Sự Tương Thích Giữa Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Với Các Quy Định Của Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế

Việc có được Báo cáo tra cứu quốc tế và Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế cho phép người nộp đơn cân nhắc kỹ xem có nên tiếp tục theo đuổi việc nộp đơn ở những nước đã được chỉ định hay không. Nếu thấy rằng sáng chế của mình khó có khả năng được cấp bằng sáng chế thì không nộp đơn vào giai đoạn quốc gia nữa. Bằng cách này, người nộp đơn có thể không phải tốn kém chi phí và công sức cho việc nộp đơn ra nước ngoài một cách vô ích.

Đặc biệt, đối với các cơ quan sáng chế của các quốc gia thành viên, Hiệp ước hợp tác sáng chế cũng đã mang lại những lợi ích rất cụ thể như:

Nhờ cơ chế chỉ định của Hiệp ước hợp tác sáng chế, các cơ quan sáng chế của các nước có thể có được sự tăng trưởng đáng kể về số đơn sáng chế

Việc xử lý và xét nghiệm đơn nộp theo thể thức của Hiệp ước hợp tác sáng chế sẽ dễ dàng hơn vì những lý do sau: các yêu cầu về mặt hình thức đối với đơn đã được kiểm tra; việc công bố đơn quốc tế có thể không cần thiết trong giai đoạn quốc gia; đã có sẵn báo cáo tra cứu quốc tế, trong đó chỉ rõ những tài liệu cụ thể liên quan đến sang chế, cần thiết cho việc xét nghiệm nội dung đơn quốc tế; đã có Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (cho các đơn mà khách hàng có yêu cầu xét nghiệm sơ bộ ở giai đoạn quốc tế)

Hiệp ước hợp tác sáng chế cung cấp cho cơ quan sáng chế quốc gia của các nước thành viên các tài liệu bao gồm: công bố đơn quốc tế bao gồm bản tóm tắt cùng với các yếu tố thư mục cần thiết của đơn quốc tế, bản sao toàn bộ đơn quốc tế chỉ định nước có liên quan. Điều này đã giúp các cơ quan sáng chế quốc gia rất nhiều trong việc xử lý các đơn sáng chế.

Chương II:‌

ĐÁNH GIÁ SỰ TƯƠNG THÍCH GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỚI QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ


2.1 Sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế

Việt Nam tham gia Hiệp ước này từ ngày 10/3/1993. Sau quá trình gần 20 năm tham gia Hiệp ước, cùng với sự phát triển và tiến bộ của hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ trong nước, pháp luật về bảo hộ sáng chế của Việt Nam nhìn chung cũng khá đầy đủ và phù hợp với những quy định chung của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

2.1.1. Các quy định chung về bảo hộ sáng chế

2.1.1.1 Các quy định về điều kiện bảo hộ

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 6

Sáng chế là một đối tượng sở hữu công nghiệp lâu đời, do đó các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế khá tương đồng ở các quốc gia. Các quy định nay nhìn chung là tương thích với quy định về mục đích xét nghiệm sơ bộ quốc tế của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Thông thường, điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định với ba điều kiện cụ thể về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề điều kiện bảo hộ trong một loạt văn bản pháp luật về Sở hữu trí tuệ cụ thể. Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

“Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số đối tượng sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế là “Phát minh, lý thuyết khoa học hoặc, phương pháp toán học; sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính; cách thức thể hiện thông tin; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, giống thực vật, giống động vật; quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật”.

Tính mới của sáng chế được thể hiện cụ thể theo quy định cụ thể của từng quốc gia khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, tính mới của sáng chế được quy định cụ thể tại Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, “sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”.

Tính sáng tạo của sáng chế được quy định tại Điều 61 của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, theo đó sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Ngoài ra, khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là khả năng thực hiện việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm áp dụng sáng chế cũng là một yêu cầu được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Các quy định này áp dụng cho cả các đơn sáng chế nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế được chỉ định vào Việt Nam. Đối chiếu với các quy định về điều

kiện bảo hộ tại Hiệp ước hợp tác sáng chế, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam có những quy định tương thích.

2.1.1.2 Quy định về hình thức bảo hộ

Pháp luật Việt Nam quy định hai hình thức bảo hộ sáng chế là bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Cụ thể, Điều 58 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định sáng chế sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu giải pháp kỹ thuật đáp ứng ba điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, và được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu giải pháp kỹ thuật xin bảo hộ chỉ đáp ứng điều kiện về tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp.


2.1.2. Quy định về đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

Các quy định về đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam trong pháp luật Việt Nam còn được quy định tại Điều 11 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và được làm rõ hơn tại điểm 27.1 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư 01/2007), theo đó có một số nội dung cụ thể như sau:

Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:

a) Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;

b) Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế;

c) Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;

d) Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp

ước;

e) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;

g) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế

h) Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế 24.

Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản.

Cơ quan tra cứu quốc tế và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế đối với Đơn nguồn gốc Việt Nam là Cơ quan sáng chế Ôtxtrâylia, Nga, Thuỵ Điển, Áo, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế châu Âu [25].


2.1.3. Quy định về xử lý đơn quốc tế nộp vào Việt Nam

Trước tiên xét đến các quy định về thủ tục nộp đơn sáng chế vào Việt Nam. Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Việt Nam cần phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch ra tiếng của đơn quốc tế bao gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt. Tài liệu này cần phải được nộp trong 31 tháng kể từ ngày ưu tiên (phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 22 của Hiệp ước hợp tác sáng chế). Cùng với tài liệu đó, lệ phí quốc gia cũng cần phải được nộp vào thời điểm này [26]. Như vậy quy định này của pháp luật Việt Nam phù hợp với quy định tại Điều 22 Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Đối với cá nhân, nước ngoài không thường trú tại Việt nam, tổ chức cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt nam, thì công việc này cần được tiến hành thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam [27], do đó,


[24[ Điểm 27.1 Thông tư 01/2007

[25] Điểm 27.3 Thông tư 01/2007

[26] Điều 11 Nghị định 103/2006/NĐ-CP và điểm 27 Thông tư 01/2007

[27] Điều 89 khoản 2 Luật sở hữu trí tuệ 2005

người nộp đơn cần chuẩn bị một tài liệu cần cho việc nộp đơn vào giai đoạn quốc quốc gia là Giấy ủy nhiệm quyền đại diện đối với những chủ thể như đã nêu ở trên.

Tài liệu xin quyền ưu tiên là tài liệu không bắt buộc khi nộp đơn quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên việc hưởng quyền ưu tiên phải được khẳng định lại trong tờ khai yêu cầu bảo hộ độc quyền sáng chế.

Pháp luật Việt Nam cũng yêu cầu đơn sáng chế phải đảm bảo tính thống nhất. Yêu cầu này được thể hiện tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 của Luật sở hữu trí tuệ, trong đó yêu cầu “mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất”. Quy định này được làm rõ thêm tại điểm 23 Thông tư 01/2007 – yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế [28].

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đơn đăng ký sáng chế cần phải chỉ rõ đối tượng cần được bảo hộ là sản phẩm hoặc quy trình phù hợp với quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ngoài những quy định về tờ khai, các giấy tờ đi kèm, có một quy định quan trọng về bản mô tả sáng chế cho đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Quy định này nêu rõ bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó, phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật.

[28] Điểm 23.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định: “Đơn được coi là bảo đảm tính thống nhất nếu:

a) Yêu cầu bảo hộ mội đối tượng duy nhất; hoặc

b) Yêu cầu bảo hộ một nhóm đối tượng có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất, thuộc các trường hợp sau đây:

(i) Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia;

(ii) Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia

(iii) Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia

(iv) Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để bảo đảm thu được cùng một kết quả.”

Như vậy có thể thấy rằng quy định về bản mô tả của pháp luật Việt Nam tương đồng với quy định về bản mô tả tại điều 5 của Hiệp ước hợp tác sáng chế, theo đó “bản mô tả phải bộc lộ sáng chế một cách thật đầy đủ, rõ ràng sao cho chuyên gia trong lĩnh vực đó có thể thực hiện được sáng chế”.

Với quy định cụ thể hơn về bản mô tả sáng chế, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về bản mô tả, được quy định điểm

23.6 của Thông tư 01/2007 với các quy định cụ thể về tên sáng chế, lĩnh vực sử dụng, bản chất kỹ thuật của sáng chế, mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo. Tất cả các quy định này đều phù hợp với các quy định trong phần Quy tắc của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Đối với Yêu cầu bảo hộ, điểm 23.c của Thông tư 01/2007 quy định rằng yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó làm rõ những yêu cầu mới của đối tượng yêu cầu bảo hộ. So sánh với quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế, quy định này hoàn toàn phù hợp.

Như đã trình bày, Hiệp ước hợp tác sáng chế là Hiệp ước quốc tế quy định về các thủ tục nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế chứ không phải là hiệp ước quy định về các điều kiện cấp bằng sáng chế. Do đó, Hiệp ước hợp tác sáng chế không đưa ra các quy định cụ thể về xét nghiệm. Các cơ quan sáng chế quốc gia hoàn toàn có thể có các yêu cầu riêng về xét nghiệm và các điều kiện khác để cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế. Tuy nhiên, các quy định về thủ tục xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia trong pháp luật Việt Nam cũng được quy định tương thích với quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc bổ sung tài liệu trong giai đoạn quốc gia, pháp luật Việt Nam quy định người nộp đơn phải nộp giấy ủy nhiệm quyền đại diện, giấy

chuyển nhượng quyền nộp đơn nếu có trong vòng 34 tháng kể từ ngày ưu tiên

[29]. Quy định này phù hợp với Quy tắc 51bis của Quy chế thi hành Hiệp ước.

Về vấn đề sửa đổi đơn trong giai đoạn quốc gia, điểm 27.7 của Thông tư 01/2007 cũng quy định “Phù hợp với Điều 28 và Điều 41 của Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy tắc 52.1 (b) và 78.1 (b) của Quy chế thi hành Hiệp ước, người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung các tài liệu bổ sung bản mô tả. Việc sửa đổi, bổ sung nói trên phải phù hợp với quy định tại điểm 17 của Thông tư này.

Các tài liệu bổ sung, sửa đổi do người nộp đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt.

Về vấn đề thẩm định đơn quốc tế, điểm 27.7.c của Thông tư 01/2007 quy định rằng sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường. Nếu người nộp đơn có văn bản yêu cầu thẩm định đơn trước thời hạn và nộp phí theo quy định, đơn quốc tế sẽ được thẩm định trước thời hạn quy định theo điểm 27.7.b, phù hợp với Quy định tại khoản 2 Điều 23 của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Các quy tắc về thẩm định đơn quốc tế cũng áp dụng các quy tắc thẩm định của đơn sáng chế nói chung nộp tại Việt Nam. Theo đó, việc thẩm định nội dung cho đơn sẽ chỉ được tiến hành hành khi có yêu cầu của người nộp đơn hoặc của bất kỳ một bên thứ ba nào khác. Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam, thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung là 42 tháng kể từ ngày ưu tiên cho đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế, và 36 tháng đối với đơn yêu cầu cấp bằng giải pháp hữu ích. Trong quá trình thẩm định nội dung, người nộp đơn vẫn có thể tiến hành sửa đổi bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ của đơn sáng chế với điều kiện việc sửa đổi đó không vượt quá phạm vi ban đầu thể hiện


[29] Điểm 27.7 (a) Thông tư 01

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023