Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng


3.1.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Ngày 03/10/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 28 quy định về bảo lãnh ngân hàng tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự ra đời của Thông tư 28 là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi có một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng cụ thể, phù hợp với các văn bản pháp luật điều chỉnh chung về hoạt động ngân hàng như Luật các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng của các TCTD, cần xem xét khắc phục một số bất cập sau:

- Thứ nhất, về bên yêu cầu bảo lãnh

Về các bên tham gia giao dịch bảo lãnh, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định nhưng trong URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantee - Bộ quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay) của ICC quy định bên được bảo lãnh có thể đồng thời là bên yêu cầu hoặc không phải là bên yêu cầu và ngược lại.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét, bổ sung thêm “bên yêu cầu bảo lãnh” vào Thông tư 28 để phù hợp với tập quán quốc tế, cụ thể là URDG 758, cũng như thực tế phát sinh từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong nước. Theo đó, bên yêu cầu bảo lãnh có thể là công ty mẹ yêu cầu bảo lãnh cho công ty con, pháp nhân yêu cầu bảo lãnh cho chi nhánh, đơn vị phụ thuộc… Đồng thời, các nhà lập pháp cần quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của bên yêu cầu bảo lãnh để chủ thể này có cơ sở tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng.

- Thứ hai, về thời hạn bảo lãnh

Để hạn chế các tranh chấp phát sinh liên quan đến thời hạn bảo lãnh


pháp luật nên có hướng dẫn cụ thể hơn đối với quy định “trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo” do hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng hiện không thể đáp ứng cách tính như trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trong khi chưa có quy định hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước về vấn đề nêu trên, giải pháp trước mắt các ngân hàng có thể áp dụng là khi triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, cán bộ tín dụng phải lưu ý tính toán sao cho ngày cuối cùng của thời hạn tránh rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ, nhằm tránh vướng mắc từ quy định nêu trên.

- Thứ ba, về ngôn ngữ của văn bản bảo lãnh

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 10

Để phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo lãnh cũng như Thông tư 28 cần sửa đổi quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh. Theo đó, các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh mà các bên tham gia giao dịch gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động theo luật pháp Việt Nam được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài nếu cần thiết. Trường hợp các văn bản được lập bằng song ngữ có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý. Ðối với giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là giao dịch bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản bảo lãnh có thể bằng một tiếng nước ngoài phổ biến được các bên thỏa thuận và chấp nhận[40].

- Thứ tư, bổ sung một số quy định về nghĩa vụ của ngân hàng phát hành bảo lãnh để ngăn ngừa, hạn chế các tranh chấp giữa các bên

Hiện nay, các TCTD mới dùng ở việc quảng bá dịch vụ bảo lãnh của mình. Họ mới đưa thông tin về sản phẩm bảo lãnh, hình thức bảo lãnh, hồ sơ bảo lãnh.Các thông tin như điều kiện cấp bảo lãnh, thẩm quyền, hạn mức cấp bảo lãnh, quy trình, thủ tục cấp bảo lãnh không được công bố trên các phương


tiện thông tin đại chúng mà quan trọng nhất là website chính thức của ngân hàng. Các thông tin này dường như chỉ dành cho nội bộ ngân hàng. Như vậy, khách hàng và đặc biệt là người thụ hưởng sẽ không biết được liệu thư bảo lãnh của mình có được phát hành hợp lệ không. Để đảm bảo lợi ích cho các bên, nên bổ sung quy định các TCTD phải công bố minh bạch các thông tin liên quan trên website của mình và phải cung cấp các văn bản nội bộ này cho khách hàng và bên nhận bảo lãnh để họ tự nghiên cứu, xem xét. TCTDphải cam kết công bố thông tin chính xác cho khách hàng và chịu trách nhiệm về việc cung cấp những thông tin đó. Trường hợp TCTD không cung cấp các thông tin cho khách hàng mà phát hành thư bảo lãnh sai thì không được lấy lý do phát hành bảo lãnh sai để thoái thác trách nhiệm bảo lãnh.

Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm của TCTD khi vị phạm nghĩa vụ bảo lãnh. Trong hầu hết các thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh đều không đề cập đến trách nhiệm của bên bảo lãnh khi từ chối thanh toán trái luật. Trong các quy tắc bảo lãnh của một TCTD ban hàn cũng không quy định điều này hoặc chỉ quy định rất chung chung, do đó cần bổ sung các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của TCTD trong quy định về bảo lãnh. Đồng thời, bên bảo lãnh phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh các chi phí như tiền chịu phạt, trả lãi, bồi thường cho người thứ ba vì không có tiền thanh toán do bên bảo lãnh không thanh toán hoặc chậm thanh toán và các chi phí khác nhằm khắc phụ hậu quả do việc không thanh toán hoặc chậm thanh toán.

