Một Số Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Bảo Vệ Người Lao Động Trong Lĩnh Vực Việc Làm, Tiền Lương Từ Thực Tiễn Tại Thành Phố Đà Nẵng

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Phát triển kinh tế để tạo việc làm

Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải quyết nhiều việc làm như: dệt, may mặc, da giày, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu... đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, công nghệ phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng... triển khai xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm trong chương trình đầu tư phát triển công nghiệp để đưa vào khai thác. Chú trọng giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động .

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán...để thu hút đầu tư vào ngành thương mại- dịch vụ; xúc tiến triển khai các dự án phát triển du lịch - dịch vụ, trong chương trình tập trung phát triển kích cầu du lịch và các cụm dịch vụ, mà được coi là thế mạnh của thành phố, tạo ra nhiều việc làm ổn định cho người lao động.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, đẩy mạnh chế biến thuỷ sản xuất khẩu, phát triển khai thác hải sản, đánh bắt xa bờ, đầu tư các dịch vụ hỗ trợ nghề cá, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp, xây dựng và hình thành các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng trung tâm thương mại thuỷ sản, trung tâm đào tạo lao động nghề cá...nhằm hỗ trợ phát triển thuỷ sản. Phát triển nông nghiệp sạch, hình thành vùng trồng rau quả sạch tại khu

vực phía nam của thành phố, phân vùng trồng cây cảnh, phát triển chăn nuôi công nghiệp, khu giết mổ tập trung, hình thành trung tâm mua bán hàng nông sản, đầu tư khoa học công nghệ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản; khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đề ra các chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ đá Non nước... đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến ngư... giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng việc làm đối với nông dân, ngư dân nằm trong các vùng di dời giải tỏa.

Trong 5 năm (2010-2015): Cơ cấu lao động vào 2015 là: công nghiệp - xây dựng: 40%, thương mại - dịch vụ: 46%, thuỷ sản - nông lâm: 14%

Ngành công nghiệp - xây dựng: Tạo việc làm cho 50.000 lao động, bình quân mỗi năm 10.000.

Ngành thương mại - dịch vụ: Tạo việc làm cho 56.000 lao động, bình quân mỗi năm 11.000.

Ngành thuỷ sản - nông lâm: Tạo việc làm cho 24.000 lao động, bình quân mỗi năm 4.800 [43].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Những thành quả đạt được về kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2010- 2015 là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. Trên cơ sở xác định vị trí chiến lược của thành phố và vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, cùng với năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, thành phố phấn đấu thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới là: Tốc độ tăng GDP bình quân 13,5 – 14,5%/năm, đến năm 2015 GDP gấp 1,9 lần so với năm 2010. Đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế một cách sâu sắc, đến năm 2015 cơ cấu GDP sẽ là: 54,2% dịch vụ, 43,8% công nghiệp và xây dựng và 2,0% nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong 5 năm tới cần phấn đấu tăng tốc độ GDP bình quân của các nhóm ngành như: dịch vụ 16 – 17%, công nghiệp –

xây dưng 8,5 – 9,5% và nông nghiệp 1,5 – 2,5%. Đây là cơ hội để tăng chỗ làm mới, mở rộng thị trường nhu cầu lao động, giải quyết nhu cầu việc làm thiết yếu cho người lao động [13].

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo phương pháp dự báo dân số và lực lượng lao động cho giai đoạn 2011 – 2015), kết quả dự báo dân số đến năm 2015 là thành phố có hơn 1.124.600 người và lực lượng lao động có hơn 562.000 người, chiếm 49,98% so với dân số (năm 2010 lực lượng lao động chiếm 49,14% dân số). Đây là nguồn cung lao động đảm bảo tương đối cho sự cân đối cung cầu lao động trên địa bàn thành phố [43].

Theo kết quả giải quyết việc làm 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho 161.486 lao động (bình quân mỗi năm đã giải quyết được

32.297 lao động/năm); trong khi đó, lao động làm việc trong nền kinh tế qua các năm tăng lên hàng năm, bình quân tăng khỏa 14.702 lao động/năm. Như vậy, số lao động được giải quyết việc làm so với chỗ làm mới tăng thêm gấp 2,19 lần (có nghĩa là có khoảng hơn 17.000 lao động/năm được giải quyết việc làm thay thế hoặc hoán đổi).

Theo dự báo lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 trên cơ sở dự báo lực lượng lao động và tỷ lệ thất nghiệp thì lao động tăng thêm trong nền kinh tế 5 năm tới là 98.251 lao động. Đồng thời với nền kinh tế phát triển ổn định, công việc làm ổn định, cơ chế tiền lương ổn định và thực thi pháp luật lao động ngày càng nghiêm túc hơn thì hoán đổi vị trí làm sẽ hạn chế hơn, công việc của người lao động ổn định hơn. Do vậy, dự báo trong 05 năm tới, số lao động được giải quyết việc làm dự kiến khoản 1,7 lần so với lao động đang làm việc tăng thêm trong nền kinh tế (nhỏ hơn giai đoạn trước 0,49 lần) [43].

Với 2 yếu tố trên, dự báo khả năng giải quyết việc làm cho người lao

động giai đoạn 2011 – 2015 là khoảng 167.000 – 167.500 lao động. Con số này phù hợp với mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố đề ra là: Giải quyết việc làm bình quân cho 33.000 - 34.000 lao động/năm.

Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Theo số liệu thống kê của trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố, năm 2011 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18% lực lượng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật chiếm 9%, trung cấp chiếm 5% và 68% lực lượng lao động khác [6].

Biểu đồ 3 1 Số liệu trình độ đại học cao đẳng trung cấp Nguồn Cục 1

Biểu đồ 3.1. Số liệu trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp

Nguồn : Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

Qua con số thống kê có thể thấy, lực lượng lao động thành phố được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố cũng như cả ở khu vực miền Trung. Hiện nay, toàn thành phố có 24 trường đại học và cao đẳng, 19 trường trung học chuyên nghiệp và 59 trung tâm dạy nghề. Đại học Đà Nẵng là đại học đa ngành và đa cấp có quy mô lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ở khu vực miền

Trung Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.


Nguồn Cục thống kê thành phố Đà Nẵng Biểu đồ 3 2 Số lượng sinh viên 2

Nguồn : Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

Biểu đồ 3.2. Số lượng sinh viên tốt nghiệp tại Đà Nẵng

Bên cạnh đó, công tác thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cũng luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm, chú trọng. Các cấp, ban, ngành đã triển khai thành công chính sách thu hút nhân tài của thành phố, mà cụ thể là Quyết định 47/2008/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án hỗ trợ đào tạo bậc đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố và Quyết định 17/2010/QĐ-UBND về việc tiếp nhận, bố trí và chính sách ưu đãi đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Tính đến tháng 7 năm 2011, Đà Nẵng đã tiếp nhận được 844 người, trong đó có 10 tiến sỹ, 144 thạc sỹ. Ngoài ra, còn lượng lớn cán bộ được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài theo Đề án 393 của thành phố và đối tượng đào tạo lãnh đạo, quản lý cho các chức danh chủ chốt tại phường, xã theo Đề án 89 [40].

Căn cứ kết quả của 3 nhóm dự báo trên, có thể xác định mục tiêu và giải pháp của Đề án về giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2015, cụ thể như sau:

Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố. Mục tiêu tổng quát là đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế của thành phố nhanh và bền vững.

Giai đoạn 2012 - 2015 giải quyết việc làm cho 132.000 - 136.000 lao động; bình quân giải quyết việc làm 33.500 lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,15% [31].

Xác định nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và lực lượng lao động hiện có, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất phải do cán bộ ở từng bộ phận đảm nhiệm để thăm dò ý kiến của người lao động. Doanh nghiệp phải tiến hành in mẫu, xác định nhu cầu đào tạo trong toàn doanh nghiệp và đưa cho từng cá nhân lao động điền để người sử dụng lao động nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác. Xác định mục tiêu cần đào tạo đề xuất báo cáo lãnh đạo thành phố để có hướng tập trung đào tạo cho phù hợp. Sau khi xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, cán bộ Phòng Tổ chức – Hành chính cần soạn thảo lịch học cụ thể trong đó ghi rõ: Đối tượng học, thời gian học, nội dung khoá đào tạo, số tiết học, địa điểm học, giáo viên giảng dạy… và liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo và các Trường đào tạo nghề để tiến hành hợp tác đào tạo. Xác định quỹ đào tạo và phát triển: Lợi nhuận hàng năm thu được, doanh nghiệp trích một phần nhỏ lợi nhuận để lập Quỹ đầu tư phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo nguồn nhân lực. Sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, mỗi doanh nghiệp luôn phải tối ưu hoá mọi quyết định đầu tư của mình, trong đó có cả đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Để đầu tư đào tạo nguồn nhân lực thành

công, doanh nghiệp cần có những chiến lược, triết lý riêng, phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp chỉ có thể có được nếu doanh nghiệp có sự khác biệt về chiến lược đầu tư và phát triển kinh doanh.

3.2.3. Nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về hợp đồng lao động

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng lao động để người lao động hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc giao kết hợp đồng lao động. Chẳng hạn, về vấn đề mà người lao động quan tâm hàng đầu là tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, bảo hiểm...Đối với người lao động thuộc các cơ quan Nhà nước thì việc này ít phức tạp, nhưng với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, để có một buổi nói chuyện, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách có liên quan không dễ bởi các chủ doanh nghiệp ít quan tâm, ít ủng hộ.

Cần đầu tư tổng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 15 - 16%/năm. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của thành phố; tăng trưởng kinh tế sẽ tạo chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách thuận lợi hơn. Phát huy cơ chế dân chủ; cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch và trách nhiệm cao; đồng thời rút ngắn một cách tối đa thời gian chi phí để thực hiện một dịch vụ công hoặc thực hiện các quy định của nhà nước;

Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại - là những hướng đột phá của thành phố tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Tạo ra nhiều chỗ làm mới và làm chuyển hướng về cơ cấu lao động theo hướng tích cực;

Có kế hoạch khảo sát nguồn nhân lực hiện tại, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo lộ trình và có cơ chế đầu tư tài chính phù hợp cho sự phát triển

lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng; Tiếp tục có những cơ chế, chính sách mới về tài chính; đầu tư ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Qua nhiều lần triển khai thực hiện, kinh nghiệm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất của Đà Nẵng hiện nay là in các tờ gấp, tờ rơi để chuyển đến tận tay người lao động. Mặt khác, Liên đoàn Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về quản lý lao động luôn chủ động xây dựng mối quan hệ với các chủ doanh nghiệp các nhà đầu tư, để tranh thủ sự ủng hộ của họ tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền trong công nhân. Cùng với đó, thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (gần nơi công nhân sống, thành lập tổ công nhân tự quản thu hút công nhân vào sinh hoạt...), có lồng ghép nội dung văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao với tuyên truyền chủ trương, đường lối, các văn bản, chính sách mới. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về lao động.

Thực tiễn ở Đà Nẵng cho thấy công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau thời gian làm việc, phải luôn lo lắng về các vấn đề như: đời sống gia đình, nơi ăn ở, chăm lo cho con cái ăn học...nên thường không có thời gian đến dự các buổi nói chuyện, các buổi sinh hoạt do công đoàn tổ chức. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho họ, công đoàn thường tổ chức vào các ngày nghỉ, mời họ đến và có kèm theo quà gặp mặt để động viên, thu hút người lao động tham gia.

3.2.4. Tăng cường công tác quản lí nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng

Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, không chỉ để kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm trong việc thực hiện

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí