người bảo lãnh đưa các tài sản khác ra để thực hiện nghĩa vụ nữa, mà phải yêu cầu người được bảo lãnh tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.
Trường hợp nữa là việc người bảo lãnh cam kết sẽ bảo lãnh cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh, tuy nhiên chỉ với lời cam kết thì người nhận bảo lãnh sẽ cảm thấy không an toàn. Trong trường hợp này người nhận bảo lãnh có thể yêu cầu người bảo lãnh phải đưa ra một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh đã đưa ra một hoặc một số tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Đối với trường hợp này, tài sản đưa ra là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh mà không phải là bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Hai trường hợp này có vẻ như giống nhau, tuy nhiên nó dẫn đến hai hậu quả hoàn toàn khác nhau. Nếu tài sản được đưa ra bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh thì người nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tương đương với giá trị của tài sản bảo đảm. Ngược lại, nếu tài sản là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh thì, ngoài việc yêu cầu người bảo lãnh bán hoặc chuyển giao tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; người nhận bảo lãnh còn có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng toàn bộ khối tài sản mà người bảo lãnh có. Trong mỗi loại bảo đảm nêu trên đều có những điểm ưu việt nhất định, do vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh nên lựa chọn một hình thức phù hợp.
Bộ luật dân sự năm 2005 đã cố gắng làm rõ hơn và tách bạch được bảo lãnh thành một biện pháp bảo đảm đối nhân thuần túy. Bên cạnh đó cũng có quy định các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh có thể là cầm cố, thế chấp tài sản.
- Bảo lãnh được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Trong quan hệ bảo lãnh, chúng ta thấy rằng luôn luôn xuất hiện ba chủ thể tham gia, nhưng thực ra hợp đồng bảo lãnh chỉ là sự thỏa
thuận giữa người bão lãnh và người nhận bảo lãnh. Việc người được bảo lãnh có tham gia hay không, không hề ảnh hưởng đến hợp đồng bảo lãnh.
Ví dụ: vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh giữa nguyên đơn Nguyễn Ngọc N với bị đơn là ông Phạm Tuấn Kh, nội dung vụ án như sau: ngày 20 tháng 5 năm 2000, anh Phạm Tuấn Ch ở thôn La Khê, xã La Phù huyện P.C, tỉnh V.P (là con trai ông Phạm Tuấn Kh), làm nghề buôn bán hoa quả tươi có hỏi vay ông Nguyễn Ngọc N số tiền là 20.000.000 Đ (hai mươi triệu đồng) để gom hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Do không tin tưởng vào khả năng kinh doanh của anh Ch, mặt khác anh Ch cũng chưa có vợ con và cũng không có tài sản gì để cần cố, thế chấp, nên ông N chưa dám cho vay và hẹn đến ngày hôm sau nếu có tiền sẽ cho vay. Ngay tối hôm đó, ông N đã đến gặp ông Kh nói lại câu chuyện anh Ch có đến hỏi vay tiền ông và hỏi luôn ý kiến của ông Kh. Sau khi nghe xong, ông Kh có nói: chú cứ cho cháu nó vay nếu nó không trả được nợ cho chú thì tôi sẽ có trách nhiệm trả thay nó. Để cho chắc chắn, ông N đã yêu câu ông Kh viết mấy chữ vào giấy, thể hiện việc ông Kh đứng ra bảo lãnh cho con trai là anh Ch. Trong giấy này, ông Kh đã hứa sẽ trả nợ thay cho anh Ch nếu sau một tháng anh Ch không trả nợ ông N. Hai người đã thỏa thuận với nhau là sẽ không nói gì cho anh Ch biết để tự anh Ch phải lo liệu và có trách nhiệm với khoản nợ với ông N.
Quá trình buôn bán không thuận lợi, sau một tháng anh Ch không trả được nợ cho ông N, ông N đã đến đòi nợ nhiều lần không được.
Ngày 21/12/2000, tức là sau 06 tháng cho anh Ch vay tiền, ông N đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện P.C, tỉnh V.P, yêu cầu anh Ch trả khoản nợ gốc là 20.000.000 đồng và lãi suất tổng cộng là 6.000.000 đồng, đồng thời yêu cầu ông Kh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho anh Ch.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 1
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 2
- Các Quy Định Về Bảo Lãnh Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Sự Ưng Thuận Của Các Bên Trong Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Năng Lực Của Các Bên Tham Gia Hợp Đồng Bảo Lãnh
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Bản án số 12/2000/DSST ngày 27/1/2001 của Tòa án nhân dân huyện
P.C đã tuyên:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông N, buộc anh Kh có trách nhiệm trả cho ông N số tiền gốc là 20.000.000 đồng và tiền lãi là 6.000.000 đồng.
Trong trường hợp anh Ch không có tài sản để thi hành án thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Kh phải có trách nhiệm trả nợ thay cho anh Ch theo giấy cam kết bảo lãnh ngày 20/5/2000.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Kh cho rằng, ông chỉ cam kết trả thay số tiền 20.000.000 đồng tiền gốc, còn khoản lãi 6.000.000 đồng ông không chịu trách nhiệm.
Ngày 5 tháng 2 năm 2001, ông Kh làm đơn kháng cáo gửi lên Tòa án nhân dân tỉnh V.P, đề nghị Tòa án tỉnh xem xét lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án phúc thẩm dân sự số 56/2001/DSPT ngày 10/3/2001, Tòa án nhân dân tỉnh V.P đã tuyên y án sơ thẩm.
Như vậy, trong vụ án này Tòa án đã công nhận cam kết của ông Phạm Tuấn Kh về việc sẽ trả nợ thay cho con trai là anh Phạm Tuấn Ch. Tòa án đã coi đây là một hợp đồng bảo lãnh giữa người bảo lãnh là ông Kh và người nhận bảo lãnh là ông N. Trong hợp đồng này không có sự tham gia của người được bảo lãnh và thậm chí, người được bảo lãnh là anh Phạm Tuấn Kh không hề biết có việc bảo lãnh.
Ví dụ này chỉ nhằm minh chứng cho một thực tế về hợp đồng bảo lãnh được thiết lập giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Ngoài ra, chúng tôi không đi sâu phân tích những khía cạnh khác của quyết định trong hai bản án của Tòa án (điều này sẽ được làm rõ trong Chương III của luận văn này).
Cũng liên quan đến các bên trong hợp đồng bảo lãnh cho thân nhân đi lao động ở nước ngoài, tác giả Phạm Công Bảy có quan điểm như sau: Tòa án không nhất thiết phải đưa người lao động vào tham gia tố tụng khi có tranh chấp hợp đồng bảo lãnh. Bởi lẽ, tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh là tranh chấp giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh; do đó, đa số các vụ tranh
chấp về hợp đồng bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ liên quan trực tiếp đến bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Căn cứ vào các quy định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007, thì trong hợp đồng bảo lãnh, các bên đã phải thỏa thuận với nhau về phạm vi bảo lãnh, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bảo lãnh và phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh [12, tr.26-27]. Chúng tôi cũng có cùng quan điểm với tác giả Phạm Công Bảy trong việc có cần thiết đưa người lao động (người được bảo lãnh) vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay không.
1.2. Chế định bảo lãnh trong lịch sử
1.2.1. Bảo lãnh trong thời kỳ Phong kiến
Bảo lãnh được pháp luật quy định là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trong thời kỳ phong kiến, Nhà nước phong kiến ban hành pháp luật chủ yếu nhằm mục đích duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp Địa chủ, Phong kiến mà không quan tâm nhiều đến các giao dịch phát sinh trong đời sống xã hội. Mặt khác, điều kiện kinh tế trong giai đoạn này cũng kém phát triển, các giao dịch dân sự không phát sinh nhiều và tính chất cũng hết sức đơn giản. Do vậy, pháp luật dân sự nói chung và chế định bảo lãnh nói riêng cũng không phát triển.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu hiện còn lưu giữ được đã thể hiện, quy định về bảo lãnh đã bắt đầu hình thành từ thời nhà Lê khi ban hành Bộ Quốc triều Hình luật (sau đây gọi tắt là Bộ QTHL và còn được gọi là Bộ luật Hồng Đức). Do các điều kiện chủ quan và khách quan như đã phân tích ở trên, Nhà nước Phong kiến đương thời đã đưa các quy định về bảo lãnh vào Bộ QTHL, đồng thời quy định các chế tài hình sự tương ứng để điều chỉnh quan hệ dân sự này. Điều 590 Bộ QTHL quy định: Người mắc nợ tiền mất, thì người đứng bảo lãnh phải hoàn trả tiền gốc mà thôi; nếu trong văn tự có ghi rằng sẽ trả
thay, thì người ấy phải trả như người mắc nợ, trái luật, thì bị xử phạt 80 trượng; nếu người mắc nợ có con, thì đòi ở con [40]. Với quy định hết sức đơn giản trong điều luật này, ta nhận thấy có một số đặc điểm sau đây:
Bảo lãnh có thể được hình thành bằng giao ước giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh, điều này không có gì đặc biệt, và hiện nay pháp luật dân sự của chúng ta cũng đang quy định theo hướng này. Tuy nhiên, đoạn cuối của điều luật này có quy định thêm"... nếu người mắc nợ có con, thì được đòi ở con". Như vậy, quan hệ bảo lãnh giữa con cái và cha mẹ phát sinh trên nguyên tắc đương nhiên do quy định và hiệu lực của pháp luật. Và cũng hoàn toàn hợp lý khi gọi con là người bảo lãnh pháp định của cha mẹ trong các quy định của luật nhà Lê [38, tr.208]. Đây là quy định khá đặc biệt trong pháp luật nhà Lê, pháp luật Việt Nam hiện nay không tồn tại quy định này, quan hệ bảo lãnh chỉ được xác lập trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng bảo lãnh.
Từ quy định này của Bộ QTHL, đã nảy sinh một số vấn đề sau: khái niệm con trong điều luật cần phải được hiểu như thế nào, con đẻ, con nuôi, con riêng... tức là chỉ con ruột là người bảo lãnh pháp định cho cha mẹ hay tất cả các loại con đều có nghĩa vụ này? Có lẽ cả con đẻ và con nuôi đều có nghĩa vụ này. Đối với con riêng thì tùy theo, nếu có quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc thì con riêng cũng là người bảo lãnh pháp định cho cha mẹ, ngược lại, nếu không chăm sóc, nuôi dưỡng thì không tồn tại nghĩa vụ này. Suy luận này của tác giả dựa trên logic hưởng quyền thừa kế của các con trong luật dân sự. Tuy nhiên, điều này là không có cơ sở rõ ràng.
Ngoài ra, trong trường hợp người mắc nợ có nhiều con, thì nghĩa vụ trả nợ thuộc về tất cả các con (nghĩa vụ liên đới); hay chỉ thuộc về người con cả. Có lẽ, với quy định này, chúng ta cần phải hiểu theo nghĩa thứ nhất, tức là nghĩa vụ bảo lãnh giữa các con là nghĩa vụ liên đới.
Một vấn đề đặt ra nữa là, đã có bảo lãnh pháp định của các con đối với cha mẹ, thì con cái có quyền giao ước bảo lãnh cho cha mẹ nữa hay không? Câu trả lời là không rõ ràng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh do con giao kết với người nhận bảo lãnh vì lợi ích của cha, mẹ trong nhiều trường hợp đặc thù thì vẫn tỏ ra là cần thiết: trong điều kiện cha, mẹ có nhiều con và một trong số các con có điều kiện hơn cả đã tự nguyện đứng ra xác lập hợp đồng bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ cho cha mẹ; hoặc các con muốn xác định rõ phạm vi bảo lãnh, mức đóng góp của từng người vào nghĩa vụ trả nợ. Vì bảo lãnh pháp định sẽ phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa các con (các đồng bảo lãnh của cha mẹ).
Về thời điểm phát sinh quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người nhận bảo lãnh đối với người bảo lãnh, luật nhà Lê quy định là thời điểm người mắc nợ trốn mất. Quy định như vậy là khá bó hẹp bởi vì, nếu người mắc nợ không trốn mất mà rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc người mắc nợ bị chết thì người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay thế không? Chúng ta có thể suy luận theo hướng người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu trong tất cả các trường hợp nói trên, sau khi đã thực hiện quyền yêu cầu này đối với người được bảo lãnh và người này không còn hoặc còn nhưng không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, người bảo lãnh theo giao ước mà không phải là con của người được bảo lãnh đóng vai trò là người có nghĩa vụ dự bị.
Ngược lại, người bảo lãnh là con của người được bảo lãnh (có thể là bảo lãnh pháp định hoặc theo giao ước), đều không được hưởng tư cách người có nghĩa vụ dự bị. Điều này có nghĩa là, người được bảo lãnh và người bảo lãnh liên đới với nhau về nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, người có quyền có thể yêu cầu người bảo lãnh trả nợ mà không cần biết cha mẹ có khả năng thanh toán được hay không.
Trong trường hợp người mắc nợ vừa có con, vừa có người khác đứng ra bảo lãnh, thì ta có thể nhận thấy, người bảo lãnh theo giao ước mà không phải là con của người mắc nợ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi cả người được bảo lãnh và con của người này đều không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Bởi vì, như chúng ta đã biết là bảo lãnh của con đối với cha, mẹ là bảo lãnh pháp định và nghĩa vụ của con là nghĩa vụ liên đới.
Về phạm vi bảo lãnh. Nếu là người bảo lãnh theo giao ước mà không phải là con của người được bảo lãnh, thì Luật nhà Lê quy định họ chỉ phải trả tiền gốc mà không phải trả các khoản khác như tiền lãi, tiền phạt… Nhưng nếu trong văn tự đó có ghi rõ phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thì người bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh "… trả như người mắc nợ".
Nếu người bảo lãnh là con của người được bảo lãnh, thì phạm vi bảo lãnh bao gồm cả tiền vốn, tiền lãi, dù việc bảo lãnh là đương nhiên hoặc theo thoả thuận. Thực ra bảo lãnh đương nhiên chính là sự liên đới về trách nhiệm trong trường hợp giữa những người có nghĩa vụ liên đới có quan hệ huyết thống trực hệ.
Trường hợp nếu con có lập hợp đồng bảo lãnh cho cha mẹ và hợp đồng này không thoả thuận rõ phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, thì con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chính tiền gốc với tư cách người bảo lãnh theo thoả thuận và phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi với tư cách là người bảo lãnh theo luật định.
Mặc dù còn khá đơn giản song Bộ QTHL đã quy định những vấn đề quan trọng trong quan hệ bảo lãnh như căn cứ xác lập, phạm vi nghĩa vụ của người bảo lãnh…
Bộ luật Gia Long (sau đây gọi tắt là BLGL) của nhà Nguyễn ra đời sau QTHL song không kế thừa, phát huy được những gì mà thế hệ đi trước đã làm được. Trong toàn văn của BLGL, chỉ duy nhất Điều 134 có nhắc đến người bảo lãnh nhưng lại không đề cập gì đến căn cứ xác lập và phạm vi nghĩa vụ
của người này. Vì vậy, có tác giả khi nghiên cứu chế định bảo lãnh trong lịch sử đã nói nhà Nguyễn đã bỏ quên chế định bảo lãnh khi ban hành pháp luật [16].
1.2.2. Bảo lãnh trong thời kỳ Pháp thuộc
Trong giai đoạn này pháp luật Việt Nam nói chung, đặc biệt là luật dân sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tư duy lập pháp của người Pháp. Các Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931), Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật (còn gọi là Bộ dân luật Trung Kỳ 1936) đã tham khảo, vận dụng các giải pháp đã được xây dựng trong BLDS Napoleon vào trong hoàn cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Chế định bảo lãnh được quy định tại các Điều 1311 đến Điều 1322 của Bộ dân luật Bắc Kỳ [5], và từ Điều 1493 đến 1511 của Bộ dân luật Trung Kỳ [6]. Cả hai bộ luật này đều đã nhận thức đúng vị trí, vai trò của biện pháp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự. Vì vậy, nhà làm luật đã cố gắng ban hành các quy định khá chi tiết về trình tự, thủ tục, nội dung, hình thức nhằm xác định rõ phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ bảo lãnh. Có một số đặc điểm cơ bản trong chế định bảo lãnh của cả hai bộ luật này: Giải pháp tổng thể được cả hai bộ luật này lựa chọn là nghĩa vụ bảo lãnh không liên đới, tức là người bảo lãnh có quy chế người có nghĩa vụ dự bị. Người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh khi người nhận bảo lãnh đã thực hiện quyền yêu cầu người có nghĩa vụ trả nợ và người này không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ. Do vậy, người nhận bảo lãnh muốn đòi được nợ từ người bảo lãnh thì phải chứng minh được tình trạng không còn khả năng thanh toán của người được bảo lãnh thông qua con đường tư pháp. Bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Toà án tuyên buộc người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành các thủ tục cần thiết để thu hồi nợ cho bên có quyền. Nếu không còn tài sản để thi hành án, hoặc tài sản không còn đủ để trả nợ, khi đó người nhận bảo lãnh mới có