Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Gắn Với Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động

các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ bằng các giải pháp cho thuê, giao, bán, khoán

- Đẩy mạnh hình thức huy động vốn qua tín dụng ngân hàng. Về lâu dài, đây sẽ và phải trở thành nguồn vốn chủ yếu cho CNH, HĐH nói riêng, và cho phát triển kinh tế nói chung. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn này, cần nhanh chóng khắc phục những bất cập trong hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay. Đó là sự chưa hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tín dụng (nguồn tín dụng dài hạn còn ít), thủ tục vay còn phức tạp (còn quá coi trọng điều kiện thế chấp)

- Khai thác mạnh nguồn vốn từ trong dân. Dân Nghệ An còn nghèo, vốn tích lũy từ mỗi người tuy còn ít, nhưng theo qui luật số đông, với gần 3 triệu người, hơn 1 triệu hộ gia đình thì con số huy động chắc chắn sẽ không nhỏ.

- Huy động vốn từ các dự án đầu tư nước ngoài và người Nghệ An từ nước ngoài, tỉnh ngoài. Phải thấy rằng, Nghệ An có nhiều điều kiện để huy động vốn từ bên ngoài mà tỉnh chưa quảng bá tốt nên s ố dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Mặc dù hiện nay tỉnh đã có quy hoạch phát triển 6 khu công nghiệp, trong đó 3 khu đã được Chính phủ phê duyệt (Bắc Vinh, Hoàng Mai, Nam Cấm) và thu hút 22 dự án với số vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng. Trong thời gian tới, tỉnh phải gấp rút hoàn thiện quy hoạch để 3 khu công nghiệp còn lại (Cửa Lò, Cửa Hội và Phủ Quỳ) đi vào hoạt động. Tuy nhiên, để kêu gọi vốn đầu tư, một mặt tỉnh phải quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư vào tỉnh; mặt khác phải dỡ bỏ các rào cản, nhất là tư tưởng bảo thủ, trì trệ ngay trong đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên (chỉ coi trọng doanh nghiệp nhà nước và ủng hộ đầu tư cho khu vực này).

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm cho người lao động

Đại hội Đảng lần thứ VIII cho rằng “nguồn lực con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững”. Lý thuyết và thực tiễn chứng minh rằng, năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào đất đai, công nghệ, mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn lao động. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh điều đó, nếu trình độ học vấn của chủ hộ là phổ thông cơ sở thì năng suất lao động đã tăng lên 7%, nhưng nếu trì nh độ của họ trên PTCS thì năng suất tăng lên 11%. Như vậy, có cơ hội học tập là có cơ sở để người nông dân lĩnh hội những kiến thức của chương trình khuyến nông một cách thuận lợi hơn, do đó họ sẽ dễ dàng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

Hiện nay, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn có chuyên môn kỹ thuật quá thấp (chỉ hơn 10%). Nguyên nhân là Nghệ An luôn thiếu lực lượng lao động bổ sung có trình độ. Do vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo một cách toàn diện là định hướng phát triển cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An hiện nay. Mục tiêu từ 2001- 2010 của tỉnh là tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng 30% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 80% trong độ tuổi PTCS, thu hút 10 - 15% học sinh tốt nghiệp THCS, 20 - 30% học sinh tốt nghiệp PTTH vào đào tạo dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, 10 - 12% đậu vào đại học và cao đẳng. Để đạt được mục tiêu trên Nghệ An chú ý tới các mặt sau:

- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo.

Đối tượng cần được đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn rất đa dạng, các hình thức đào tạo phổ biến có thể áp dụng là: đào tạo tập trung

cả khoá. Ngoài hình thức học tập trung theo trường lớp, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông đến hộ nông dân trên cơ sở mở rộng hình thức đào tạo tại các trung tâm hướng nghiệp. Những kiến thức cần phổ biến là: tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất, gồm công nghệ chế biến bảo quản nông sản, sử dụng và bảo quản các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, cách sử dụng phân bón hoá học an toànViệc phổ biến kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công có thể tổ chức ngay tại các trang trại chăn nuôi, trên đồng ruộng, tại nhà máy. Hình thức nên đơn giản, dễ hiểu và tốn ít thời gian nhất. Cần sử dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như mạng lưới truyền thông công cộng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Trong nông thôn có nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy nhu cầu đào tạo cũng rất khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể từng đối tượng. Đặc điểm đó đòi hỏi chương trì nh và nội dung đào tạo phải phù hợp mới mang lại hiệu quả cao, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Cụ thể: đối với lực lượng lao động trẻ cần chú trọng đào tạo nghề mới, nghề cần trình độ cao, tạo giá trị gia tăng lớn (như các nghề mây tre đan xuất khẩu, chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến đá mỹ nghệ…, đồng thời đào tạo lao động cho các nghề mới như: sửa chữa cơ khí, sửa chữa tàu thuyền đánh cá vận tải, sửa và bảo quản máy nông nghiệp); đối với lực lượng lao động đã có tuổi nên bồi dưỡng, nâng cao tay nghề để duy trì và phát triển ngành nghề hiện tại (như đào tạo kỹ thuật canh tác, kỹ thuật làm vườn và chăn nuôi để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tiếp đến là tăng cường đào tạo nghề phục vụ chế biến ở nông thôn như: chế biến mía đường, cà phê, chè); đối với lao động quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức về quản lý

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 12

kinh tế và quản trị kinh doanh để tăng cường khả năng liên kết giữa nông dân với nhà nước, các doanh nghiệp và các nhà khoa học

Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với tạo việc làm. Ở góc độ ngành lao động - xã hội, phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm là chủ trương lớn và quan trọng, có tầm chiến lược cả trước mắt và lâu dài. Nội dung chí nh của chiến lược này là phải tiến hành song song hai nhiệm vụ: xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao và toàn dụng lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới trong tỉnh, cả ở thành phố và nông thôn.

- Cần phát triển các trung tâm dịch vụ đào tạo và hỗ trợ phát triển nông thôn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ hình thành một loại hình cơ bản là các điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc các trung tâm dạy nghề đơn lẻ, tách rời giữa học với hành. Do đó, trong thời gian tới cần phát triển mạnh và nhân rộng loại hình trung tâm dịch vụ, đào tạo và hỗ trợ phát triển nông thôn, hoạt động trên nhiều lĩ nh vực như tí n dụng, thương mại, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu việc làm, bồi dưỡng kiến thức quản lý và khả năng tiếp thị, tư vấn luật phápTrên phạm vi tỉ nh, cần có các trung tâm đủ mạnh để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Nói tóm lại, việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An phải đáp ứng các yêu cầu:

- Bảo đảm chất lượng đào tạo toàn diện, gồm chuyên môn, khả năng tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới, ý thức và phương pháp làm việc, sức khỏe.

- Chất lượng đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với việc nâng cao dân trí, không thể có công tác đào tạo nhân lực tốt nếu không ý thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục nâng cao trình độ học vấn của người lao động.

- Công tác đào tạo nhân lực nông thôn phải gắn liền với phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vừa chú trọng đào tạo hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cho các ngành sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, vừa chú trọng đào tạo đội ngũ lao động cho các ngành nghề phi nông nghiệp và cả đội ngũ lao động quản lý và hành chính. Nhân tố con người là một nhân tố quyết định của mọi nhân tố. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong công cuộc CNH, HĐH đòi hỏi Nghệ An phải có sự nhìn nhận thực tế và cập nhật.

3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn

Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ là biện pháp quan trọng, tạo động lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Khoa học- công nghệ không chỉ làm tăng sức sản xuất, tạo giá trị gia tăng cho nông sản phẩm, mà còn góp phần chủ yếu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tại Nghệ An, trong những năm tới, hướng phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ nên cụ thể là:

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học.

Đây là yêu cầu hàng đầu cần được thực hiện khẩn trương với mức đầu tư tối đa có thể, bởi nó có tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc áp dụng công nghệ sinh học là mũi nhọn khoa học công nghệ ưu tiên đối với phát triển nông thôn thời kỳ CNH, HĐH để phát huy tiềm năng sinh học đa dạng, phong phú. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến theo hướng CNH, HĐH bao quát tất cả các ngành sản xuất và chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản theo yêu cầu tăng cao nhất giá trị sử dụng và ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Trước mắt Nghệ An cần tập trung thực hiện một số hướng cơ bản sau:

+ Tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi tốt từ nguồn gen có sẵn trong nước nghiên cứu và cải tạo để có những giống mới với nhiều đặc tính di truyền tốt. Đồng thời, nhập giống mới về cây trồng, vật nuôi trong khu vực phù hợp với điều kiện Nghệ An. Trong những năm trước mắt, cần tổ chức và thực hiện tốt chương trình giống quốc gia được Trung ương hỗ trợ trên địa bàn, gồm các loại giống: ngô, lạc, giống cây lâm nghiệp, giống bò sữa và lợn hướng nạc. Tiếp tục thực hiện chương trình cấp một hóa giống lúa, nhân nhanh các giống lạc mới, hỗ trợ đầu tư phát triển các giống chè LDP1, LDP2, giống cà phê catimor, giống cam sạch bệnh, giống dứa cayen, giống mía mới, giống cây lâm nghiệp và nguyên liệu, cùng giống tôm, giống cá

Để tăng nhanh các hoạt động nhân giống, cần đầu tư xây dựng phát triển các vườn ươm sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp… Tăng cường đầu tư cho các trạm trại nghiên cứu và sản xuất các loại giống cây lương thực, cây thực phẩm, vật nuôi và tăng thêm các trang thiết bị phơi sấy, chọn lọc, đóng gói, bảo quản hạt giống.

+ Nghiên cứu, sử dụng ưu thế lai của giống để áp dụng phần lớn giống lai đã có ưu thế trong nước. Hướng chủ yếu là tập trung vào các giống lúa, ngô, rau, quả, cá nuôi,... Đây là hướng đột phá phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

+ Nghiên cứu, áp dụng công nghệ vi sinh phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, vật nuôi để có chế độ chăm sóc thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển từng giai đoạn. Nghiên cứu hệ thống các biện pháp sản xuất và chế biến nông sản hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn tiêu thụ với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho sản phẩm có chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường.

+ Đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo quản nông sản phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Nghệ An, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch. Cụ thể: một là, phải tổ chức lại hệ thống cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ nông nghiệp, đầu tư cao cho trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chuyên ngành công nghệ sinh học; hai là, coi trọng công tác phổ biến khoa học công nghệ cho những người trực tiếp sản xuất ở nông thôn, đồng thời với việc đào tạo bồi dưỡng lớp người lao động mới ở nông thôn có tri thức tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến.

+ Thiết lập mối quan hệ liên kết thường xuyên và có hiệu quả giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, giữa các cơ sở nghiên cứu với cơ sở sản xuất theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước trên lĩnh vực khoa học công nghệ sinh học.

Nói tóm lại, việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu năng lực, dân trí nông dân ngày càng được củng cố. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ gia đình sản xuất, chăn nuôi giỏi đều là những hộ chú trọng đến việc sưu tầm và áp dụng các tài liệu khoa học - công nghệ và thường xuyên tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn kỹ thuật mới.

- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong khuôn khổ chương trì nh xây dựng mô hì nh áp dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Mục tiêu hàng đầu của việc chuyển giao công nghệ là tăng việc làm và thu nhập, giải quyết vấn đề nghèo đói. Công nghệ chuyển giao phải phù hợp với trì nh độ và điều kiện của nông dân và nông thôn. Cần coi trọng chuyển giao công nghệ cho lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản.

Đặc biệt khuyến khích các loại hình công nghệ phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy tiến trình phân công lại lao động tại chỗ của khu vực nông thôn. Cần chú ý đến công nghệ phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn, bởi đây là ngành mới có hoạt động chiều rộng chứ chưa có chiều sâu. Đó là vì, hiện tại các ngành nghề tại nông thôn đang phải sử dụng công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh sản phẩm kém.

- Đẩy mạnh hơn nữa cơ khí hóa khâu làm đất


Cơ khí hóa là con đường cơ bản để tăng năng suất lao động nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Vì vậy, muốn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sớm thành công, Nghệ An phải tăng cường trang bị công cụ cơ giới cho sản xuất nông nghiệp, trong đó chú ý đến những công nghệ có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phải tính toán, cân đối lại nguồn vốn để lựa chọn các lĩnh vực, các khâu cần thiết nhất để đầu tư, trang bị máy móc trước.

Mặc dù các cấp lãnh đạo tại Nghệ An đã có nhiều biện pháp để khuyến khích nông dân sử dụng máy nông nghiệp, song cho đến nay tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất của tỉnh vẫn chỉ đạt mức rất thấp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đó, song chủ yếu vẫn là do nông dân Nghệ An có tâm lý muốn từ chối áp dụng máy móc vào sản xuất, mà chỉ sử dụng sức lao động phổ thông sẵn có. Đó là tư duy của người sản xuất nhỏ, chỉ thấy lợi trước mắt mà để mất cái lợi lâu dài. Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích để họ từ bỏ cách nhì n thiển cận đó và mạnh dạn đầu tư sử dụng máy móc trong nông nghiệp và nông thôn. Mặt khác, chính quyền địa phương cần có chí nh sách hỗ trợ cho cả người sản xuất máy và người dùng máy để các thành tựu khoa học thật sự đi vào cuộc

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí