Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----***-----

PHẠM VĂN LỢI

BẢO LÃNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

-----***-----

PHẠM VĂN LỢI

BẢO LÃNH TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đăng Hiếu

HÀ NỘI - 2008

LUẬT DÂN SỰ

PHẠM VĂN LỢI


MỤC LỤC


TRANG

LỜI NÓI ĐẦU1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH8

1.1. Khái niệm bảo lãnh8

1.2. Chế định bảo lãnh trong lịch sử 16

1.3. Các quy định về bảo lãnh của một số nước trên thế giới 23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO LÃNH28

2.1. Giao kết hợp đồng bảo lãnh 32

2.1.1. Sự ưng thuận của các bên trong hợp đồng bảo lãnh 33

2.1.2. Năng lực của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh 40

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh 46

2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh 46

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh 53

2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh 54

2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan 56

2.3. Thời điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 57

2.4. Đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh 60

2.5. Thù lao trong quan hệ bảo lãnh 62

2.6. Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu 63

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG70

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH

3.1. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong giao 70

dịch dân sự

3.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp có liên quan đến bảo lãnh 74

tại Tòa án

3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện 93

nghĩa vụ trong pháp luật dân sự

3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh 96

Kết luận. 106

Danh mục tài liệu tham khảo. 107

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


CHXHCNVN PLHĐDS


Từ viết tắt

BLDS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BỘ LUẬT DÂN SỰ

UBND


ỦY BAN NHÂN DÂN

QTHL

BLGL


Quốc triều Hình luật

BỘ LUẬT GIA LONG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 1

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

TCTD Tổ chức Tín dụng


WTO

WORLD TRADE ORGANIZATION

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

TMCP Thương mại cổ phần

TNHH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

XHCN Xã hội chủ nghĩa


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất, kinh doanh. Để cho các giao dịch này ngày càng phát triển về số lượng cũng như giá trị của giao dịch, đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch, Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) đã quy định rất nhiều biện pháp bảo đảm, trong đó có biện pháp bảo lãnh.

Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định, nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội là phát triển thị trường tiền tệ, hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động [1, tr.141]. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, bên cạnh những việc làm thiết thực khác, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung, đặc biệt là các quy định về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói riêng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạt phát triển kinh tế hiện nay.

Như chúng ta đã biết, số lượng các giao dịch dân sự sẽ tăng, tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, và ngược lại, muốn phát triển kinh tế thì phải xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật thuận tiện nhất cho việc xác lập, thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển số lượng giao dịch mà không quan tâm đến chất lượng, đặc biệt là hệ số an toàn của các giao dịch đó thì sự phát triển đó là không bền vững, hệ số rủi ro cao cho nền kinh tế. Điều này đã từng xẩy ra đối với một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2007, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn (subprime mortgage crissis), làm rối loạn hệ thống tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ sự xẹp hơi của


bong bóng thị trường nhà đất. Từ năm 2001, thị trường nhà ở của Mỹ được đẩy giá lên rất cao. Người Mỹ tích cực đi vay để mua nhà, bất chấp lãi suất cũng theo đà tăng cao. Khi thị trường nhà đất quay về giá trị thực của nó, bong bóng nhà xẹp hơi, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Một số tổ chức tín dụng ở Mỹ phải tuyên bố phá sản, số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu bị mất giá. Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác, và đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. Ở Việt Nam, cuối năm 2007 chúng ta cũng đã chứng kiến hiện tượng giá nhà đất được thổi lên cao, thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi. Ngay sau đó, phát hiện thấy những dấu hiệu thiếu lành mạnh từ thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán, Ngân hàng trung ương đã có những quy định nhằm thiết chặt hoạt động cho vay để đầu tư cổ phiếu, đầu tư bất động sản. Và kể từ khi đó, chúng ta đã chứng kiến sự tuột dốc ghê gớm của hai thị trường này.

Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự như đã nêu trên, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những quy định cho lĩnh lực này. Tuy nhiên, trước năm 1990, nền kinh tế của chúng ta hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các giao dịch kinh doanh thương mại không phát sinh nhiều, hệ thống các ngân hàng thương mại chưa được hình thành. Do vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chưa phát triển và điều này kéo theo hệ quả là các quy định của pháp luật về hoạt động bảo lãnh cũng còn khá đơn điệu. Từ sau năm 1990, cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các giao dịch dân sự trong đời sống nhân dân phát sinh ngày càng nhiều, hệ thống ngân hàng thương mại đã thực sự là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhu cầu bảo đảm cho các giao


dịch cũng ngày càng tăng theo, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoạt động ngày càng chuyên nghiệp.

Với mục tiêu ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Các doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng nỗ lực, không ngừng mở rộng các lĩnh vực hoạt động của mình và hội nhập với nền kinh tế thế giới nhằm thu hút vốn, công nghệ và trình độ khoa học tiên tiến của nước ngoài, ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế. Trong qúa trình hoạt động, yếu tố rủi ro luôn tiềm ẩn đặc biệt khó lường trong giai đoạn phát triển hiện nay, điều này đã trực tiếp, hoặc gián tiếp đe dọa hoạt động của các doanh nghiệp. Để hạn chế thiệt hại cho các chủ thể tham gia, các đối tác nước ngoài thường thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, và bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được ưa chuộng.

Với dân số đông, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Khi đưa người lao động Việt Nam sang làm việc ở một nước khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã phải cam kết với doanh nghiệp nước sở tại về việc sẽ đưa người lao động trở về khi hết thời hạn lao động, bồi hoàn những thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm của người lao động, tức là hệ số rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động là rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã chọn biện pháp bảo lãnh để đảm bảo cho nghĩa vụ của người lao động, và bảo lãnh cho việc đi lao động ở nước ngoài của người thân trở nên phổ biến trong thời gian vừa qua.

Để điều chỉnh chung cho hoạt động bảo lãnh, BLDS đã có những quy định khung. Đối với từng lĩnh vực cụ thể, pháp luật chuyên ngành đều có những quy định chi tiết, như Luật các Tổ chức tín dụng; một số các văn bản của Ngân hàng nhà nước; Thông tư liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và


Xã hội - Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập, các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và ngày càng tiệm cận dần với các thông lệ quốc tế. Để có cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh trong pháp luật dân sự, việc nghiên cứu đề tài “Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam” là nhằm mục đích dần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho các quy định này. Đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; hoặc đi sâu nghiên cứu về bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu cho lĩnh vực pháp luật này như: Luận án Thạc sỹ Luật học “Chế định bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng - thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Thị Thu Thủy; Luận án Thạc sỹ Luật học “Cầm cố và thế chấp bảo đảm nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công Lạc; Luận án Thạc sỹ Luật học “Bảo đảm tiền vay ngân hàng - thực trạng và giải pháp” của tác giải Lê Thu Hiền; Luận án Thạc sỹ Luật học “Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng” của tác giả Trương Thị Kim Dung; Luận án Thạc sỹ Luật học “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thành Long; Luận án Thạc sỹ Luật học “Công chứng hợp đồng kinh tế và thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế, thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị


Hạnh; Luận án Thạc sỹ Luật học “Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động ngân hàng” của tác giả Nguyễn Thị Thảo.

Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến vấn đề bảo đảm thực hiện nghiã vụ đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Cụ thể là bài :“Về các biện pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng” của PGS. TS. Lê Hồng Hạnh; bài :“Bản chất các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của TS. Phạm Công Lạc; bài :“Bàn về biện pháp bảo lãnh” của TS. Phạm Văn Tuyết.

Các công trình trên đây đều đã nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến chế định bảo lãnh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều nghiên cứu bảo lãnh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu các quy định về bảo lãnh trong BLDS, với tư cách là các quy định nền tảng cho các luật chuyên ngành cụ thể hóa. Để có một cái nhìn tổng thể về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo lãnh, từ đó có thể có đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong pháp luật dân sự trong điều kiện phát triển hiện nay, vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu tất cả các quy định của bảo lãnh chuyên ngành, mà chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh trong Luật Dân sự Việt Nam. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đưa ra những kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh.

4. phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn này lấy chủ nghĩa duy vật biệc chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Luận văn cũng được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022