Thường Xuyên Tổ Chức Tư Vấn, Đối Thoại Giữa Các Bên Liên Quan, Đặc Biệt Là Giữa Người Lao Động Với Doanh Nghiệp

pháp luật lao động mà việc kiểm tra, thanh tra còn có tác dụng phòng ngừa các hành vi vi phạm. Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì yêu cầu trước hết phải có một đội ngũ thanh tra có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp luật vững chắc. Việc nâng cao năng lực của thanh tra lao động càng trở nên cần thiết hơn khi lực lượng lao động và số doanh nghiệp tại thành phố ngày càng tăng, trong khi số lượng thanh tra lao động luôn hạn chế. Chính vì vậy, cần phải xây dựng đội ngũ này sao cho họ có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm của mình.

Cần xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa các cấp Liên đoàn Lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về quản lý lao động của thành phố Đà Nẵng với người lao động. Mặt khác, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đặc biệt là người sử dụng lao động để xây dựng các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần (như có phòng đọc sách, báo, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao...). Đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tại các khu công nghiệp tập trung, đề nghị xây dựng "Góc bảo hộ lao động" (ở đó có trang bị sách, báo, ti vi, các dụng cụ thể dục thể thao hoặc sân chơi thể thao ...) để người lao động giải trí trong giờ giải lao, sau giờ ăn...

Cần tăng cường các hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sân chơi cho công nhân sau những ngày lao động vất vả. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn cần tổ chức các buổi dã ngoại, sinh hoạt ngoài trời cho công nhân. Đặc biệt, thời gian qua, vào các dịp lễ kỷ niệm, công đoàn đều phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức họp mặt, tặng quà, tổ chức các trò chơi, hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục thể thao hoặc tổ chức các hội thi, qua đó người lao động có điều kiện để phát huy sáng kiến, khả năng, năng khiếu của mình, nâng cao đời sống tinh thần, đồng thời hiểu hơn về pháp luật an toàn lao động.

Thông qua đó, các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, ngày nghỉ, hỗ trợ tiền tàu xe về quê ăn tết, thăm tặng quà, chữa trị bệnh....được người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ, hoặc phối hợp với tổ chức công đoàn để thực hiện. Về phía người lao động, có sự quan tâm đó họ càng yên tâm làm việc, đóng góp vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm được việc này, các cấp Liên đoàn Lao động thành phố cần chủ động một bước trong khâu phát triển, củng cố tổ chức công đoàn cơ sở và xây dựng, nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn tại các doanh nghiệp. Có như vậy ít xảy ra đình công, nếu có thì tính chất cũng đơn giản, không căng thẳng và nhanh chóng được giải quyết.

Cần xây dựng hoặc hỗ trợ kinh phí thuê chỗ ở cho công nhân ngày càng nhiều hơn nữa (ví dụ ủng hộ bằng việc xây dựng ký túc xá, phòng trọ cho công nhân ở hoặc hỗ trợ từ 100.000 đồng- 150.000 đồng/tháng/công nhân để thuê phòng trọ); xây dựng Chương trình "mái ấm công đoàn" đề xuất các cấp công đoàn xây dựng nhà cho các đối tượng người lao động khó khăn về nhà ở; tham mưu tiến hành thực hiện Đề án xây dựng nhà chung cư cho người có thu nhập thấp (đối tượng là công nhân nghèo).

3.2.5. Thường xuyên tổ chức tư vấn, đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa người lao động với doanh nghiệp

Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở Đà Nẵng cần tích cực tham gia với các cơ quan hữu quan, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm phát triển và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Doanh nghiệp với đại diện của họ và người lao động trong doanh nghiệp cần có ý thức tìm hiểu về nhau, thay đổi cách nhìn, thái độ với bên kia. Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để người lao động thành lập tổ chức đại diện tạo cơ hội thời gian để gặp gỡ trao đổi với người lao động hay đại diện của họ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của họ…

Ngoài ra, thông qua các hoạt động của mình, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng làm sao phải ngày càng gần gũi và được người lao động tin tưởng tìm đến. Và chính điều đó đã giúp Liên đoàn Lao động tìm hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trên cơ sở đó có căn cứ để đàm phán, yêu cầu người sử dụng lao động quan tâm, đáp ứng, giúp người lao động yên tâm làm việc, nâng cao năng suất cho đơn vị và thu nhập của cá nhân người lao động.

Chăm lo cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, không ai khác là công đoàn phải gần gũi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để tháo gỡ khó khăn cho họ. Đồng thời phải giúp họ nâng cao nhận thức để thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Cần chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn phải thực sự làm vai trò trọng trách là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phối hợp với người sử dụng lao động làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân lao động; đẩy mạnh thực hiện việc thương lượng, ký kết thỏa ước

lao động tập thể; theo tôi định kỳ 03 tháng một lần, tổ chức găp tại doanh nghiệp theo quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

măṭ, đối thoại

Không đợi người lao động tìm đến mỗi khi đã xảy ra tranh chấp lao động, không đợi những lá đơn cầu cứu gửi đến, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng nên chủ động có kế hoạch, chương trình triển khai đến với người lao động bằng việc tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp. Đây là cách làm hay, nội dung tư vấn, đối thoại xoay quanh về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như hợp đồng lao động, chế độ thôi việc, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, giải quyết tranh chấp lao động…Hằng năm nên tổ chức ít nhất là 2 đến 3 buổi/1 năm đối thoại tư

Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - 11

vấn pháp luật hoặc trợ giúp pháp lí cho công nhân lao động. Thông qua các buổi đối thoại, công nhân lao động sẽ hiểu được các chế độ, chính sách cơ bản và biết cách bảo vệ mình trong mối quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

3.2.6. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động sàn giao dịch việc làm

Triển khai Kế hoạch số 10868/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc tiếp tục triển khai đề án tuyên truyền phố biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp

giai đoạn 2013-2016, Sở Lao đông Thương binh và Xã hội duy trì ngày hội tư

vấn tuyển sinh học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, nhân rộng các mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm và bao tiêu sản phẩm cho lao động nông thôn, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:

- Tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới

cho người lao đông.

- Phát triển nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm.

- Nâng cao hiệu quả các dịch vụ việc làm và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động; năng lực công tác dịch vụ việc làm; có đủ năng lực và điều kiện tư vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm. Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phiên chợ việc làm định kỳ; tiến tới tổ chức sàn giao

dịch định kỳ mỗi tuần 1 lần, tổ chức hôi chợ di động ít nhất 3 lần/năm; giải

quyết việc làm tại chợ việc làm cho ít nhất 20 - 25% tổng số lao động được giải quyết việc làm.

- Phát huy vai trò của Trung tâm giới thiệu việc làm; gắn kết, phối hợp cung cấp thông tin, dự báo cung - cầu lao động tại các doanh nghiệp, để có giải pháp cho công tác giải quyết việc làm của thành phố, tổ chức thông tin

tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trường lao động.

3.2.7. Đẩy mạnh đào tạo nghề

Hiện nay thành phố Đà Nẵng có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động. Có thể thấy, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 1.576 ha, hiện nay thu hút trên 350 dự án trong và ngoài nước tại các khu công nghiệp [31]. Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng tính đến nay là 10.042 doanh nghiệp. Có gần 494.617 lao động, lao động tăng thêm 19.882 người, tỷ lệ thất nghiệp 4,45% [31].

Dân số thành phố Đà Nẵng hiện nay là 989.330 người (tính đến tháng 12/2012) trong đó lực lượng lao động chiếm 515.018 người lao động có việc làm 489.681 người [7].

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vào các doanh nghiệp phản ánh trình độ người lao động ở Đà Nẵng còn chưa đồng đều, nhiều hạn chế về tay nghề. Đây là rào cản không chỉ trong việc đẩy mạnh, thu hút các nhà đầu tư vào Đà Nẵng, vì vậy việc đào tạo nghề cho người lao động là vấn đề rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

Trên lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, các ngành đã tham mưu thành phố ban hành nhiều đề án, chương trình liên kết giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là chương trình thành phố “3 có”, các ngành được giao thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động, để thực hiện đề án này hàng loạt các đề án nhánh được ban hành như quyết định ban hành chính sách hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm; đề án đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm; đề án tổ chức hội chợ việc làm định kỳ được tổ chức hàng năm và đã trở thành sàn giao dịch hàng tháng, góp phần giải quyết việc

làm hàng năm hơn 30 ngàn lao động; đề án tổ chức hoạt động hệ thống thông tin thị trường lao động được triển khai nhằm ghi chép thông tin cung, cầu của người lao động và người sử dụng lao động từ các địa phương, doanh nghiệp..; đề án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả. Triển khai thực hiện Đề án xã hội hoá hoạt động dạy nghề đến các Trường đào tạo kỹ thuật - kinh tế Đà Nẵng thành những trường dạy nghề chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí tại các cơ sở dạy nghề tập trung cho đối tượng là con liệt sỹ, con thương binh, gia đình diện chính sách, có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc hộ nghèo, dân tộc ít người, lao động thuộc diện chỉnh trang đô thị, nông dân không còn đất sản xuất. Hàng năm trên địa bàn thành phố đã đào tạo miễn phí cho hơn 3 ngàn lao động; thông qua chương trình xuất khẩu lao động đã đưa hơn 7 ngàn lao động đi làm việc tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.... các thành phần kinh tế của thành phố tham gia và giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố xuống còn 4,75% [17].

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội (tháng 8/2012), Bà Nguyễn Thị Thanh Hưng – Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội đã báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2012 và nêu lên một số vấn đề nổi cộm, đặc trưng của thành phố hiện nay là tình hình lao động nhập cư chiếm gần 42% tổng số lao động tại thành phố Đà Nẵng, nhất là trong các khu công nghiệp. Phần lớn trong số họ có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, chỉ có khoảng 29% có chứng chỉ nghề, nên cần phải có chính sách đào tạo lại cho các đối tượng lao động nhập cư . Qua buổi làm việc Đoàn đã đánh giá cao tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động trên địa bàn

thành phố giai đoạn 2010 – 2012. Nhất là trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, công tác an sinh xã hội, thành phố đã có nhiều chính sách đột phá, đi đầu, giữ vững được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước.

Mặc dù đào tạo nghề phát triển giúp cho Đà Nẵng giải quyết được hàng chục nghìn công việc làm mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước, góp phần chuyển dịch số lượng lao động lớn ở lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Với mục tiêu cụ thể của ngành Thương binh – Lao động và Xã hội Đà Nẵng trong năm tới là: tập trung giải quyết việc làm cho 3,2-3,4 vạn lao động/ năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,0% [43]. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 35 ngàn lao động; đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 51%. Đặc biệt đối với lao động chất lượng cao trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng ngày cần nhiều nên dẫn đến hiện tượng “cung” chưa đáp ứng “cầu”. Hiện nay một số doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất cần tuyển thêm hàng trăm lao động kỹ thuật, nhưng rất khó tuyển theo đúng nhu cầu hoặc việc đào tạo nghề chưa cung cấp đủ cho các doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác đào tạo chưa bắt kịp với sự phát triển của các doanh nghiệp. Tỷ lệ đào tạo lao động được đào tạo dài hạn, trung cấp, cao đẳng nghề hàng năm ở địa phương chiếm khoảng hơn 15% tổng số lao động được đào tạo; trong khi đó lực lượng lao động đào tạo ngắn hạn, chuyển giao công nghệ lại chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến trình độ kỹ năng chuyên sâu của phần lớn lao động chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp. Hiện nay tâm lý một số người trong độ tuổi lao động

trẻ lại thích theo học đại học, điều này chứng tỏ muốn là “thầy”, trong khi đó

các doanh nghiệp cần “thợ” nhiều hơn. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo nghề không tuyển học sinh theo chỉ tiêu, dẫn đến đào tạo mất cân đối ngành nghề….

Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận và đào tạo lao động phổ thông thuộc đối tượng là lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự gắn với giải quyết việc làm cho họ sau thời gian học nghề tại doanh nghiệp. Tổ chức việc kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề theo địa chỉ, phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Tập trung giải quyết việc làm cho 3,2-3,4 vạn lao động/ năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,0%. bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 35 ngàn lao động; đến năm 2015, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 51% [43].

3.2.8. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm

- Củng cố hoạt động các Trung tâm dịch vụ việc làm, chú trọng hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động tại các trung tâm. Tổ chức thu thập thông tin về lao động chưa có việc làm, nhu cầu tìm việc làm, chỗ việc làm trống, thông tin về xuất khẩu lao động, nhu cầu học nghề, lao động mất việc do di dời chỉnh trang đô thị... để giải quyết tốt hơn mối quan hệ về cung cầu lao động của thành phố. Giai đoạn 2010-2015, dự kiến thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm cho 92.000 lượt người lao động, (18.000 lượt lao động/năm). Trong đó, số có việc làm đạt trên 11.500 lao động.

- Định kỳ tổ chức hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm, tuyển dụng, thông qua đó đáp ứng nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp, giúp người lao động tìm được việc làm, định hướng học nghề, thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động thành phố. Từ nay đến năm 2010, tổ chức 3 lần hội chợ việc làm; phấn đấu qua mỗi lần hội chợ, hỗ trợ cho khoảng

3.000 lao động tìm được việc làm, hỗ trợ cho khoảng 2.000 lao động đăng ký học nghề. Bên cạnh nguồn kinh phí Trung ương bố trí, thành phố dành nguồn

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí