Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 4


Văn kiện quốc tế Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, năm 1948 (Universal Declaration of Human Rights - UDHR, 1948), quy định về quyền tự do trong tổng số 12 Điều/ 30 Điều, như: 1, 2, 3, 12, 13, 16, 18, 19, 20, 27, 28, 29, gồm các quyền tự do cụ thể, trong đó, QTDNL được quy định ở Điều

19. Theo quy định này, QTDNL gắn liền với tự do quan điểm (tư tưởng), tuy nhiên, quy định này cũng chưa thật tách bạch rõ ràng về TDNL tự do tư tưởng nên dễ gây nhầm lẫn trong nhận thức và trong thực hiện.

Văn kiện quốc tế Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, năm 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR, năm 1966), quy định về quyền tự do trong tổng số 11 Điều/53 Điều, như: 1, 9, 10, 12, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 25. QTDNL được quy định trong Khoản 2, Điều 19. Như vậy, theo hai văn kiện UDHR năm 1948 và ICCPR năm 1966 này thì QTDNL không chỉ bó hẹp ở quyền được nói ra, viết ra quan điểm, thông tin của mình, mà còn mở rộng rất nhiều, đó là (i) quyền tìm kiếm tư tưởng, thông tin; (ii) quyền tiếp nhận tư tưởng, thông tin. Từ những quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế này, mỗi quốc gia lại tự điều chỉnh theo điều kiện và tình hình cụ thể của nước mình mà các nước thành viên Liên Hợp Quốc không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý quốc tế của Liên Hợp Quốc cũng quy định rõ: quyền tự do ngôn luận là quyền không tuyệt đối, có thể bị hạn chế hoặc tạm đình chỉ.

* Tiếp cận từ góc độ báo chí học

Trong cuốn sách The Professional Journalism (Ký giả chuyên nghiệp), (1974), dựa trên thực tế làm nghề trong nhiều năm, John Hohenberg đã giới thiệu khái quát về nghề làm báo, phẩm chất đạo đức cần có để giao tiếp với công chúng. Đan xen vào những kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghề báo, John Hohenberg cho rằng, luật pháp đảm bảo cho TDNL sẽ không cho phép một công dân la làng một cách dối trá; không cho phép một lãnh tụ chính trị xúi dục dân chúng nổi loạn; luật pháp và luật lệ (dù quốc gia hay địa phương) đều có giá trị chi phối bất cứ cơ quan báo chí nào. Đây là những tri


thức có giá trị mà tác giả luận án có thể kế thừa khi xem xét thực trạng hành vi BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

李树桥:《公民表达权:政治体制改革的前提》,《中国改革杂

志 》 ,2007 年 第 12 期 。 ( Lý Thư Kiều, Quyền biểu đạt của công dân: tiền đề cải cách thể chế chính trị, Tạp chí cải cách Trung Quốc, số 12, 2007). Trên cơ sở nghiên cứu đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác giả cho rằng, tự do ngôn luận thuộc về phạm trù tự do tinh thần, trong phổ hệ “nhân quyền”. Trong xã hội dân chủ, tự do ngôn luận có vị trí hạt nhân. Nếu không có tự do ngôn luận, thì không thể nói đến tự do tinh thần. Tự do ngôn luận là con đường thực hiện giá trị cá nhân của mỗi người, cũng là cách thức chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Từ tác phẩm này, tác giả luận án có thể rút ra những điều bổ ích cho luận án: QTDNL là hạt nhân của nhân quyền, là giá trị đặc biệt của nhà nước dân chủ pháp quyền.

邓瑜,媒介融合与表达自由, 中国传媒大学出版社,2011 年。

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 4

Trong sách “Truyền thông hội tụ và quyền tự do ngôn luận”, 邓 瑜 đã đề cập đến truyền thông hội tụ và QTDNL. Tác giả cho rằng, “truyền thông hội tụ là thể, tự do ngôn luận là dụng”. Trong một xã hội được pháp luật cai trị, QTDNL là tiền đề căn bản để công dân nhận thức được quyền biểu đạt và truyền thông hội tụ là tiền đề kỹ thuật để công dân thực hiện được quyền biểu đạt. Từ những nghiên cứu về truyền thông hội tụ, mạng xã hội, QTDNL, tác giả đã chỉ ra triển vọng hiện thực hóa xu hướng hội nhập truyền thông của Trung Quốc, thể hiện thái độ, lý trí và tình cảm nhân văn của công dân, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

- Ở Việt Nam:

* Tiếp cận từ góc độ triết học và chính trị học

Trong cuốn sách Những chủ đề cơ bản của triết học Phương Tây, tác giả Phạm Minh Lăng đã đề cập đến tư tưởng triết học về tự do [57, tr. 379 - 387]. Khi dẫn ra rất nhiều trường phái triết học với những quan niệm khác nhau về


tự do, như: St. Exupery: tự do là giải thoát khỏi những gì ngăn cản ham muốn của con người; Lalande: sự tự do tuyệt đối là đối lập với giới hạn; những người Cơ đốc giáo: tự do của con người là được giải thoát khỏi mọi tội lỗi nhờ Đức tin; C. Mác: tự do là tất yếu đã được nhận thức, Phạm Minh Lăng đưa ra nhận định rằng, chừng nào mà chúng ta còn thấy trước con người là bệnh tật, là sự đói nghèo, là chiến tranh, thì con người vẫn chưa có tự do.

Tuy chỉ tiếp cận dưới góc độ triết học về tự do và không chỉ rõ nội dung tự do trong quyền nói năng của con người, nhưng ông đã đưa ra một luận điểm khái quát, mang tính chất khẳng định: tự do, trong đó, có tự do ngôn luận, luôn bao hàm một giới hạn.

Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, Tập 7 (1954 - 1957): Ngay sau khi giành chính quyền, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng, Chính phủ, thông qua Bộ Thông tin - Tuyên truyền lãnh đạo, quản lý và sử dụng báo chí như một công cụ tư tưởng để tác động vào nhận thức của xã hội. Báo chí là để nhân dân có diễn đàn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, góp ý cho Chính phủ, tham gia vào công việc của đất nước: “Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” [72, tr. 482]. Từ công trình này có thể hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân chủ”. Dân chủ không có nghĩa là chỉ hưởng thụ, mà còn phải biết đấu tranh cho công bằng và lẽ phải, cho cái tốt, cái đẹp được nhân lên trong xã hội.

Trong cuốn sách Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, (2014), dưới góc độ nghiên cứu lý thuyết cơ bản về nhà nước và pháp luật, tác giả Nguyễn Văn Động dành Chương X, Phần 1 [24, tr. 192 - 209] giới thiệu về mối quan hệ giữa nhà nước XHCN với cá nhân (với tư cách con người và tư cách công dân) và những bảo đảm pháp lý cho mối quan hệ này (Luật cao nhất là Hiến pháp). Ngoài ra, trong Chương IX, Phần 2 [24, tr. 375 - 387] giới thiệu lý thuyết căn bản về vấn đề công dân thực hiện pháp luật. Đây là những chỉ dẫn khoa học pháp lý về mặt lý thuyết rất quý báu tác giả luận án có thể áp dụng để xem xét vấn đề BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.


* Tiếp cận từ góc độ luật học: chính sách báo chí và văn bản quy phạm pháp luật về báo chí:

- Trong 80 năm thuộc Pháp (1865 - 1945):

Trong suốt 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã ban hành rất nhiều văn kiện quy phạm pháp luật về báo chí, nhằm hạn chế hoặc ngăn cấm hoàn toàn tự do báo chí, TDNL đối với người Việt Nam và những người Pháp dân chủ, thể hiện qua một vài văn kiện quan trọng: (i) Sắc luật ngày 30 - 12 - 1898 của Pháp Về hạn chế tự do báo chí; (ii) Sắc luật ngày 4 - 10 - 1927 của Pháp Về hạn chế bày tỏ quan điểm chính trị.