3.1.2. Hoàn thiện quy định nội bộ điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, SHB cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như thực trạng hoạt động của SHB, cụ thể:


- Thứ nhất, bổ sung các quy định về bảo lãnh vô điều kiện

Bảo lãnh vô điều kiện đang ngày càng khẳng định tính linh hoạt, tiện lợi và hiệu quả cho các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Điều này làm tăng giá trị của dịch vụ bảo lãnh, đảm bảo sự tin cậy cho bên thụ hưởng. Xu hướng tất yếu của bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam là sẽ phát hành bảo lãnh vô điều kiện, không hủy ngang. Tuy nhiên, hiện nay các quy định nội bộ của SHB về bảo lãnh chỉ chú trọng đến hình thức bảo lãnh có điều kiện. Các quy định này đang làm cứng nhắc hóa hoạt động bảo lãnh thanh toán của SHB, dẫn đến việc phát hành bảo lãnh một đằng, thực hiện bảo lãnh một nẻo, trong thời gian qua đã gây ra không ít khó khăn cho các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Vì vậy, trong thời gian tới việc bổ sung những quy định cụ thể đối với trường hợp phát hành thư bảo lãnh vô điều kiện là một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro cho SHB, tạo cơ chế thống nhất cho toàn ngân hàng và định hướng cho các cán bộ ngân hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng.

Theo đó, đối với trường hợp phát hành bảo lãnh vô điều kiện, không hủy ngang, tại điều khoản về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong Hợp đồng cấp bảo lãnh/Văn bản sửa đổi bổ sung Hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc Hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh/Văn bản sửa đổi bổ sung Hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh phải quy định rõ:

- Bên được bảo lãnh mặc nhiên thừa nhận việc SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô điều kiện cho Bên nhận bảo lãnh khi SHB nhận được văn bản yêu cầu thanh toán của Bên nhận bảo lãnh mà không cần phải cung cấp các văn bản, tài liệu chứng minh;

- Bên được bảo lãnh cam kết không có bất kỳ khiếu nại hay khiếu kiện nào về việc SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô điều kiện.

- Thứ hai, về việc phát hành các thư bảo lãnh không theo mẫu của SHB


Để đảm bảo sự phù hợp trong quy định nội bộ cũng như nhằm đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh của các đơn vị trong hệ thống, trong thời gian tới SHB cần sửa đổi quy định bắt buộc các ĐVKD phải xin ý kiến Ban Pháp chế trong mọi trường hợp phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng. Theo đó, ĐVKD có thể xin ý kiến Ban Pháp chế trong những trường hợp này nhưng chỉ trong những trường hợp ĐVKD nhận thấy nó là cần thiết.

Đặc biệt, cần sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 15 và Khoản 3, Điều 23 Quyết định 2087/QĐ-TGĐ theo hướng ĐVKD chủ động xem xét, thẩm định uy tín, năng lực tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm, giá trị số tiền bảo lãnh… để đưa ra các ràng buộc về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, quyết định nội dung của cam kết bảo lãnh và chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề phát sinh (nếu có).

Ngoài ra, từ thực tiễn góp ý các thư bảo lãnh do các ĐVKD trên toàn hệ thống xin ý kiến, Ban Pháp chế có thể tổng kết, ban hành một quy định hướng dẫn (như một cẩm nang nghiệp vụ) các vấn đề liên quan đến thư bảo lãnh để các ĐVKD sẽ căn cứ vào đó để tự xem xét, đối chiếu và thực hiện.

- Thứ ba, về mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của SHB

Sửa đổi bổ sung Khoản 4 Điều 6, Điều 12 Quyết định 2087/QĐ-TGĐ và Mục 7 Mẫu số 11A-BL-SHB ban hành theo Quyết định 2087/QĐ-TGĐ theo hướng:

- Nếu khách hàng dùng chính số tiền thanh toán từ Hợp đồng để đảm bảo cho việc phát hành bảo lãnh: Bắt buộc phải quy định điều kiện phát sinh hiệu lực của thư bảo lãnh như nội dung theo mẫu số 11A-BL-SHB ban hành theo Quyết định 2087/QĐ-TGĐ.

- Nếu khách hàng không dùng số tiền thanh toán từ Hợp đồng để bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh: Không bắt buộc điều kiện phát sinh hiệu lực như trên, ĐVKD chủ động tự đánh giá, thẩm định khách hàng, tài sản bảo


đảm để quyết định nội dung về điều kiện phát sinh hiệu lực của cam kết bảo lãnh THHĐ, khuyến khích ĐVKD đàm phán, thỏa thuận với khách hàng về việc tiền thanh toán về tài khoản mở tại SHB.

3.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHB

3.2.1. Tăng cường quản lý, chỉ đạo điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Công tác điều hành và hoạch định chiến lược đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh nói riêng. Bởi vậy, ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và điều hành chung hợp lý, từ đó đưa chương trình mở rộng và phát triển bảo lãnh cụ thể, bám sát được tình hình phát triển kinh tế và phát huy được tiềm năng và thế mạnh của ngân hàng. Trong kế hoạch mở rộng bảo lãnh, ngân hàng cần đưa ra được các mục tiêu có tính thực tế cao, phù hợp với khả năng và tiềm năng của ngân hàng, đồng thời phải đề xuất những biện pháp có tính khả thi để đạt được các mục tiêu trên. Kế hoạch phát triển bảo lãnh phải phù hợp và có sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ với với mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng để đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh đó, công tác điều hành ngân hàng cũng cần được chú trọng để duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh được thực hiện một cách chặt chẽ và thống nhất.

Đi đôi với việc nâng cao công tác điều hành và hoạch định chính sách, cán bộ ngân hàng cần làm tốt việc phân tích và dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế. Đánh giá kịp thời tiềm lực tài chính, khả năng trả nợ và nắm bắt được những nhu cầu phát sinh của khách hàng hiện tại cũng như nhu cầu bảo lãnh của đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, cán bộ


ngân hàng mới có thể đưa ra được những kế hoạch phát triển đúng đắn, thích hợp cho từng thời kỳ, giúp cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức cán bộ

Con người là nhân tố có vai trò quyết định trong các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. Do vậy, cần có sự quan tâm hơn đến các yếu tố kinh nghiệm, trình độ học vấn để khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ. Cần mở rộng và nâng cao các khóa đào tạo chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

SHB cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ người lao động và phải xem đây không chỉ đơn thuần là chính sách về con người mà còn là một biện pháp thiết thực việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cụ thể:

- Đối với nhân viên mới tuyển dụng, cần có chương trình đào tạo lại một cách tổng quát về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tổ chức đào tạo một cách nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá cụ thể và xem đây là một trong những yêu cầu cần thiết để trở thành nhân viên chính thức. Điều này giúp cho đội ngũ nhân viên mới nắm được tổng quát các sản phẩm ngân hàng để có thể quảng bá một cách đầy đủ đến khách hàng cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Đối với hoạt động bảo lãnh, SHB cần sớm biên soạn và ban hành cẩm nang nghiệp vụ nhằm hệ thống hóa và chuẩn hóa các kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động này theo hướng kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn công tác bảo lãnh và có tính ứng dụng. Cùng với đó, Trung tâm Đào tạo của SHB cần kết hợp với các phòng ban có liên quan và các chi nhánh để tổ chức các hoạt động về trao đổi, học tập nghiệp vụ và tổng kết kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh một cách thường xuyên, nhằm nâng cao kỹ


năng nghiệp vụ cho nhân viên và góp phần hạn chế rủi ro trong tác nghiệp, quản lý. Đối với nhân viên, được học hỏi, trau dồi thêm kiến thức sẽ là một động lực để họ nỗ lực trong công việc.

Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên SHB thì ngoài việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lí lỗi vi phạm thì quan trọng không kém là việc phát huy vai trò của những tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên… của ngân hàng trong việc xây dựng môi trường công sở lành mạnh, văn minh. Thực tế đã cho thấy, không phải bao giờ việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm, kỷ luật: như cảnh cáo, khiển trách, tạm ngừng tăng lương… cũng đạt được hiệu quả mà cần phải kết hợp các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng, phát huy tính tự giác, sự tuân thủ Nội quy lao động của người lao động. Tuy nhiên, đối với những trường hợp cán bộ ngân hàng cố tình vi phạm quy định để trục lợi cá nhân, gây thiệt hại cho ngân hàng thì cần phải nghiêm khắc xử lý, thậm chí có thể đưa ra pháp luật giải quyết để nhằm mục đích răn đe những đối tượng khác.

3.2.3. Giải pháp về công nghệ

SHB cần hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Cụ thể, Khối Công nghệ thông tin trực thuộc Hội sở cần hỗ trợ các chi nhánh bằng cách: nâng cấp việc truy xuất thông tin từ phần mềm hiện có, mở rộng và phát triển các ứng dụng từ hệ thống để hỗ trợ cho việc soạn thảo cam kết bảo lãnh theo mẫu chuẩn trên toàn hệ thống SHB một cách tự động thay vì phải làm thủ công như hiện nay. Bên cạnh đó, từ sự hỗ trợ của Hội sở chính, các chi nhánh có thể chủ động viết những những chương trình ứng dụng nhỏ, riêng lẻ trên cơ sở phát triển chương trình lõi hiện có để phục vụ việc tác nghiệp và báo cáo trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra, với định hướng phát triển đi kèm công nghệ hiện đại, SHB

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí