Một Số Chỉ Số Phản Ánh Chất Lượng Giải Quyết Việc Làm Cho Người Lao Động Ở Hà Nội Những Năm Qua.


vực này. Năm 2007, 8 trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập lại theo Nghị định 19/2005/NĐ-CP đã tư vấn việc làm, học nghề cho 67,6 nghìn lượt người; giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động cho 19,7 nghìn người; dạy nghề cho 10,6 nghìn người, thông tin về thị trường lao động cho gần 83 nghìn lượt người. 8 doanh nghiệp được cấp giấy phép giới thiệu việc làm đã tư vấn việc làm, học nghề cho 4,5 nghìn người; giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động 1,5 nghìn người; dạy nghề cho hơn 4 nghìn người; thông tin về thị trường lao động cho 7,5 nghìn người. Bên cạnh những kết quả nêu trên, các trung tâm giới thiệu việc làm còn những hạn chế sau:

- Năng lực hoạt động của một số trung tâm còn hạn chế, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu và bất cập. Kiến thức và kỹ năng tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm còn chưa cao.

- Một số trung tâm chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ chính là hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm mà tập trung nhiều đến hoạt động dạy nghề để tạo nguồn thu. Nhiệm vụ thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động chưa được các trung tâm quan tâm, đặc biệt còn thiếu sự gắn kết giữa các trung tâm trong lĩnh vực trao đổi, cung cấp thông tin về lao động – việc làm trên địa bàn.

Đối với hệ thống của doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, theo qui định của Luật Doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký hoạt động rất nhiều lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực giơi thiệu việc làm) trong khi không có đủ điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng qui định của Nhà nước về hoạt động giới thiệu việc làm, tuy chưa được cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm theo qui định nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, còn một số doanh nghiệp lợi dụng việc cung ứng lao động, giới thiệu việc làm để ―cò mồi‖, lừa đảo, môi giới trong hoạt động giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động gây bức xúc trong nhân dân và khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về lao động của địa phương


2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Hà Nội

Trong đề án phát triển thị trường lao động, Hà Nội đặt ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 90.000 người, trong đó 20% được giải quyết bằng xuất khẩu lao động. xuất khẩu lao động được xác định là một đầu ra quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm. Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 70 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động của cả trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, lao động Hà Nội tham gia không đáng kể vào thị trường này. Hay nói cách khác, vấn đề hiện nay là, người Hà Nội chưa thật sự mặn mà với xuất khẩu lao động. Có thể lý giải hiện tượng này như sau:

Ở khu vực nội thành, đa số người lao động chỉ muốn đến những thị trường có mức thu nhập cao, công việc nhàn hạ. Ở vùng ven đô, người lao động an phận bằng cách sử dụng số tiền được đền bù khi giải phóng mặt bằng, buôn bán nhì nhằng đủ đảm bảo cuộc sống. Riêng tại Sóc Sơn và một số địa phương của Ðông Anh, nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động nhưng không có vốn, lực bất tòng tâm. Bởi vậy, mỗi khi có đơn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Hà Nội lại chạy đôn, chạy đáo đi tìm nguồn lao động ở các tỉnh khác.

Mặt khác, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Trung ương đóng trên Hà Nội thì ngại tuyển lao động Hà Nội, bởi đây là lực lượng trong quá trình làm việc thường phát sinh nhiều vấn đề nhất. Nhất là tính kỷ luật trong lao động, ý thức cộng đồng. phải có những quyết sách đưa xuất khẩu lao động trở thành một hướng đi cơ bản góp phần làm giảm áp lực việc làm hiện nay.

Ðể có bước đột phá, trong thời gian qua Thành phố đã triển khai gắn trách nhiệm của chính quyền xã, phường với công tác xuất khẩu lao động. Chuẩn bị nguồn đáp ứng xuất khẩu lao động sang các thị trường mới, đồng thời rút ngắn thời gian làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, thành phố đã quan tâm mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động, tuyên truyền tới người dân về chương trình xuất khẩu lao động. Điển hình, trường Cao đẳng công


nghiệp Hà Nội, đã thành lập bộ phận giới thiệu việc làm và đào tạo lao động xuất khẩu. Nhà trường đã nâng cấp, xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu, với năng lực đào tạo 100 người/tháng. Nhà trường đã đào tạo gần 1.000 lao động để cung cấp cho các công ty xuất khẩu lao động. Học sinh đăng ký đi làm việc ở nước ngoài ngay sau khi hoàn thành đào tạo, doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ cần hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và bồi dưỡng tay nghề trước khi đi. Ðây có lẽ là một hướng đi để tạo nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng trên địa bàn ngành lao động đang triển khai mở rộng.

Thành phố cũng đã đề ra những chính sách cho vay vốn, hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo ngoại ngữ, tay nghề, để mọi người có thể tham gia xuất khẩu lao động. Cùng với việc chỉ đạo các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động chủ động hội nhập tìm kiếm thị trường và đối tác mới, Cục Quản lý lao động ngoài nước xúc tiến nhiều hoạt động nhằm tăng thị phần lao động Việt Nam ở các thị trường hiện có và hướng đến các thị trường ở châu Phi, Trung Ðông, Bắc Âu, Bắc Mỹ trong năm 2008.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chuyên nghiệp hoá các doanh nghiệp xuất khẩu lao động địa phương và đưa thông tin về các cơ hội việc làm đến lao động nông thôn, đặc biệt là những vùng mất đất. Bởi nhiều người cho rằng, không phải thiếu người, hay người lao động không mặn mà với xuất khẩu lao động, mà là chưa có chính sách nhằm tạo ra cơ hội cho lực lượng lao động nông thôn tiếp cận thông tin.

2.2.4 Một số chỉ số phản ánh chất lượng giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội những năm qua.

- Hiệu quả sử dụng lao động kỹ thuật

Hiệu quả sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tại Hà Nội chưa cao. Điều này được biểu hiện trước hết ở việc sử dụng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê Hà nội, hiện nay trên toàn thành phố có 56 trường đại học và cao đẳng và 112 viện nghiên cứu. Hàng năm các trường, các viện này đào tạo hàng vạn sinh viên, hàng trăm thạc sĩ,


tiến sĩ. Như vậy về số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, kể cả những cán bộ đầu đàn trong nhiều lĩnh vực, Hà Nội không thiếu và hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng và thu hút lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao vào công cuộc kiến thiết Thủ đô trong thời gian qua còn nhiều thiếu sót và hạn chế do chưa có cơ chế và chính sách rõ ràng.

Hà Nội chưa thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hoạt động thực tiễn, các tổ chức kinh tế xã hội với các cơ quan nghiên cứu (các trường đại học, các viện nghiên cứu) đóng trên địa bàn Thủ đô. Không ít những trường hợp các tổ chức kinh tế xã hội làm công tác chỉ đạo thực tiễn tự mình nghiên cứu các đề tài khoa học. Việc xâm nhập của các cơ quan nghiên cứu khoa học vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, việc xã hội hóa các sản phẩm khoa học còn có nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các tổ chức nghiên cứu và tổ chức kinh tế xã hội với nhau trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phần lớn còn mang tính chất quen biết cá nhân, chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý và thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng các đề tài nghiên cứu. Tình trạng này đã và đang hạn chế việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chứng tỏ hiệu quả sử dụng lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao. Bên cạnh đó, do tác động của thị trường và chính sách tiền lương chưa đủ khuyến khích mạnh cán bộ khoa học kỹ thuật, một bộ phận lớn các cán bộ này không có điều kiện tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực chuyên sâu của mình mà phải luôn luôn tìm cách đối phó với cuộc sống khó khăn hàng ngày. Tất cả tình hình đó đã dẫn đến sự lãng phí một cách nghiêm trọng ―chất xám‖ trong thời kỳ vừa qua.

