Các Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Mỹ Và Nhật Bản.

trong bản mô tả sáng chế. Quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 43 của Hiệp ước hợp tác sáng chế[30].

Như vậy, so với những quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế về nộp đơn quốc tế, các quy định của pháp luật Việt Nam không trái ngược và không mâu thuẫn. Các quy định về xử lý đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Việt Nam có thể còn tương đối chi tiết. Tuy nhiên, các quy định về việc nộp đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam còn không thực sự chi tiết. Trên thực tế, khi người nộp đơn Việt Nam có nhu cầu nộp đơn quốc tế, họ đã gặp một số khó khăn trong việc tự tìm hiểu thông tin về thủ tục nộp đơn trong các văn bản pháp quy hiện hành. Trong điều kiện nền kinh tế cũng như nền khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, việc người nộp đơn Việt Nam có nhu cầu nộp đơn quốc tế sẽ ngày càng nhiều. Thiết nghĩ quy định về vấn đề này sẽ cần được cụ thể hóa hơn nữa trong pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Với mục đích đó, để tìm hiểu và so sánh quy định tương đương tại một số quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài về luật sở hữu trí tuệ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại hai quốc gia là Mỹ và Nhật Bản.‌

2.2. Các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại Mỹ và Nhật Bản.


2.2.1. Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại Mỹ

Pháp luật Mỹ quy định về việc bảo hộ sáng chế tại Đề mục 35 (Title 35) của Bộ luật Mỹ (United States Code). Theo các quy định tại văn bản pháp luật này, có thể chia các quy định liên quan đến đơn sáng chế quốc tế theo 2 phần,


[30] Điều 43 Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định “ Đối với nước được chỉ định hoặc được chọn bất kỳ mà luật quốc gia quy định cấp bằng tác giả sáng chế, giấy chứng nhận giải pháp hữu ích, mẫu hữu ích, bằng độc quyền hoặc chứng nhận bổ sung, bằng tác giả sáng chế bổ sung hoặc giấy chứng nhận hữu ích bổ sung, thì như Quy chế quy định, người nộp đơn có thể chỉ rõ rằng đối với Nước này đơn quốc tế của mình yêu cầu cấp bằng tác giả sáng chế, giấy chứng nhận giải pháp hữu ích, mẫu hữu ích chứ không phải là bằng độc quyền hoặc yêu cầu cấp bằng độc quyền bổ sung hoặc giấy chứng nhận bổ sung, và hệ quả tiếp theo sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của người nộp đơn”.

phần 1 là các quy định về nộp đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ và phần 2 là quy định về nộp đơn quốc tế có nguồn gốc Mỹ. Pháp luật Mỹ quy định về những nội dung này rất chi tiết và cụ thể. Ngoài những quy định trong 2 chương 36 và 37 của Luật Sáng chế Mỹ, nội dung này cũng được quy định trong phần đơn sáng chế quốc tế trong Bộ quy tắc sáng chế Mỹ.

2.2.1.1. Các quy định chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

2.2.1.1.1. Các quy định về điều kiện bảo hộ

Pháp luật Mỹ quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế tại các điều từ 100 đến 105 của Đề mục 35 của Bộ luật Mỹ. Theo các quy định, một sáng chế muốn được cấp bằng độc quyền tại Mỹ phải có các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và có ích. Điều này thể hiện tại Điều 102 của Luật Sáng chế Mỹ.

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 7

Luật sáng chế tại Mỹ cũng quy định những tiêu chuẩn bắt buộc để cấp văn bằng bảo hộ cho một sáng chế là tính mới, tính sáng tạo và khả năng sử dụng.

Tuy nhiên, tính mới theo quy định của Luật sáng chế tại Mỹ có những điểm khác biệt so với quy định của Luật sáng chế các nước khác trên thế giới. Điều này được thể hiện ở quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong luật sáng chế của Mỹ. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên cả Mỹ quy định nếu có hai người nộp đơn trở lên đều nộp yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế thì khi được cấp, bằng độc quyền được cấp cho người đầu tiên đã tạo ra sáng chế đó cho dù người đó nộp đơn sau. Để được công nhận là mình đã tạo ra sáng chế đầu tiên, người đó phải nộp một bản cam kết tuyên bố rằng mình chính là tác giả đầu tiên tạo ra

sáng chế đó [31].

Điểm khác biệt thứ hai là Luật sáng chế Mỹ dành cho người nộp đơn thời hạn ưu đãi là một năm. Theo đó, việc sử dụng công khai tại Mỹ sáng chế của đơn trong vòng một năm trước ngày nộp đơn không ảnh hưởng đến việc cấp bằng độc quyền cho sáng chế đó về tiêu chuẩn tính mới.


[31] Quy định tại Điều 115 của Luật sáng chế Mỹ.

Nói chung pháp luật về sáng chế của Mỹ có những điểm đặc biệt và được quy định rất chi tiết. Tuy nhiên, về cơ bản thì các điều kiện bảo hộ sáng chế cũng không quá khác biệt với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Theo pháp luật về bảo hộ sáng chế tại Mỹ, các đối tượng có thể được cấp bằng độc quyền tại Mỹ là quy trình, sản phẩm hay chế phẩm mới. Trong đó, quy trình bao gồm quá trình hay phương pháp, chủ yếu bao gồm các quy trình công nghiệp hay quy trình kỹ thuật; sản phẩm dùng để chỉ các sản phẩm sản xuất bằng phương pháp công nghiệp; chế phẩm bao gồm các chế phẩm hóa học và có thể bao gồm các hỗn hợp chất cũng như các chất hóa học. Về thực chất, tất cả những gì do con người sáng tạo ra và các quy trình chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm đó đều có thể được cấp bằng độc quyền bảo hộ sáng chế, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn để cấp bằng sáng chế.

Tuy nhiên, các đối tượng chỉ sử dụng cho vật liệu nguyên tử hoặc hạt nhân đặc biệt để chế tạo vũ khí nguyên tử được quy định là đối tượng loại trừ.

2.2.1.1.2.Hình thức bảo hộ

Theo Luật sáng chế của Mỹ, có các loại bằng độc quyền sáng chế như sau: Bằng độc quyền sáng chế giống như các bằng sáng chế của các nước khác với thời hạn hiệu lực là 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Loại thứ hai là bằng độc quyền sáng chế cấp lại. Đây là loại bằng được cấp trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ bản mô tả hoặc hình vẽ trong bằng độc quyền đã được cấp thực ra không khai thác hoặc phạm vi bảo hộ của bằng độc quyền này rộng hơn so với phạm vi mà bằng độc quyền đó có quyền yêu cầu thì bằng độc quyền sẽ cấp bị hủy bỏ hiệu lực và chủ bằng độc quyền này có quyền yêu cầu cấp lại bằng độc quyền. Trong trường hợp đó, bằng độc quyền cấp lại sẽ được cấp nếu chủ bằng độc quyền nộp lệ phí theo quy định. Thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền cấp lại này kết thúc theo thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền đã bị hủy bỏ. Các dấu hiệu mới không được đưa vào đơn yêu cầu cấp lại bằng độc quyền này.

2.2.1.2. Quy định về xử lý đơn quốc tế có nguồn gốc Mỹ

Các quy định này thể hiện tại Chương 36 Luật Sáng chế Mỹ và phần về đơn quốc tế tại Phần C Bộ quy tắc sáng chế Mỹ (Patent Rules). Các quy định được thể hiện rất chi tiết về các nội dung liên quan đến đơn quốc tế, cụ thể như sau:

Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế là Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Theo đó cơ quan này sẽ là cơ quan nhận đơn cho các đơn quốc tế có ít nhất một người nộp đơn có quốc tịch hoặc cư trú tại Mỹ. Ngoài ra, theo các hiệp ước ký kết giữa Mỹ với các quốc gia khác, cơ quan này cũng có thể nhận đơn cho những đơn có người nộp đơn cư trú hoặc là công dân của quốc gia đó. Cơ quan nhận đơn này sẽ thực hiện mọi nhiệm vụ của văn phòng nhận đơn theo quy

định của Hiệp ước. Đơn sáng chế nộp tại văn phòng này sẽ phải làm bằng tiếng Anh [32].

Theo Điều 362 của Luật sáng chế Mỹ, Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ cũng sẽ có vai trò là Cơ quan tra cứu quốc tế và Cơ quan xét nghiệm quốc tế.

Nhiệm vụ và chức năng của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ với tư cách là Cơ quan nhận đơn, Cơ quan tra cứu quốc tế, Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế được quy định chi tiết trong các điểm 1.412 đến 1.416 của Bộ Quy tắc sáng chế Mỹ. Các quy định về chức năng nhiệm vụ của các văn phòng này hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Luật sáng chế Mỹ cũng có quy định rõ về việc đơn quốc tế sẽ được hưởng quyền ưu tiên như thế nào. Theo đó, một đơn sáng chế quốc gia sẽ được hưởng quyền ưu tiên từ một đơn quốc tế có chỉ định một quốc gia nào đó không phải là Mỹ. Ngược lại, một đơn quốc tế chỉ định Mỹ sẽ được hưởng quyền ưu tiên từ một đơn từ một đơn sáng chế nộp tại một quốc gia khác, hay một đơn quốc tế có chỉ định một quốc gia nào khác không phải là Mỹ.


[32] Điều 361.a Luật sáng chế Mỹ.

Ngoài ra, các đơn sáng chế quốc tế có chỉ định Mỹ sẽ được hưởng ngày nộp đơn là ngày nộp đơn quốc gia tại Mỹ hoặc ngày nộp đơn quốc tế trước đó có chỉ định Mỹ, và đơn quốc gia sẽ được hưởng ngày nộp đơn của đơn quốc tế có chỉ định Mỹ.

Luật sáng chế của Mỹ còn có quy định trường hợp Cơ quan nhận đơn Mỹ từ chối không ghi nhận ngày nộp đơn cho đơn quốc tế chỉ định vào Mỹ hoặc gửi cho đơn quốc tế chỉ định vào Mỹ bị coi như rút bỏ thì người nộp đơn có thể yêu cầu Giám đốc của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ xem xét lại quyết định này.

Trong Phần C của Bộ quy tắc sáng chế của Mỹ, việc xử lý đơn quốc tế được quy định rất chi tiết đối với các nội dung cụ thể sau:

- Chức năng nhiệm vụ của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ với tư cách là Cơ quan nhận đơn, Cơ quan tra cứu quốc tế, Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế, Cơ quan được chỉ định hay được chọn;

- Việc nộp bản dịch của đơn quốc tế;

- Người nộp đơn quốc tế: Ngoài quy định về việc người nộp đơn phải là công dân hoặc người cư trú tại Mỹ hoặc một quốc gia thành viên của Hiệp ước, có một quy định thêm là người nộp đơn khi nộp đơn chỉ định vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ, thì phải là tác giả của sáng chế theo như quy định về người nộp đơn theo quy định của Luật sáng chế Mỹ. Các đồng tác giả phải cùng đứng tên nộp đơn sáng chế [33]. Nếu tác giả đã qua đời thì người đại diện hợp pháp có thể đứng tên nộp đơn cho những đơn quốc tế có chỉ định vào Mỹ, nếu tác giả không đủ năng lực hành vi thì người đại

diện hợp pháp (người bảo trợ, người giám hộ)…) có thể đứng tên nộp đơn quốc tế có chỉ định vào Mỹ. Khi đơn quốc tế chỉ định vào các quốc gia


[33] Điểm 1.421.b - Bộ quy tắc sáng chế Mỹ

khác, thì người nộp đơn có thể là người được chuyển nhượng hoặc là chủ sở hữu sáng chế [34].

- Tất cả các yêu cầu về sửa đổi người nộp đơn, đại diện, yêu cầu rút đơn, hưởng quyền ưu tiên, yêu cầu chỉ định, chọn, yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế, đều phải có đầy đủ chữ ký của những người nộp đơn;

- Các yêu cầu cụ thể về đơn: Các yêu cầu này được quy định chi tiết, cụ thể và hoàn toàn giống với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế;

- Các quy định về việc nộp, yêu cầu, sửa đổi về quyền ưu tiên;

- Các quy định về sửa đổi bản mô tả và yêu cầu bảo hộ trong giai đoạn quốc tế.

- Các quy định về tính thống nhất của đơn, về tra cứu quốc tế và xét nghiệm sơ bộ quốc tế. Các quy định này hoàn toàn giống với những quy định trong phần Quy chế thi hành Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Nhìn chung, quy định về đơn quốc tế của pháp luật sáng chế Mỹ có thể được đánh giá là chi tiết, chặt chẽ và phù hợp với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

2.2.1.3. Quy định về xử lý đơn quốc tế nộp vào Mỹ

i) Thủ tục về nộp đơn quốc tế vào Mỹ

Cơ quan có thẩm quyền nhận và xử lý đơn của Mỹ là Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ [35].

Thời hạn để nộp đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ là 30 tháng. Quy định về thủ tục này được thể hiện tại Chương 37 của Luật Sáng chế,

theo đó người nộp đơn phải nộp các tài liệu sau khi nộp đơn vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ:

- Lệ phí quốc gia;



[34] Điểm 1.421.c - Bộ quy tắc sáng chế Mỹ

[35] Điều 371 của Luật Sáng chế Mỹ

- Bản sao của đơn quốc tế và bản dịch tiếng Anh của đơn nếu như đơn được nộp bằng một ngôn ngữ khác tiếng Anh;

- Các sửa đổi nếu có đối với yêu cầu bảo hộ, nếu như các sửa đổi đó chưa được Văn phòng quốc tế gửi cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ, và bản dịch tiếng Anh của những sửa đổi đó nếu đã được nộp bằng một ngôn ngữ khác tiếng Anh;

- Bản tuyên thệ hay khai báo về tác giả theo quy định của Luật sáng chế Mỹ;

- Bản dịch tiếng Anh của các phụ lục kèm với thông báo kết quả xét nghiệm sơ bộ quốc tế, nếu các phụ lục đó làm bằng ngôn ngữ khác.

Các tài liệu này phải được nộp vào thời điểm đơn vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ hoặc theo một thời gian cụ thể do Giám đốc cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ quy định [36]. Tuy nhiên bản sao của đơn quốc tế thì bắt buộc phải nộp và thời điểm đơn nộp vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ. Hết các thời hạn đó mà người nộp đơn không nộp được các tài liệu nêu trên thì đơn sẽ bị coi như rút bỏ.

Theo yêu cầu của người nộp đơn, việc xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia tại Mỹ có thể bắt đầu tại bất kỳ thời điểm nào khi mà người nộp đơn đã hoàn tất mọi thủ tục theo quy định.

Các quy định cụ thể về bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ của đơn sáng chế được quy định chi tiết hơn trong Bộ quy tắc sáng chế (Patent Rules). Pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ của Mỹ đã có lịch sử lâu đời. Hơn nữa, Mỹ cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển, song song với nền khoa học kỹ thuật rất phát triển, do đó, các quy định cho việc về các vấn đề này rất chi tiết và cụ thể [37]. Về cơ bản các quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định thể hiện trong Hiệp ước hợp tác sáng chế.


[36] Theo quy định tại điểm 1.495 Bộ quy tắc sáng chế Mỹ, thời hạn này là 30 tháng kể từ ngày ưu tiên.

[37] Xem phần 1.51 đến 1.88 của Bộ quy tắc sáng chế Mỹ

Tuy nhiên, pháp luật về sáng chế tại Mỹ có một khác biệt hơn về phần người nộp đơn như sau: Theo luật sáng chế Mỹ chỉ có người tạo ra sáng chế (tác giả sáng chế) mới có quyền nộp đơn [38]. Nếu người nộp đơn không phải là tác giả sáng chế thì dù đã được cấp bằng độc quyền sáng chế cũng vẫn bị hủy bỏ hiệu lực và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu tác giả sáng chế đã chết, người có thể thực hiện việc nộp đơn là đại diện pháp lý của tác giả. Nếu tác

giả sáng chế bị bệnh tâm thần thì người giám hộ có thể thực hiện quyền nộp đơn. Nếu tác giả sáng chế từ chối việc nộp đơn hoặc không tìm thấy tác giả sáng chế thì đồng tác giả sáng chế có thể nộp đơn. Có một trường hợp duy nhất mà pháp luật Mỹ cho phép người không phải là tác giả sáng chế nộp đơn, đó là trường hợp người có quyền lợi tài sản về sáng chế có thể nộp đơn, với điều kiện tác giả sáng chế từ chối nộp đơn hoặc không tìm thấy tác giả sáng chế, cũng như phải có văn bản chuyển giao quyền nộp đơn [39]. Theo quy định đó, những đơn quốc tế chỉ định vào Mỹ cũng yêu cầu người nộp đơn phải là tác giả.

Việc thiết sót về tác giả sáng chế như sai tên, thiếu tác giả… có thể được khắc phục trong quá trình xử lý đơn.

Như vậy có thể thấy rằng, pháp luật sáng chế của Mỹ đặc biệt chú trọng bảo vệ quyền lợi của tác giả sáng chế, thể hiện ở quy định chỉ tác giả, người tạo ra sáng chế, mới có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Quy định này rất khác biệt so với phần lớn quy định của các quốc gia khác trên thế giới, cũng như với quy định về người nộp đơn trong Hiệp ước hợp tác sáng chế. Tuy nhiên, Hiệp ước cho phép các nước thành viên có những quy định riêng cả về thủ tục nộp đơn và xét nghiệm đơn, nên những quy định này không bị coi là mâu thuẫn với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

ii) Thủ tục xử lý đơn quốc tế trong giai đoạn quốc gia tại Mỹ.



[38] Điều 111, 115 của Luật Sáng chế Mỹ

[39] Điều 118 Luật Sáng chế Mỹ

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí