phòng quốc tế gửi Báo cáo tra cứu quốc tế cho các cơ quan được chỉ định trong đơn [17].
Công bố đơn bao gồm việc công bố toàn văn nội dung đơn, trong đó có yếu tố thư mục sẽ thay thế cho các nội dung ghi trong Tờ khai và kèm theo Báo cáo tra cứu quốc tế hoặc tuyên bố rằng báo cáo này không được lập, yêu cầu bảo hộ sửa đổi và bản giải thích cho việc sửa đổi đó [18].
Những phần hình vẽ và diễn đạt mà theo văn phòng quốc tế là trái với đạo đức và trật tự xã hội, hoặc theo ý kiến của Văn phòng quốc tế là chứa những lời lẽ miệt thị (theo quy định cụ thể trong phần Quy chế thi hành hiệp ước), cũng sẽ được loại bỏ ra khỏi những nội dung được công bố của đơn.
Đơn được công bố bằng một ngôn ngữ sử dụng khi nộp đơn nếu nó là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc. Nếu đơn được nộp bằng những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ này thì đơn sẽ được công bố bằng tiếng Anh. Việc chuẩn bị bản dịch ra tiếng Anh là trách nhiệm của Cơ quan tra cứu quốc tế [19].
Người nộp đơn cũng có thể rút đơn để tránh việc công bố đơn đó theo quy định tại điểm 1(c) của Quy tắc 90bis và có thể rút yêu cầu quyền ưu tiên để trì hoãn việc công bố đơn.
1.3.3.4. Xét nghiệm sơ bộ quốc tế
Mục đích của việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế có đáp ứng tiêu chuẩn tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế hay không nhằm giúp cho những người nộp đơn có cơ hội đánh giá lại một lần nữa về khả năng được cấp bằng độc quyền cho sáng chế của mình trước khi chi các khoản tiền cần thiết cho việc nộp đơn tại các quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 2
- Cơ Quan Thực Hiện Thủ Tục Nhận Và Xử Lý Đơn Nộp Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế
- Đánh Giá Về Khả Năng Sáng Chế Được Cấp Văn Bằng Độc Quyền
- Sự Tương Thích Giữa Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Với Các Quy Định Của Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế
- Các Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Mỹ Và Nhật Bản.
- Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Nhật Bản
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
[17] Quy tắc 1 (b,c)
[18] Quy tắc 48.2
[19] Quy tắc 48.3
Việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế được tiến hành tại Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền theo Hiệp ước hợp tác sáng chế. Để đơn được xét nghiệm quốc tế, Người nộp đơn phải nộp “Yêu cầu” (Demand). Việc nộp yêu cầu này là tuỳ chọn và được thực hiện riêng biệt với việc nộp đơn. Người nộp đơn phải chỉ ra nước hoặc các nước thành viên Hiệp ước hợp tác sáng chế mà tại đó người nộp đơn dự định sử dụng kết quả xét nghiệm sơ bộ quốc tế (gọi là “nước lựa chọn” – elected state) và phải nộp lệ phí xét nghiệm sơ bộ cho Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế đó cho Văn phòng quốc tế.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế, Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế sẽ tiến hành kiểm tra yêu cầu này theo quy định. Nếu không đáp ứng quy định, cơ quan này sẽ gửi yêu này cho Văn phòng quốc tế và cho người nộp đơn [20].
Người nộp đơn đã nộp Yêu cầu có thể sửa đổi Yêu cầu bảo hộ, Bản mô tả và hình vẽ tại thời điểm nộp Yêu cầu này hoặc trước khi Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế được lập.
Sau khi xét nghiệm theo các tiêu chuẩn quy định, Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế lập Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế trong thời hạn quy định và gửi Báo cáo này cùng với các phụ lục kèm theo quy định cho người nộp đơn và cho Văn phòng quốc tế. Báo cáo này được dịch ra ngôn ngữ mà Cơ quan sáng chế của nước được chọn yêu cầu và được Văn phòng quốc tế gửi cùng với các phụ lục cho mỗi cơ quan sáng chế đó. Một bản sao của bản dịch này cũng được gửi cho người nộp đơn. Nếu thấy bản dịch đó có lỗi, người nộp đơn gửi ý kiến bằng văn bản về các lỗi đó cho cơ quan sáng chế của nước được chọn và cho văn phòng quốc tế.
Các quy định cụ thể về Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế được quy định tại Điều 35 Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy tắc 70 của Quy chế thi hành hiệp ước.
[20] Quy tắc 61.1 Quy chế thi hành Hiệp ước
Trên đây là toàn bộ các thủ tục mà người nộp đơn phải tiến hành (Trừ thủ tục xét nghiệm sơ bộ quốc tế là có thể lựa chọn) khi đơn sáng chế ở giai đoạn quốc tế.
Các thủ tục về xét nghiệm sơ bộ quốc tế và Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế được quy định rất chi tiết trong Quy tắc 70 của Quy chế thi hành Hiệp ước. Với việc quy định chi tiết như vậy, Hiệp ước hợp tác sáng chế đã đưa ra đường hướng cơ bản cho người nộp đơn trong việc cân nhắc xem có nên nộp yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế hay không, và khi nộp yêu cầu thì sẽ thu được những lợi ích gì. Còn các cơ quan sáng chế quốc gia cũng được tạo điều kiện thuận lợi khi có thể cân nhắc xem có thể dựa tiến hành xét nghiệm tại quốc gia của mình trên cơ sở kết quả xét nghiệm quốc tế như thế nào. Trên thực tế, rất nhiều người nộp đơn lựa chọn việc yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế trong giai đoạn quốc tế của đơn.
Theo hướng dẫn hiện nay của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có 13 cơ quan sáng chế quốc gia được công nhận có vai trò là cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế như sau [21]:
- Cơ quan sáng chế Áo
- Cơ quan sáng chế Úc
- Việc Sở hữu trí tuệ quốc gia Bra-xin
- Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada
- Cơ quan sáng chế Châu Âu
- Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu Tây Ban Nha
- Cơ quan Sở hữu trí tuệ Phần Lan
- Cơ quan Sáng chế Nhật Bản
- Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ, Sáng chế và Nhãn hiệu Liên bang Nga
- Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Thụy Điển
[21] World Interlectual Property Organizattion, The PCT Applicant’s Guide
- Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ
- Viện Sáng chế Bắc Âu
Cơ quan sáng chế Ai Cập Và Cơ quan sáng chế Ixrael đã được chỉ định là Cơ quan tra cứu quốc tế đồng thời là Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế. Việc chỉ định này sẽ có hiệu lực ngay khi các cơ quan này sẵn sàng thực hiện công việc
[22].
1.3.3.5. Giai đoạn quốc gia
Sau khi kết thúc giai đoạn quốc tế, để tiến hành việc yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình tại các nước đã được chỉ định trong đơn hoặc đã được chọn trong yêu cầu, Người nộp đơn phải thực hiện một số công việc nhất định để thực hiện việc “vào giai đoạn quốc gia”: nộp lệ phí theo quy định, nộp các tài liệu cần thiết trong một thời hạn nhất định, theo quy định của pháp luật quốc gia. Theo quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế, các nước thành viên sẽ từ chối không cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong đơn quốc tế, khi:
- Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với pháp luật của nước thành viên được yêu cầu bảo hộ.
- Việc bảo hộ sáng chế đó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên được chỉ định.
Để vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn phải nộp lệ phí theo quy định của nước đó, cũng như nộp các tài liệu cần thiết trong một thời hạn nhất định mà theo quy định hiện nay là 30 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn (một số quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn này dài hơn) [23]. Lệ phí nêu trên thường là lệ phí nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền quốc gia/khu vực thông thường. Trên thực tế, một số quốc gia cho phép giảm lệ phí nộp đơn cho đơn quốc tế khi vào giai đoạn quốc gia.
[22] PCT Newsletter, October 2009, p.1
[23] Điều 22 Hiệp ước hợp tác sáng chế
Đối với hình vẽ nộp kèm theo đơn, nếu đáp ứng các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế thì thường là hình vẽ không phải nộp khi vào giai đoạn quốc gia. Thông thường hình vẽ của đơn sáng chế được kèm theo bản mô tả và yêu cầu bảo hộ của đơn.
Tài liệu xin quyền ưu tiên và bản dịch thường là không phải nộp khi nộp đơn vào giai đoạn quốc gia, trừ một số trường hợp nhất định theo yêu cầu của cơ quan sáng chế quốc gia. Văn phòng quốc tế là nơi có trách nhiệm gửi bản sao tài liệu ưu tiên cho từng cơ quan được chỉ định trong đơn.
Một số nước thành viên Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định rằng việc vào giai đoạn quốc gia phải được người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện. Do đó, trước khi vào giai đoạn quốc gia Người nộp đơn phải tìm hiểu kỹ quy định của nước mà mình đã chỉ định trong đơn để tránh các sai sót không đáng có. Thông thường, nếu việc vào giai đoạn quốc gia phải được thực hiện thông qua đại diện, thì cần phải có một tài liệu nữa là Giấy ủy nhiệm quyền đại diện.
Hiệp ước hợp tác sáng chế cũng đảm bảo cho người nộp đơn có cơ hội sửa đổi bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ tại các cơ quan sáng chế của các nước được chỉ định.
Rất nhiều đơn sáng chế khi vào giai đoạn quốc gia cần được dịch ra ngôn ngữ tại quốc gia đó, do đó vấn đề bản dịch cũng là vấn đề đặt ra trong quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Phần lớn các các Cơ quan sáng chế trên thế giới cho phép sửa lỗi bản dịch của đơn quốc tế, trừ một số ít cơ quan như cơ quan sáng chế Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Điều 46 của Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định nếu đối tượng trong bản dịch của đơn quốc tế có phạm vi bảo hộ rộng hơn so với đối tượng bảo hộ nêu trong đơn trong ngôn ngữ gốc, thì cơ quan sáng chế của quốc gia hay khu vực thành viên có thể hạn chế yêu cầu bảo hộ cho phù hợp với yêu cầu bảo hộ của đơn trong ngôn ngữ gốc và tuyên bố khối lượng bảo hộ vượt quá là không có hiệu lực và bị hủy bỏ.
Như vậy, các nội dung chính của Hiệp ước hợp tác sáng chế bao gồm những nội dung nêu trên. Cần phải lưu ý rằng việc Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ đưa ra những quy định về vấn đề nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, còn việc ra quyết định có cấp bằng độc quyền sáng chế hay không thì thuộc về trách nhiệm của cơ quan sáng chế của các quốc gia được chỉ định. Do đó, ngoài những tiêu chuẩn của Hiệp ước về điều kiện cấp bằng độc quyền thì các cơ quan của các quốc gia có thể có những yêu cầu khác để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
Nhằm bảo đảm quyền lợi cho người nộp đơn, phần lớn pháp luật quốc gia cho phép nếu lỗi không được khắc phục trong thời hạn quy định, thì người nộp đơn có quyền yêu cầu cơ quan sáng chế có liên quan xem xét lại.
Vấn đề xét nghiệm và cấp bằng độc quyền sẽ được thực hiện tại mỗi quốc gia sau khi đơn đã vào giai đoạn quốc gia, sẽ được áp dụng theo luật pháp của mỗi quốc gia. Để đảm bảo cho tính linh hoạt của việc áp dụng Hiệp ước này, khoản 5 Điều 25 của Hiệp ước quy định : “Không một điều nào trong Hiệp ước này và Quy chế thi hành Hiệp ước được hiểu là nhằm hạn chế tự do của mỗi nước thành viên trong việc quy định các điều kiện về bản chất đối với khả năng cấp bằng độc quyền mà nước đó đòi hỏi. Đặc biệt là điều khoản nào của Hiệp ước này và Quy chế thi hành Hiệp ước đối với việc xác định tình trạng kỹ thuật cũng chỉ nhằm thực hiện các thủ tục quốc tế, do đó, nước thành viên bất kỳ, khi xác định khả năng cấp bằng độc quyền của sáng chế cho đơn quốc tế, vẫn có quyền áp dụng các tiêu chuẩn trong luật quốc gia của mình liên quan đến tình trạng kỹ thuật đã biết và các điều kiện khác về khả năng cấp bằng độc quyền nếu các điều kiện đó không phải là các yêu cầu về hình thức và nội dung đơn”.
Sau đây là quy trình nộp đơn theo Hiệp ước này:
Bản sao tài liệu ưu tiên
Bản sao Báo cáo tra cứu quốc tế và Bản dịch ra tiếng Anh của Báo cáo nếu cần
Bản sao Yêu cầu bảo hộ sửa đổi theo Điều 19 và tuyên bố theo Điều 19
Bản sao Đơn (Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ, hình vẽ, tóm tắt) nộp ban đầu
Cơ quan sáng chế của nước được chỉ định
Đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt nhất định theo Quy tắc 51bis (VD: chỉ định đại diện Sở hữu trí tuệ, chuyển giao…)
Nộp lệ phí nộp Đơn quốc gia
Bản dịch Đơn, Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ (nộp ban đầu và/hoặc sửa đổi theo Điều 19 và Tuyên bố theo Điều 19), Tóm tắt, hình vẽ có chữ
Trường hợp muốn vào sớm giai đoạn quốc gia tức là trước khi Văn phòng quốc tế gửi bản sao Đơn), bản sao Đơn
Người nộp đơn
Văn phòng quốc tế
Với những quy định về thủ tục như trên, Hiệp ước hợp tác sáng chế đã mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho tác giả sáng chế, người nộp đơn mà cả các cơ quan sáng chế quốc gia. Hiệp ước hợp tác sáng chế thực sự đã tạo một nền tảng thuận lợi cho tất cả những cá nhân, cơ quan tổ chức liên quan trong việc phát triển việc bảo hộ sáng chế.
Đối với những người có nhu cầu nộp đơn sáng chế và được bảo hộ sáng chế, cũng như khai thác sáng chế và các thông tin sáng chế, thì Hiệp ước hợp tác sáng chế đã mang lại các lợi ích cụ thể như sau:
Đơn quốc tế có thể được nộp bằng ngôn ngữ chính thức của cơ quan nhận đơn, sau một thời gian quy định mới phải nộp bản dịch Đơn này ra ngôn ngữ chính thức của cơ quan tra cứu quốc tế và ngôn ngữ công bố.
Thời gian để quyết định xem có nên nộp đơn ở nước ngoài không được kéo dài ít nhất 18 tháng sau khi kết thúc ngày cuối cùng của năm ưu tiên.
Khái niệm về tính thống nhất của đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế được các nước thành viên của Hiệp ước chấp nhận mà không được đưa ra thêm bất kỳ quy định nào khác
Thủ tục về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên được đơn giản hóa, thể hiện ở chỗ người nộp đơn quốc tế chỉ việc gửi một bản sao tài liệu ưu tiên cho Văn phòng quốc tế hoặc cho Cơ quan nhận đơn trong vòng 16 tháng tính từ ngày ưu tiên và khi tài liệu ưu tiên do cơ quan nhận đơn cấp thì người nộp đơn quốc tế có thể yêu cầu cơ quan này chuẩn bị và gửi cho Văn phòng quốc tế. Văn phòng quốc tế có nghĩa vụ gửi tài liệu ưu tiên cho tất cả các nước được chỉ định theo quy định.
Hình vẽ nếu đáp ứng các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế thì sẽ được chấp nhận ở tất cả các cơ quan sáng chế của các nước thành viên Hiệp ước, không một cơ quan sáng chế nào của các nước thành viên Hiệp ước hợp tác sáng chế được đưa ra các yêu cầu, quy định khác về hình vẽ.