- Trong 20 năm Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam Việt Nam (1955 - 1975): Do ảnh hưởng từ tư tưởng của Tu chính án thứ nhất của Hoa Kỳ, Luật 019/69 của VNCH được xem là bộ luật tiến bộ so với thời thuộc Pháp: đã tạo điều kiện cho báo chí dân chủ phát triển, báo chí cách mạng có cơ hội hoạt động công khai. Chính vì lẽ đó, 3 năm sau Luật này đã bị thay thế bằng Luật 007/72 khắc nghiệt hơn rất nhiều, hạn chế tự do báo chí và tự do ngôn luận. Ví dụ: Chỉ trong 2 năm (1972 - 1973) đã có tới 228 vụ tịch thu, đóng cửa, truy tố báo chí dân chủ tiến bộ và báo chí cách mạng.

Nhìn chung, dưới thời thuộc Pháp và thời chính quyền VNCH ở Miền Nam Việt Nam, với những chính sách hạn chế tự do báo chí và chính sách “ngu dân để trị” để hạn chế TDNL, đa số người dân trong xã hội không có những quyền cơ bản (hoặc: bị hạn chế quyền) và tự do, thậm chí, có nhiều người dân còn chưa ý thức được mình có những quyền cơ bản gì.

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1945, ngày nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam:

Trong các văn kiện pháp lý, như: Luật Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Báo chí, Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Dân sự, Luật Hình sự,...quy định những quyền lợi báo chí và công dân được hưởng, những nghĩa vụ báo chí và công dân phải thực hiện, những giới hạn bị nghiêm cấm thì báo chí và công dân không được thực hiện về QTDNL. Các văn bản pháp lý này ngày càng được bổ sung, hoàn


thiện, hiện đại, bám sát cuộc sống thực tiễn, là cơ sở pháp lý quan trọng để đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

* Tiếp cận từ góc độ báo chí học

Nguyễn Văn Dững, (2011), Báo chí truyền thông hiện đại: Trong cuốn sách về lý thuyết báo chí học này, tác giả đã trình bày lý luận báo chí theo quan điểm hệ thống về báo chí - một phương tiện thông tin giao tiếp xã hội. Tác giả dành 23 trang sách [20, tr. 207 - 230] để đề cập đến nội dung quyền tự do báo chí và có đề cập đến QTDNL của báo chí, tuy nhiên, QTDNL này được hiểu chủ thể quyền là thuộc về báo chí, mà không tiếp cận ở góc độ báo chí là chủ thể pháp luật thực hiện QTDNL của công dân. Ở trang 208, tác giả nhận định: “Tự do báo chí và TDNL trên báo chí vừa liên quan chặt chẽ đến hoạt động chính trị, cũng liên quan mật thiết đến đời sống dân cư, đến sự phát triển bền vững của con người và xã hội nói chung. Cho nên, vấn đề này cần được xem xét dưới nhiều bình diện và cấp độ rất phức tạp và tế nhị.” Nhận định này cũng hé mở cho tác giả luận án thấy nhiều điều: không có dân chủ thì không có tự do báo chí và không có tự do báo chí thì không có TDNL của công dân trên báo chí.

Mai Quỳnh Nam, (2010), Công khai để thực hiện quyền làm chủ của người dân - trách nhiệm chính trị của báo chí [80]: Theo tác giả, nhân dân hợp thành từ các bộ phận xã hội khác nhau và không phải là những tập hợp người thống nhất, thuần nhất. Những khác biệt xã hội có sự chi phối đến nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin của họ. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định rằng, lợi ích của nhân dân là được công khai thông tin: “Báo cho dân biết ” - đấy là điều kiện hàng đầu để nuôi dưỡng các cuộc tranh luận, hình thành dư luận xã hội. Theo quan điểm này, báo chí thực hiện chức năng thông tin chính là báo chí đang thực hiện QTDNL của công dân dưới góc độ “quyền được biết thông tin” của công dân. Báo chí có cung cấp thông tin khách quan, minh bạch, có ích, mới khơi được nguồn ngôn luận của công dân, mới tạo được dư luận trong xã hội.


*Tiếp cận dưới góc độ văn hóa học, ngôn ngữ học, tâm lý học

- Trên thế giới

William Essex (2009), Can I Quote You On That? (Để báo giới trích dẫn lời của bạn): Trong cuộc sống mỗi người đều có khả năng ít nhất một lần tiếp xúc với báo chí - truyền thông, đặc biệt là các nhà lãnh đạo thành đạt trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin, trao đổi tư tưởng, quan điểm, phản hồi ý kiến về các sự kiện,... của mỗi người với báo chí thực sự không dễ dàng, bởi nhà báo thì chủ động “hỏi”, thậm chí “gài bẫy” để moi tin, còn người trả lời thường trong thế “bị động”. Nếu không có kỹ năng tư duy vấn đề một cách khoa học, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói tốt, thì đôi khi chỉ vì một câu nói “nghịch nhĩ” xuất hiện trên báo chí thôi cũng có thể làm sụp đổ cả một sự nghiệp. Trong cuốn sách, William Essex đã chỉ ra những kỹ năng để nhận biết giới báo chí cần điều gì, tại sao lại cần, từ đó hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để đưa ra thông điệp phù hợp với mong muốn của giới báo chí, những kinh nghiệm thực tế để xử lý khủng hoảng sau khi lời nói được trích dẫn trên báo chí. Những kiến thức này vô cùng quí báu, giúp cho tác giả luận án có thể phần nào hiểu được công dân cần có kỹ năng gì khi thực hiện QTDNL trên báo chí hiện nay.

Gustave Le Bon, La psychologie des foules (Tâm lý học đám đông) (2016): Là người đã trải nghiệm qua Công xã Pari năm 1871, qua hai cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 và năm 1848, nghiên cứu xã hội dưới góc độ tâm lý, Gustave Le Bon cho rằng, khi có những bất ổn về chính trị, xã hội, những con người (trong một tộc người, một quốc gia) khi cấu thành một quần tụ được người cầm đầu dẫn dắt, tình cảm và tư tưởng của họ sẽ cùng hướng về một hướng, cá tính có ý thức biến mất, bị vô thức dẫn dắt. Họ trở nên không kiên định mà rất thất thường, có thể ở trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất, hoặc có thể ở trạng thái ngớ ngẩn nhất. Ông gọi quần tụ ấy “đám đông tâm lý. Bằng những nghiên cứu của mình, ông chỉ ra 5 tính cách đặc biệt của đám đông tâm lý, như: (i) Thói bốc đồng, tính hay thay đổi và tính dễ bị kích động, do đó hay bị vô thức dẫn dắt; (ii) Tính dễ bị gợi ý và tính nhẹ dạ cả tin


quá mức, do đó, hay tạo ra và làm biến dạng thông tin, lan truyền thông tin bằng con đường gợi ý và lây nhiễm; (iii) Sự phóng đại và giản đơn trong tình cảm nên hay bị quá khích; (iiii) Lòng bất khoan dung, tính chuyên chế và bảo thủ của đám đông dễ dẫn đến việc sẵn sàng nổi dậy chống lại một quyền lực yếu nhưng lại sẵn sàng khom lưng nô lệ trước một quyền lực mạnh; (iiiii) Đạo đức của đám đông vừa bản năng tốt, như: sự quên mình, lòng tận tụy, tính vô tư, sự hy sinh bản thân, nhu cầu công lý; vừa có bản năng xấu, như: phá hoại và hung hãn, vô trách nhiệm. Ông cho rằng, rất khó để hiểu lịch sử, nhất là lịch sử của những cuộc cách mạng quần chúng khi ta không hiểu bản năng bảo thủ sâu xa của đám đông. Mặt khác, ông cũng đề cập đến vai trò của công chúng trong việc chi phối hoạt động của báo chí. Khi công chúng “để mắt” đến báo chí, thì báo chí phải lắng nghe họ, phải nghiên cứu họ, nếu báo chí vẫn còn muốn tồn tại [39].

Qua công trình này, tác giả luận án hiểu được phần nào đặc điểm tâm lý đám đông tâm lý đám đông này sẽ có ảnh hưởng nhất định (tích cực hoặc tiêu cực) đến hành vi thực hiện QTDNL trên báo chí của mỗi người/ mỗi công dân trong xã hội. Tác giả luận án có thể áp dụng triết lý “tâm lý đám đông” này trong nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

- Ở Việt Nam:

Nguyễn Kim Thản (2016), Lời ăn, tiếng nói của người Hà Nội: Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Kim Thản đã cho rằng, tiếng nói là sản phẩm của loài người, nảy sinh cùng với ý thức. Lời nói là công cụ giao tiếp giữa con người với con người, do vậy, nói năng cần tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, trạng thái tình cảm khi nói, đặc biệt là giao tiếp với báo chí (nói năng phải có văn hóa) [94]. Đây là những kiến thức ngôn ngữ vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết đến vấn đề TDNL, rất cần thiết để áp dụng trong quá trình nghiên cứu BMĐT thực hiện QTDNL của công dân.

Đặng Thị Thu Hương (Chủ biên), (2016), Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa: Nội dung cuốn sách đề cập đến bản chất văn hóa của báo chí truyền thông. Các


tác giả cho rằng, báo chí không chỉ là phương tiện truyền tải, quảng bá văn hóa, mà tự thân nó trở thành một lĩnh vực văn hóa, trở thành một bộ phận của văn hóa, sáng tạo văn hóa và kích thích sáng tạo đối với các chủ thể văn hóa khác, đồng thời, báo chí còn là phương tiện để hình thành và phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại [50, tr. 299]. Cá nhân tác giả luận án đồng tình với quan điểm này và sẽ kế thừa trong nghiên cứu đề tài luận án.

Đỗ Thị Thu Hằng (2013), Tâm lý học ứng dụng trong nghề báo: Nội dung căn bản của cuốn sách là ứng dụng tâm lý học trong quá trình hoạt động báo chí truyền thông, trong đó, Chương 3: Giao tiếp báo chí [43, tr. 89 - 141] là những kiến thức rất thiết thực, giúp cho tác giả luận án có thêm công cụ để đánh giá thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL trên báo chí của công dân hiện nay.

Nhóm 2: Những công trình là luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ

- Trên thế giới:

缪 仁 康 (2004), 《 论 新 闻 自 由 与 隐 私 权 的 保 护 》 , 对 外 经 济 贸 易 大 学 (Miêu Nhân Khang (2004), Bảo vệ quyền riêng tư và tự do ngôn luận, Đại học Kinh tế Ngoại thương Trung Quốc). Dựa trên sự phân tích thực tiễn sự xung đột giữa quyền riêng tư và tự do báo chí, TDNL trên báo chí (báo chí xâm phạm quyền riêng tư), tác giả cho rằng, nguyên nhân dẫn đến xung đột này là do pháp luật Trung Quốc chưa xác định rõ giới hạn quyền riêng tư (của người nổi tiếng, hoặc quan chức chính phủ,...) và quyền được biết của công chúng. Chính vì vậy, cần phải xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch để giải quyết những xung đột này. Tác giả luận án cũng cho rằng, điều này cũng có thể gặp ở bất cứ nước đang phát triển nào (trong đó có Việt Nam).

李莹, 《网络言论自由研究》, 山东大学, 2008 (Lý Oánh,

Nghiên cứu quyền tự do ngôn luận trên mạng internet”, Đại học Sơn Đông, năm 2008) Tác giả cho rằng, mạng Internet giúp người dân nâng cao năng lực tự do ngôn luận, tuy nhiên, khi người dân lạm dụng thái quá TDNL trên mạng Internet cũng dẫn đến việc chính phủ gặp khó khăn trong công tác quản lý. Khi đó, Chính phủ thường thông qua pháp luật, hoặc các phương thức kỹ

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí