Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 2


hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, diễn giải, lịch sử, và các phương pháp phù hợp khác.

5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn:

Sau khi tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự, có đề cập đến một số lĩnh vực bảo lãnh chuyên ngành, đồng thời xem xét, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ ở nước ta trong thời gian vừa qua. Qua nghiên cứu pháp luật thực định chúng tôi mong muốn, có thể làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về bản chất của hoạt động bảo lãnh trong pháp luật dân sự, góp phần nhỏ bé cho việc dần hoàn thiện chế định quan trọng này.

Nhiệm vụ của luận văn:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự;

- Nghiên cứu, mối quan hệ của bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác (Cầm cố; Thế chấp; Tín chấp), từ đó chỉ ra những điểm ưu việt của bảo lãnh;

- Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh và những yêu cầu đặt ra đối với các quy định của pháp luật về bảo lãnh. Từ đó kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo lãnh.

6. Giá trị khoa học của luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Luận văn là công trình khoa học, nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình phát triển của các quy định về bảo lãnh ở Việt Nam, có so sánh với cùng chế định pháp luật của một số nước trên thế giới, do vậy sẽ rất có ích cho những người nghiên cứu trong cùng lĩnh vực khoa học này.


Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 2

- Luận văn có nêu lên thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo lãnh trong thời gian vừa qua, do vậy, sẽ là có ích cho những người làm công tác thực hành pháp luật như Cán bộ tòa án, Cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp có hoạt động bảo lãnh.

- Luận văn có đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong pháp luật dân sự, góp phần vào qúa trình hoàn thiện pháp luật dân sự nói chung và chế định bảo lãnh nói riêng.


7. Bố cục của luận văn

Luận văn này được trình bày thành ba chương như sau: Chương 1. Khái quát chung về bảo lãnh.

Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo lãnh.

Chương 3. Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh. Kết luận.


CHƯƠNG 1‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO LÃNH


1.1. Khái niệm bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Trước khi có BLDS năm 2005, thì chế định này cũng đã được quy định trong BLDS năm 1995 và trước đó là Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Ở phần tiếp sau, chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn về chế định này trong lịch sử. Cũng như ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đã và đang coi bảo lãnh là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Trong hầu hết các Bộ luật dân sự lớn trên thế giới, đều có những quy định cụ thể về bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Như vậy, có thể khảng định, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo lãnh nói riêng là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự. Để tiến hành đi sâu nghiên cứu chế định này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu bảo lãnh là gì?

Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản, thì bảo lãnh được hiểu là việc bảo đảm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về người nào đó [41, tr.79]. Khái niệm này mang tính chất bao quát chung cho bản chất của hoạt động bảo lãnh, mà không thể hiện được những nét riêng của hoạt động bảo lãnh trong pháp luật dân sự.

Còn trong Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội - 1999, thì bảo lãnh dân sự là việc một người hay một tổ chức (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận chỉ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay


khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ của bảo lãnh bao gồm tiền nợ gốc, tiền lãi, tiền phạt vi phạm và tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khi người bảo lãnh đã phải trả nợ thay thì họ có quyền đòi người được bảo lãnh hoàn lại số tiền đã trả. Khái niệm này đã thể hiện đầy đủ bản chất, đặc điểm của hoạt động bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, hai khái niệm nêu trên đều được xem xét dưới khía cạnh ngôn ngữ học. Dưới góc độ luật học, bảo lãnh được khái niệm như sau:

Tại Điều 366 BLDS năm 1995 có quy định: Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Người bảo lãnh chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện công việc [3, tr.85].

Việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 376 của Bộ luật này.

Điều 376 BLDS năm 1995 có quy định: tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ: số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ


và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh [3, tr.87].

Khái niệm bảo lãnh quy định trong BLDS năm 1995 có một số điểm đáng chú ý sau đây: bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối vật - tức là người đứng ra bảo lãnh phải bằng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Mà bản chất của biện pháp bảo lãnh là bảo đảm đối nhân, tức là người thứ ba, bằng uy tín, danh dự của mình đứng ra bảo đảm cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Thực ra, cái đích mà người nhận bảo lãnh hướng tới là toàn bộ khối tài sản của người bảo lãnh mà không phải là uy tín, danh dự của anh ta.

Một điểm nữa cần lưu ý, đó là biện pháp bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội cũng được xếp chung trong biện pháp bảo lãnh (bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội). Tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội có bản chất khác so với bảo lãnh thông thường vì vậy cần phải tách ra thành một biện pháp bảo đảm độc lập.

Điều 361 BLDS năm 2005 có quy định về bảo lãnh như sau: bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [4, tr.144].

Khái niệm bảo lãnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 về cơ bản đã khắc phục được những hạn chế của BLDS năm 1995: đó là tách bạch được bảo lãnh với các biện pháp bảo đảm đối vật khác, không gây nhầm lẫn giữa bảo lãnh và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh.


Như vậy, khái niệm bảo lãnh cho dù có được nhìn nhận dưới góc độ nào (dưới góc độ ngôn ngữ hay luật học; khái quát hay chi tiết) thì cũng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh (thông thường là người có nghĩa vụ) nếu như người sau này không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ. Người thứ ba ở đây có thể là cá nhân, pháp nhân, thông thường người thứ ba, nếu là cá nhân thì phải là người có uy tín, có khả năng kinh tế và là người có quan hệ thân thiết với người được bảo lãnh. Ví dụ: cha mẹ bảo lãnh cho con; con cái bảo lãnh cho cha mẹ (quan hệ này được pháp luật một số thời kỳ trong lịch sử mặc nhiên thừa nhận); anh chị em bảo lãnh cho nhau; bạn bè thân hữu bảo lãnh cho nhau. Tóm lại, trên thực tế thông thường người đứng ra bảo lãnh với người được bảo lãnh phải là những người có quan hệ đặc biệt. Do vậy, bảo lãnh loại này thường là không có thù lao.

Đối với bên bảo lãnh là pháp nhân: pháp nhân có thể đứng ra bảo lãnh cho pháp nhân khác trong việc thực hiện nghĩa vụ, cũng có thể bảo lãnh cho cá nhân. Thông thường, một pháp nhân nếu không phải là một tổ chức tín dụng, có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp thì phải là doanh nghiệp có liên quan mật thiết với người được bảo lãnh. Ví dụ: Tổng Công ty bảo lãnh cho một hợp đồng tín dụng của Công ty thành viên; Công ty mẹ bảo lãnh cho một hợp đồng sản xuất của một Công ty con với các tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp thì bảo lãnh là một nghiệp vụ, một loại dịch vụ và có thù lao. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, số lượng các giao dịch dân sự ngày càng tăng và nhu cần được bảo đảm cho các giao dịch đó cũng tăng theo, điều này đã kéo theo sự tăng trưởng đối với dịch vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.


- Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân. Như đã nói ở trên, bản chất của bảo lãnh không phải là việc người bảo lãnh bằng danh dự, uy tín của mình, mà thực chất bằng toàn bộ khối tài sản của mình để cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người sau này không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Trong bảo lãnh - bảo đảm đối nhân, cái mà người nhận bảo lãnh quan tâm là người đứng ra bảo lãnh và khả năng tài chính của anh ta (toàn bộ khối tài sản mà người bảo lãnh có) mà không hướng vào một tài sản cụ thể nào. Ngược lại, bảo đảm đối vật (cầm cố, thế chấp) cái mà người có quyền quan tâm là tài sản cụ thể đưa ra cầm cố, thế chấp chứ không phải là khối tài sản chung của người có nghĩa vụ.

- Có một thời gian dài, chúng ta vẫn quy định việc bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, tức là người thứ ba khi đứng ra bảo lãnh cho một nghĩa vụ nào đó phải có một tài sản hợp pháp để đảm bảo việc thực hiện. Thực ra, với quy định này, bảo lãnh phải được chia ra thành bảo lãnh đối nhân; bảo lãnh đối vật và tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu chỉ đơn thuần là việc người thứ ba đứng ra cam kết với người có quyền về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho người được bảo lãnh nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện, mà không chỉ ra một tài sản cụ thể nào nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ của mình thì đây là bảo lãnh đối nhân thuần túy. Khi đó đối tượng mà người nhận bảo lãnh hướng tới là toàn bộ khối tài mà người bảo lãnh có. Ngược lại, nếu khi cam kết người bảo lãnh đã đưa ra một tài sản cụ thể dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh, khi đó bảo lãnh mang tính chất đối vật và người bảo lãnh cũng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tương đương với giá trị của tài sản đã đưa ra bảo đảm. Nếu tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì người nhận bảo lãnh cũng không có quyền yêu cầu

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí