ đặc điểm, nội dung, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

- Luận án đánh giá một cách khách quan, toàn diện và cụ thể về quá trình phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam; thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc nhấn mạnh những kết quả, những mặt đã làm được, Luận án đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ người tố cáo và việc thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong thời gian qua; nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, của những hạn chế, bất cập đó. Từ đó, cho thấy một bức tranh tổng thể về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam.

- Luận án đề xuất những giải pháp có tính phù hợp, khả thi, khoa học, cả về ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, trong đó, có những giải pháp mới mang tính đột phá về hoàn thiện pháp luật, về giải quyết tố cáo, về thực hiện bảo vệ người tố cáo.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

- Ý nghĩa lý luận: Luận án đã nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, xây dựng những khái niệm mới về tố cáo và về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. Đã đưa ra những gợi ý, ý tưởng mới trong quan niệm về tố cáo, tố cáo nặc danh và cách thức, thủ tục giải quyết tố cáo, xử lý tố cáo nặc danh; về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính và phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Luận án đặt cơ sở khoa học cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn đối với từng nội dung có liên quan đến bảo vệ người tố cáo, pháp luật và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

+ Luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ người tố cáo, về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

+ Luận án là tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ người tố cáo, cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cán bộ quản lý. Đây cũng là tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về pháp luật.

7. Cấu trúc của Luận án

Luận án được kết cấu gồm 04 chương sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề Luận án cần giải quyết

Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính

Chương 3: Thực trạng bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam

Chương 4: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu qủa bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam.

Luận án còn có phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài Luận án, Danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền con người, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tố cáo, quyền tố cáo và việc xử lý, giải quyết tố cáo

Ở Việt Nam, thời gian qua có nhiều tác giả, giáo trình, công trình nghiên cứu về quyền con người, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, về tố cáo, quyền tố cáo và việc xử lý, giải quyết tố cáo, dưới đây là một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án:

- Võ Khánh Vinh, chủ biên (2015), Quyền con người, Giáo trình sau đại học - Học viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 491 trang [158]. Qua Giáo trình này, tác giả Luận án nắm được khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm và bản chất của quyền con người; quyền con người trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý; quy chế pháp lý về quyền con người và quyền công dân; quốc tịch; cơ cấu quyền con người và quyền công dân; mối quan hệ giữa quyền con người và chính trị, đạo đức; quyền con người và Nhà nước pháp quyền. Cơ chế pháp lý quốc gia bảo vệ quyền con người: bảo vệ quyền con người bằng Tòa án; bảo vệ quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính; các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong trật tự nhà nước pháp quyền ở nước ngoài; bảo đảm quyền con người bằng các tổ chức xã hội tự quản trong các đơn vị dân cư truyền thống ở Việt Nam. Giáo trình còn giúp hiểu rõ những vấn đề có liên quan đến cơ chế pháp lý quốc tế bảo vệ quyền con người, như: quyền con người và sự phát triển của Luật quốc tế; chức năng giám sát của Liên hợp quốc trong lĩnh vực quyền con người; hợp tác khu vực về quyền con người; trách nhiệm đối với việc vi phạm quyền con người…Giáo trình không những trang bị một cách có hệ thống những tri thức lý luận về quyền con người mà còn cung

cấp cho tác giả Luận án phương pháp luận để tiếp cận và nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở lý thuyết về quyền và bảo vệ quyền.

- Võ Khánh Vinh, chủ biên (2011), Cơ chế đảm bảo và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 431 trang [157]. Cuốn sách đã nghiên cứu, đưa ra được nhận thức chung về cơ chế đảm bảo, bảo vệ quyền con người, các yếu tố tác động đến cơ chế đảm bảo, bảo vệ quyền con người; cơ chế bảo đảm, bảo vệ nhân quyền của Liên hợp quốc và của một số khu vực; cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong một số lĩnh vực cụ thể, cho những nhóm người cụ thể. Cuốn sách đã giúp tác giả Luận án hiểu thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, thấy được cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người không chỉ là cơ chế mang tính nhà nước mà còn bao gồm cả cơ chế mang tính xã hội (cơ chế xã hội). Những cơ chế này được cấu thành từ hai yếu tố chính là thể chế và thiết chế. Bảo đảm, bảo vệ quyền con người cũng được thực hiện hiện theo các cấp độ khác nhau, toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Ở nước ta, về mặt thể chế, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật về các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Về mặt thiết chế, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đã ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở nước ta đã phản ánh ý nguyện của các tầng lớp nhân dân về bảo đảm, bảo vệ quyền con người và phát huy vai trò giám sát việc thực hiện quyền con người của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, giúp cho Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dưới góc độ lý luận về quyền và bảo vệ quyền.

- Lê Tiến Hào - Nguyễn Quốc Hiệp (2012), Khiếu nại, tố cáo (KN, TC) và giải quyết KN, TC hành chính ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội [60]. Cuốn sách đã nghiên cứu, làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính ở nước ta hiện nay. Trong

đó, đi sâu luận giải quan niệm về tố cáo hành chính, thao tác hóa khái niệm tố cáo hành chính, xác định rõ: Tố cáo hành chính là việc công dân báo cho cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước biết hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó khi cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của công dân”. Trên cơ sở đó, cuốn sách phân tích, nêu rõ những điểm phân biệt tố cáo hành chính với khiếu nại hành chính; đặc điểm, vai trò của công tác giải quyết tố cáo hành chính. Cuốn sách cũng phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về tố cáo hành chính ở Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt đã chỉ ra những bước tiến, sự phát triển trong các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, cũng nêu lên những yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về tố cáo trong thời gian tới, mà một trong số đó là thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Có thể nói, những nội dung của cuốn sách về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính có ý nghĩa tham khảo rất bổ ích, thiết thực, giúp Luận án kế thừa và nghiên cứu, làm rõ những khía cạnh có liên quan đến vấn đề bảo vệ người tố cáo.

- Lê Bình Vọng (1998), Quyền KN, TC của công dân qua các Hiến pháp Việt Nam, Tạp chí Thanh tra số tháng 4/1998 [58]. Bài viết đã phân tích sự phát triển của quy định Hiến pháp về quyền KN, TC của công dân từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992, thông qua một số nhận định có tính khái quát sâu sắc, đó là: (1) Hiến pháp 1946 thiết lập một thể chế dân chủ - nền tảng cơ bản hình thành quyền KN, TC của công dân; (2) Quyền KN, TC của công dân chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp 1959; (3) Hiến pháp 1980 tiếp tục cụ thể hóa quyền KN, TC; (4) Hiến pháp năm 1992 hoàn thiện thêm một bước quyền KN, TC của công dân. Những nội dung của bài viết cung cấp cơ sở lý luận về quyền tố cáo, phục vụ quan trọng cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.

- Phạm Hồng Thái (2016), Một số vấn đề về KN, TC và pháp luật về KN, TC, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2024