chung. Sự thay đổi này, đã khắc phục được những bất cập trong phần thực trạng đã trình bày ở trên và hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của BHXH.
Dự thảo cũng bổ sung điều kiện về thời gian được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Theo đó, “Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 26 của Luật này mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ năm ngày đến mười ngày trong một năm”. Như đã nêu ở phần thực trạng, theo tác giả, việc bổ sung thêm điều kiện về thời gian này chỉ hạn chế phần nào tình trạng trục lợi quỹ BHXH chứ không xóa bỏ được hoàn toàn. Mặt khác, Dự thảo cũng không nói rò căn cứ để xác định tình trạng “sức khỏe yếu”. Trên thực tế, cũng chưa có hướng dẫn để làm rò khái niệm này và căn cứ để cho rằng NLĐ đi nghỉ dưỡng tập trung hay tại gia đình. Điều này dễ dẫn tới sự lạm dụng quỹ BHXH trong việc giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
* Về chế độ thai sản
Luật BHXH hiện hành nhìn chung đã có những quy định tích cực, vừa nâng cao quyền lợi thụ hưởng chế độ của NLĐ, khắc phục được sự lạm dụng chế độ này. Tuy nhiên trước những thay đổi của thực tế cuộc sống, những quy định này cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ trong những trường hợp đặc biệt cần được pháp luật bảo vệ. Trên quan điểm đó, Ban soạn thảo đã đưa ra những sửa đổi ban đầu về chế độ này. Về cơ bản, tác giả hoàn toàn đồng ý với những bổ sung của Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) về chế độ thai sản. Dự thảo Luật đã mở rộng điều kiện hưởng chế độ thai sản cho phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể: Dự thảo đã bổ sung thêm đối tượng là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản; bổ sung thêm đối tượng lao động nữ
đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và đã đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (khoản 3, Điều 31); quy định cụ thể hơn các đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi (khoản 4, Điều 31). Dự thảo cũng quy định linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con được điều chỉnh tăng phù hợp với quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng theo hướng đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới. Cụ thể: tăng thời gian nghỉ sinh con lên 6 tháng; thời gian nghỉ phụ thuộc vào phương thức sinh của người vợ; linh hoạt hơn về mức hưởng đối với người được thụ hưởng khi người mẹ chết sau khi sinh.
Mức hưởng chế độ thai sản cũng được quy định cụ thể hơn với từng trường hợp tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Dự thảo đã bổ sung thêm quy định về cách tính mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp NLĐ khi đi khám thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai mà đóng BHXH chưa đủ 06 tháng. Theo đó, trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Dự thảo lần này đã điều chỉnh điều kiện về thời gian nghỉ tối thiểu của thời hạn nghỉ sinh con để lao động nữ có nhu cầu đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo hướng đảm bảo tốt hơn sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh. Quy định tăng thời gian người mẹ có nhu cầu đi làm sớm cần phải nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng. Việc điều chỉnh này là hợp lý đáp ứng tốt hơn việc chăm sóc trẻ mới sinh cũng như sức khỏe của các bà mẹ khi sinh con, như mục đích tốt đẹp của Nhà nước ta đối với vấn đề này.
Những thay đổi tích cực của Dự thảo Luật BHXH (ngày 3/8/2014) đã giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH trong thời gian qua. Tuy nhiên, để Luật thực sự đi vào cuộc sống của NLĐ, các nhà làm Luật cần có các quy định rò hơn về chế độ trợ cấp một lần khi sinh cho trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH. Vì, với điều kiện về quản lý nhân khẩu và lao động hiện hành thì trong thực tế không thể xác định được người mẹ có tham gia BHXH hay không mà chỉ căn cứ vào đơn và xác nhận nên chắc chắn sẽ bị lạm dụng và không kiểm soát được khi cả cha, mẹ đóng BHXH tại các đơn vị khác nhau, thậm chí tại các địa phương khác nhau cũng đề nghị hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
* Về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Vi Phạm Và Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội .
- Những Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Những Yêu Cầu Đặt Ra Cho Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Từ khi Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực thi hành, với những quy định cụ thể về chế độ TNLĐ, BNN, đối tượng được thụ hưởng hai chế độ này đã tăng lên đáng kể. Mức hưởng chế độ cũng được cải thiện rò rệt. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với thực tiễn, hai chế độ này cũng cần được xem xét, điều chỉnh đảm bảo sự đồng bộ tương đối với các chế độ khác. Chính vì vậy mà tác giả đồng tình với việc sửa đổi một số quy định về chế độ TNLĐ, BNN của Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014). Theo đó, điều kiện hưởng chế độ TNLĐ được quy định chi tiết và rò ràng hơn so với quy định hiện hành tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện. Dự thảo đã cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 43 các trường hợp bị tai nạn; bổ sung quy định các trường hợp cần loại trừ (khoản 2 Điều 43); các quy định nêu trên được thể hiện rò và thuận lợi trong tổ chức thực hiện.
Thời điểm hưởng trợ cấp cũng được quy định chặt chẽ và đầy đủ hơn. Cụ thể: trường hợp NLĐ không điều trị nội trú và trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp là “ từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa” (khoản 1 Điều 48); bổ
sung Điều 49 về điều chỉnh trợ cấp TNLĐ-BNN. Đây là một nội dung mới so với quy định của Luật hiện hành mặc dù trong tổ chức thực hiện đã được điều chỉnh cùng với lương hưu trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc luật hóa nội dung này là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Quy định về phương thức cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình đã hợp lý hơn như nêu cụ thể phương thức cấp các phương tiện này cho đối tượng thụ hưởng. Dự thảo quy định cấp bằng tiền để người bị TNLĐ – BNN trực tiếp mua, định mức số tiền được chi trả sẽ do Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội quy định. Đây là một trong những sửa đổi phù hợp với thực tế, tạo chủ động cho NLĐ.
* Chế độ hưu trí
Như tác giả đã trình bày tại chương 1, chế độ hưu trí là chế độ quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống các chế độ BHXH. Do vậy, ngay từ khi Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm, vấn đề này đã được các Đại biểu Quốc hội thảo luận rất sôi nổi, với nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Điều đó cho thấy, Luật BHXH hiện hành tuy đã phát huy được những hiệu quả ban đầu, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều vướng mắc, bất cập. Dưới đây là những quan điểm của tác giả về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật BHXH được trình bày trong Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014).
Về mức hưởng hưu hàng tháng, Dự thảo Luật (ngày 03/8/2014) đã đưa ra hai phương án:
“Điều 57. Mức lương hưu hàng tháng Phương án 1 – theo ý kiến của Chính phủ
1. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 63 của Luật này tương ứng với
15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương bình hưu hàng tháng của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này, từ năm 2018 được điều chỉnh như sau: số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm; và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Phương án 2: (hướng tới mục tiêu nâng cao bình đẳng giới)
1. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 63 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 63 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội của lao động nữ và 20 năm đóng bảo hiểm xã hội của lao động nam. Sau đó, cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 56 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.”
Việc thực hiện điều chỉnh như phương án 1 trong thực tiễn sẽ ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của người nghỉ hưu trong khi tuổi nghỉ hưu không được điều chỉnh tăng lên. Do vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của người nghỉ hưu
sau khi điều chỉnh sẽ giảm hơn so với hiện hành Điều này sẽ dẫn tới việc mức lương hưu hàng tháng không đủ để đảm bảo chi trả trong sinh hoạt hàng hàng ngày của một bộ phận lớn người lao động. Chúng tôi nhất trí với phương án 2 mà Dự thảo Luật (ngày 03/8/2014) đưa ra, mức lương hưu sẽ vẫn giữ nguyên đến hết năm 2017 và chỉ điều chỉnh từ năm 2018 trở đi. Đặc biệt, đối tượng được điều chỉnh chỉ là lao động nam, trong khi mức hưởng đối với lao động nữ giữ nguyên như cũ. Điều này thực sự hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong pháp luật BHXH. Trong bối cảnh dân số Việt Nam đang đứng trước nguy cơ già hoá, tuổi nghỉ hưu không được điều chỉnh tăng (nữ tối đa là 55 tuổi, nam tối đa là 60 tuổi) việc thực hiện điều chỉnh mức hưởng hưu trí theo phương án 2 sẽ kéo dần độ chênh lệch trong lương hưu hàng tháng giữa nam và nữ mà không gây nên nhiều xáo trộn cho tâm lý và mức sống của NLĐ.
Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần, chúng tôi đồng ý với phương án 1 mà Dự thảo ngày 03/8/2014 đưa ra. Tại Điều 63, Điều 64 quy định đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tức là từ 01/7/2015 như dự kiến trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là bình quân toàn bộ thời gian đóng như NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các nhóm lao động làm việc trong và ngoài khu vực Nhà nước tham gia BHXH, đảm bảo tính bền vững của hệ thống bảo hiểm hưu trí trong dài hạn và không làm giảm mức hưởng lương hưu của NLĐ thuộc khu vực công, tác giả tán thành thời điểm áp dụng quy định này là từ năm 2018. Theo đó, tính từ năm 2018 thì sau tối thiểu 20 năm đóng BHXH, NLĐ có thể nghỉ hưu vào năm 2038 mới hưởng mức lương hưu theo cách tính này. Như vậy, đồng thời với nhiều giải pháp đặt ra nhằm bảo toàn, cân đối quỹ BHXH, thay
đổi cách tính mức hưởng lương hưu được thực hiện đồng bộ với nhau, mức lương hưu của NLĐ sẽ không bị suy giảm.
Về bảo hiểm xã hội một lần, tác giả cho rằng cần cân nhắc việc bổ sung quy định “Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, sơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế mà có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần” (điểm c, khoản 1, Điều 61 Dự thảo Luật BHXH ngày 03/8/2014). Trước đây, thực hiện theo Điều lệ BHXH (Điều 28), trường hợp NLĐ nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng trợ cấp một lần. Qua thực tế triển khai, quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng đến quyền được hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ, do vậy, Luật BHXH đã bãi bỏ quy định này. Đến nay, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) lại đưa chế độ này vào, tuy có giới hạn về điều kiện hưởng. Ban soạn thảo cần dự tính đến những bất cập, rủi ro khi điều luật này được Quốc hội thông qua. Việc sửa đổi Luật BHXH lần này nhằm mục đích bảo toàn, cân đối quỹ BHXH, hướng tới đảm bảo ASXH trên diện rộng cho NLĐ. Với quy định này, tình trạng lách luật, hợp lý hoá hồ sơ để hưởng chế độ BHXH một lần sẽ tái diễn. Như vậy, hiệu quả của việc sửa đổi Luật sẽ không đạt được mục đích như mong đợi.
Mức hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức hưởng tối thiểu vẫn giữ nguyên như cũ cho những năm đóng trước năm 2014, từ năm 2014 trở đi, mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 2,0 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Việc điều chỉnh mức hưởng theo Dự thảo là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh tăng mức đóng BHXH hiện nay (hàng tháng, NLĐ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; NSDLĐ đóng 18% vào các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, riêng đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục
vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí thì do NSDLĐ đóng BHXH toàn bộ 1% vào quỹ TNLĐ, BNN và 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất ).
Về điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, theo quy định hiện hành, việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH đang có sự phân biệt và không bình đẳng giữa các đối tượng tham gia BHXH ở 2 khu vực nhà nước và ngoài nhà nước. Mặt khác, với việc bỏ quy định mức lương tối thiểu chung từ 01/05/2013 thì việc thay đổi, bổ sung quy định của Luật hiện hành là cần thiết.
Theo tinh thần của Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) thì NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tham gia BHXH trước ngày 01/07/2015 thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH vẫn được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí như quy định hiện hành. Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 trở đi thì tiền lương tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ như đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.
Tác giả cũng đồng ý với việc điều chỉnh này của Dự thảo (ngày 03/8/2014). Quy định mới này của Dự thảo đã giải quyết bất hợp lý trong thực hiện chính sách BHXH đối với NLĐ giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng giữa những người tham gia BHXH, tạo sự đồng bộ với cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần, đồng thời đảm bảo được nguyên tắc đóng hưởng và góp phần cân đối quỹ BHXH. Trên thực tế, nội dung sửa đổi này cũng đã nhận được rất nhiều sự đồng thuận của các Đại biểu Quốc hội, như ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà, Ủy viên Ủy ban Về các