Tại Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hiện chưa có cơ chế gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức đào tạo với các tổ chức sử dụng cán bộ được đào tạo. Sinh viên ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên môn được đào tạo là hiện tượng phổ biến. Đây là một sự lãng phí nghiêm trọng cả về nhân lực và tài lực của xã hội.

- Hiệu suất sử dụng thời gian lao động.


Trong thời gian qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ đã làm cho số lượng việc làm tăng thêm và thời gian làm việc trong một ngày, một tháng, một năm tăng lên, bình quân một lao động Hà Nội làm việc 227 ngày, với tỷ suất sử dụng thời gian khoảng 72%.

Xét theo loại hình tổ chức sản xuất thì lao động của các hộ sản xuất kinh doanh có số ngày làm việc bình quân năm lớn nhất - 338 ngày (như vậy họ phải làm việc quanh năm), tiếp đến là lao động công ty trách nhiệm hữu hạn với số ngày làm việc là 286 ngày, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 275 ngày. Người lao động ở các quận nội thành có hiệu suất sử dụng thời gian lao động cao hơn các huyện ngoại thành, ví dụ: ở quận Hai Bà Trưng là 83,47%, quận Thanh Xuân là 72,61%, trong khi đó ở các huyện ngoại thành chỉ đạt 65-66%.

- Năng suất lao động.


Năng suất lao động cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác giải quyết việc làm. Năm 2006, tổng giá trị sản phẩm nội địa trên địa bàn Hà Nội là 38.088 tỷ đồng (tính theo giá năm 1994). GDP bình quân đầu người của Hà Nội là 28,6 triệu đồng.

Nếu so sánh với thành phố Hồ Chí Minh, các chỉ tiêu về GDP; GDP/người; tốc độ tăng GDP; giá trị sản xuất công nghiệp, nông -lâm thủy sản của Hà Nội đều kém hơn. Điều này phản ánh năng suất lao động ở Hà Nội kém hơn. Bảng sau sẽ cho những số liệu để chúng ta hình dung về năng suất lao động ở Hà Nội hiện nay.


Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu cả nước và một số thành phố năm 2006

[10, tr.35]


Đơn vị

tính

Toàn

quốc


Hà Nội

Thành

phố HCM


Dân số trung bình

1000

người


84108,1


3283,6


6424,5

Tổng sản phẩm nội địa (giá năm

1994)


Tỷ đồng


425088


38088


99672

Tốc độ tăng GDP

%

8,2

11,5

12,2

GDP/ người (giá hiện hành)

Triệu đồng

11,6

28,6

30,5

Giá trị sản xuất công nghiệp trên

địa bàn (giá năm 1994)


Tỷ đồng


490819


48472


132217

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy

sản (giá năm 1994)


Tỷ đồng


190121


1052


2666

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 9

Những đánh giá khái quát trên đây về vấn đề giải quyết việc làm tại Hà Nội qua mấy năm gần đây cho thấy bên cạnh những tiến bộ về nhiều mặt đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, còn không ít khó khăn, trở ngại và thách thức. Đây cũng là cơ sở để khẳng định sự cần thiết phải có một chiến lược phát triển với một hệ thống các cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm ổn định quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và lực lượng lao động cho những năm tới.‌

2.3 Dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm tại Hà Nội trong những năm tới.

2.3.1 Dự báo chất lượng nguồn nhân lực

Việc dự báo chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động dưới góc độ giải quyết việc làm nói riêng và đáp ứng được những yêu cầu trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói chung phải căn cứ vào những yêu cầu khách quan đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực - lực lượng lao động, vào thực trạng chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực - lực lượng lao động thời


điểm hiện tại cũng như vào các khả năng và hướng phát triển của ngành giáo dục - đào tạo thành phố.

Một trong những mục tiêu chiến lược phát triển Hà nội đã được khẳng định là xây dựng Thủ đô thành một thành phố công nghiệp, hiện đại, văn minh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước. Để đạt được mục tiêu phát triển này, Hà nội cần có một đội ngũ lao động với trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn - kỹ thuật, có tay nghề thành thạo, có tiềm năng phát triển, có phẩm chất lao động tốt, gắn liền với một đội ngũ trí thức đủ năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, áp dụng các công nghệ hiện đại.

Nguồn nhân lực với chất lượng cao phải xuất phát từ dân số với những chỉ tiêu về kiến thức, tuổi thọ và thu nhập tiên tiến. Nói cách khác, chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) của Hà nội phải đạt ở mức cao hơn so với các địa phương khác trong nước và không được tụt hậu so với các nước đang phát triển và phát triển trong khu vực và thế giới. Dự báo đến năm 2010, chỉ số HDI của Hà nội sẽ đạt mức 0,75.

Hà nội là nơi tập trung nhiều trường trung cấp kỹ thuật, các trường và trung tâm dạy nghề quốc lập cũng như dân lập. Do vậy, tỷ lệ người lao động Hà nội đã qua đào tạo khá lớn, lực lượng lao động nói chung có trình độ chuyên môn cao. Số ngành nghề đào tạo hệ chính quy của lực lượng công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên ở Hà nội khoảng trên 60 ngành nghề để phục vụ cho nhu cầu nhân lực của các ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Thủ đô. Hệ thống các trường trung cấp kỹ thuật, dạy nghề tại Hà nội khá ổn định và đang có chiều hướng phát triển.

Tính đến tháng 7 năm 2006, Hà Nội là thành phố có chất lượng lao động qua đào tạo cao nhất cả nước với 55,11% lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT, 46,5 % lao động đã qua đào tạo, bình quân tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 2,9% năm. Bằng những giải pháp toàn diện nhằm phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật của ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô, dự báo đến năm 2010 Hà nội sẽ có khoảng 60 % người lao động được qua đào tạo, năm 2015 sẽ có ít nhất 75% người lao


động được đào tạo. Các lao động được đào tạo sẽ phải hội tụ đủ kiến thức về khoa học và công nghệ tiên tiến, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật, có đầy đủ sức khỏe, ... để đáp ứng được những yêu cầu là động lực của phát triển kinh tế - xã hội

trong giai đoạn mới.

Hà Nội là trung tâm khoa học - kỹ thuật lớn mạnh nhất của cả nước, tại đây tập trung nhiều Viện nghiên cứu đầu ngành, nhiều trường đại học, cao đẳng, nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ quốc gia và quốc tế. Hàng năm, lực lượng lao động Hà nội lại được bổ sung thêm một số lượng đáng kể những người có trình độ đại học và trên đại học. Trong những năm tới, số lao động kỹ thuật và lao động chất xám tại Hà nội sẽ ngày càng tăng lên cả do đào tạo trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động và cán bộ khoa học - kỹ thuật này có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà nội nói riêng và quá trình hưng thịnh đất nước nói chung. Dự báo chất lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân của Hà Nội đến năm 2015 chia theo trình độ chuyên môn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.18: Dự báo lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân chia theo trình độ chuyên môn năm 2015


Tỷ lệ %

Lao động làm việc trong các ngành KTQD

100

Lao động đã qua đào tạo nghề

75

Trong đó: 1. CĐ, ĐH

23

2. THCN

23

3. CNKT

29

Lao động chưa qua đào tạo nghề

25

Như vậy cơ cấu chất lượng của đội ngũ lao động theo trình độ chuyên môn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới (theo tính toán của các chuyên gia, cơ cấu lao động hợp lý cho Việt nam giai đoạn này là 1 ĐH - 5 THCN - 10 CNKT hoặc 1 ĐH - 4 THCN - 14 CNKT). Đây là

một thách thức lớn đặt ra cho công tác giáo dục - đào tạo nghề và hướng nghiệp tại Hà Nội.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí