common law nên án lệ được coi là một nguồn của pháp luật. Chính vì vậy, khi xem xét điều kiện bảo hộ sáng chế không chỉ dựa riêng vào luật thành văn. Ví dụ: trong lịch sử xét xử, tòa án Hoa Kỳ đã từng có những tranh cãi xung quanh việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho kỹ sư (Anadan Mohan Chakrabarty) nghiên cứu thành công loại vi khuẩn có khả năng phá vỡ dầu thô, nhằm xử lý sự cố tràn dầu. Do quy định vi khuẩn không phải là đối tượng được bảo hộ là sáng chế nên cơ quan giám định đã từ chối yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ. Nhưng sau đó, tòa án Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định cấp bằng sáng chế này. Đây chính là vụ án Chakrabrty – án lệ nổi tiếng liên quan tới bảo hộ sáng chế.
c. Nhật Bản
- Điều kiện tính mới: Tương tự như quy định về tính mới của sáng chế trong pháp luật một số quốc gia khác, luật Sáng chế Nhật Bản (Điều 29) quy định: Người bất kỳ tạo ra sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp có thể được cấp bằng sáng chế trừ các trường hợp sau: (i) Sáng chế đã được công chúng biết đến ở Nhật Bản hoặc bất kỳ nơi nào khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế; Sáng chế đã được công chúng thực hiện tại Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế; Sáng chế đã được mô tả trong bản công bố được phổ biến hoặc được bộc lộ công khai qua đường viễn thông ở Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.
- Điều kiện về trình độ sáng tạo: Cũng như quy định của Luật SHTT Việt Nam, luật Sáng chế Nhật Bản ghi nhận: khi sáng chế có thể được tạo ra một cách dễ dàng, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, bởi người có trình độ trung bình trong lĩnh vực liên quan, bằng độc quyền sáng chế đó sẽ không được cấp.
- Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp: Luật sáng chế Nhật Bản cũng ghi nhận một sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp thông
qua quy định rằng “người bất kỳ tạo ra sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp…” [27, Điều 21]. Như vậy, yếu tố khả năng áp dụng công nghiệp được Nhật Bản ưu tiên hàng đầu. Sở dĩ như vậy đối với Nhật Bản, ngành công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Tại quốc gia này, nguồn nhân lực và ngân sách của cơ quan sáng chế luôn duy trì ở mức cao (Năm 2001 tổng số nhân lực là 2500 người, số xét nghiệm viên là 1100, ngân sách hàng năm 844 triệu USD).
d. Một số quốc gia khác
Xét về hệ thống pháp luật, Trung Quốc đã xây dựng cho mình Luật Sáng chế riêng để quy định về các vấn đề liên quan tới bảo hộ sáng chế. Luật này được Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 12 tháng 3 năm 1984, sửa đổi bổ sung ngày 4 tháng 9 năm 1992. Trong đó, điều 22 quy định: Bất kì sáng chế, mẫu hữu ích cho một bằng sáng chế có thể được cấp phải có các đặc tính của sáng tạo, mới lạ và hữu ích. Tính mới có nghĩa rằng, trước ngày nộp đơn của ứng dụng, không có mô hình giống hệt nhau sáng chế, tiện ích đã được bộc lộ công khai trong các ấn phẩm trong nước hoặc nước ngoài hoặc đã được công khai sử dụng hoặc được biết đến với công chúng bằng bất kì phương tiện nào khác trong cả nước. Sáng tạo có nghĩa là, so với công nghệ hiện có trước ngày nộp đơn của ứng dụng, phát minh có tính năng nổi bật và nội dung phân biệt và đại diện một cải tiến đáng kể, hoặc các mô hình tiện ích sở hữu các tính năng phân biệt nội dung và đại diện cho một sự cải tiến. Tính hữu ích có nghĩa là sáng chế, mô hình hữu ích có thể được thực hiện hoặc sử dụng và có thể tạo ra được kết quả tích cực.
Nhìn chung, trong quy định của luật sáng chế Trung Quốc, các điều kiên cơ bản để một giải pháp được cấp bằng độc quyền sáng chế cũng đều ghi nhận tính mới, trình độ sáng tạo và tính hữu ích. Tính hữu ích của sáng chế được coi là một trong những điều kiện để sáng chế đó được cấp bằng độc
quyền. Đây là quy định có phần khác biệt so với điều kiện bảo hộ sáng chế chung của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Quát Chung Về Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Sáng Chế
- Vai Trò Của Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Sáng Chế
- Đối Tượng Không Được Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Sáng Chế
- Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 7
- Điều Kiện Có Khả Năng Áp Dụng Công Nghiệp
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Hàn Quốc, quốc gia châu Á có nền công nghiệp phát triển, vì thế vấn đề bảo hộ tài sản SHTT từ lâu đã được chính phủ nước này hết sức quan tâm. Đây là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng đơn đăng ký sáng chế (Năm 2005 có 4747 đơn, đứng thứ 6 trên thế giới). Quốc gia này cũng đã ban hành luật sáng chế riêng biệt để điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo hộ sáng chế. Luật sáng chế Hàn Quốc năm 2009 được sửa đổi từ luật sáng chế năm 1987 đã mở rộng đối tượng có thể được cấp bằng sáng chế để phù hợp với các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Châu Âu… Điều 29 Luật này quy định các điều kiện để một sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế, đó là:
(1) Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp, trừ khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (i) Sáng chế bị bộc lộ công khai ở Hàn Quốc hay ở bất kỳ quốc gia nào khác trước khi nộp đơn cấp bằng sáng chế; (ii) Sáng chế đó đã được mô tả trong ấn phẩm phân phối tại Hàn Quốc hoặc ngoài nước, hoặc được công bố công khai thông qua đường dây viễn thông là sáng chế theo quy định của nghị định Tổng thống trước khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế [16, Điều 29]…
Như vậy, luật sáng chế của Hàn Quốc được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế nên những quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế cũng không có gì là khác biệt.
Như vậy, thông qua so sánh quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế với một số quốc gia khác, có thể thấy Việt Nam đã xây dựng cho mình một cơ sở pháp luật tương đối đầy đủ và tương thích với pháp luật quốc tế. Quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là: sáng chế đó có
phải tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Đây cũng là quy định chung đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền trong hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS). Quá trình xây dựng quy định này thể hiện những nỗ lực không ngừng trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, nhìn vào những quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế theo Luật SHTT Việt Nam, so sánh với pháp luật của các quốc gia khác có thể thấy trình độ lập pháp của nước ta những năm gần đây đã có những bước tiến rõ rệt. Để bắt kịp với kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ với các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ hợp tác đầu tư thì pháp luật được xem như là một công cụ đắc lực, là bước tiền đề để tạo điều kiện cho mọi hoạt động được thuận lợi. Chính vì thế, những bước tiến trong trình độ lập pháp của Việt Nam thể hiện thay đổi trong chính sách kinh tế phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Qua những nỗ lực đáng ghi nhận của toàn hệ thống SHTT trong quá trình thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ cho các chủ thể, có thể thấy quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế trong luật SHTT Việt Nam có sự tương đồng ở mức cao với các nước trên thế giới. Đó chính là bước thay đổi để phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.
Kết luận Chương 1
Với mục đích góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế, tại chương 1, học viên đã làm rõ một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế, cụ thể: Thứ nhất, luận văn đã làm rõ khái niệm và các đặc điểm của sáng chế, phân biệt sáng chế với một số đối tượng khác như: phát minh, giải pháp hữu ích và bí mật kinh doanh. Thứ hai, luận văn đã làm rõ khái niệm bảo hộ quyền công nghiệp đối với sáng chế, cũng như vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong đời sống kinh tế - xã hội. Thứ ba, luận văn đã làm rõ được khái niệm, cơ sở và vai trò của điều kiện bảo hộ sáng chế, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận định các quy định của pháp luật thực định về điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam tại chương 2. Đặc biệt, tại chương 1 Luận văn tiếp cận một cách khái quát nhất điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định của điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, cũng như chỉ ra những điểm giống và khác nhau, cũng như kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế của pháp luật Việt Nam.
Chương 2
NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
2.1. Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế
2.1.1. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật
Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế được hiểu theo nghĩa giới hạn những đối tượng được bảo hộ sáng chế. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế ở đây chính là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên
Xét dưới góc độ lịch sử hình thành và phát triển của phát luật sở hữu trí tuệ, kế thừa và phát triển tinh thần pháp lý cơ bản đã được xây dựng và phát triển qua các văn bản luật như Nghị định 31/CP ngày 23 tháng 1 năm 1981 về ban hành Điều lệ về cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất và sáng chế, Pháp lệnh sở hữu công nghiệp năm 1989, Bộ luật Dân sự năm 1995... Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 tiếp tục khẳng định sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Như vậy, những đối tượng có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế, trước hết phải là những giải pháp có dấu hiệu kỹ thuật. Trong đó, dấu hiệu kỹ thuật theo pháp luật Việt Nam không khác biệt nhiều so với quan điểm truyền thống của thế giới về sáng chế. Cụ thể, dấu hiệu kỹ thuật được xác định rất rõ là việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên nhằm để giải quyết một vấn đề xác định nào đó. Hình thức của việc ứng dụng này có thể được biểu hiện dưới dạng những sản phẩm bao gồm máy móc, chi tiết máy, chất hóa học, nguyên liệu sinh học hoặc tương tự và quy trình bao gồm quy trình vật lý, quy trình hóa học hoặc các quy trình sinh
học.v.v. Bởi vậy, các đối tượng không phải là những giải pháp mang dấu hiệu kỹ thuật, hoặc nói một cách khác, không phải là những vấn đề nhất định sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.
Bên cạnh đó, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã liệt kê danh mục các đối tượng không có dấu hiệu kỹ thuật bị loại trừ khả năng được bảo hộ sáng chế, bao gồm: (i) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; (ii) Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp khoa học để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; (iii) Chương trình máy tính; (iv) Cách thức thể hiện thông tin; và (v) Giải pháp chỉ mang tính chất thẩm mỹ. Trong đó, phát minh thuộc đối tượng không có dấu hiệu kỹ thuật và bị loại trừ khả năng được bảo hộ sáng chế, bởi lẽ phát minh xét về mặt bản chất thực chất chỉ là một sự nhận biết các hiện tượng, tính chất, hình thái vật chất cụ thể hoặc các quy luật của thế giới tự nhiên mà trước đó con người chưa có khả năng nhận thức hoặc kiểm chứng. Phát minh chỉ có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nếu nó được ứng dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của con người. Ví dụ, nhà bác học Mari Quiry đã phát minh ra hiện tượng phóng xạ. Phát minh này không được coi là có dấu hiệu kỹ thuật, bởi về mặt bản chất đó chỉ là sự khám phá một hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan mà trước đó chưa được con người biết đến. Tuy nhiên, khi hiện tượng phóng xạ được ứng dụng để tạo ra một loại vũ khí có khả năng sát thương cao như bom nguyên tử, bom hạt nhân thì lại là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế có thể được bảo hộ. Nguyên lí khoa học và phương pháp toán học cũng là một hình thức cụ thể trong quá trình nhận thức thế giới tự nhiên của con người. Nói một cách khác, chúng chưa thể vận dụng được vào hoạt động thực tiễn sản xuất, sinh hoạt của con người. Do vậy, khả năng áp dụng công nghiệp của các đối tượng này đương nhiên bị loại bỏ mà không cần thiết phải trải qua các bất kỳ một thủ tục xét nghiệm nào về sáng chế.
Còn đối với sơ đồ kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, cách thức thể hiện thông tin là những đối tượng chỉ có ý nghĩa áp dụng trong các hoạt động tư thuần túy hoặc các hoạt động kinh tế, xã hội khác của con người. Đây là những giải pháp thuộc về các lĩnh vực phi kỹ thuật. Bởi vậy, chúng không thể là đối tượng được bảo hộ sáng chế mà chỉ có thể được bảo hộ quyền tác giả.
Đối với đối tượng là chương trình máy tính, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam tiếp tục kế thừa quan điểm truyền thống đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không coi đây là một giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế. Chương trình máy tính được biểu hiện cụ thể dưới dạng những câu lệnh hoặc mã khóa nhất định. Về mặt bản chất, chương trình máy tính là việc thực hiện hàng loạt các phép toán logic, với các chữ số 0 và 1. Chính với đặc điểm này, chương trình máy tính được xác định là một dạng đặc biệt của phương pháp toán học và do đó không được coi là có dấu hiệu kỹ thuật. Chương trình máy tính đã và đang trở thành một thành phần chính không thể thiếu trong hầu hết các cải tiến kỹ thuật của thế giới. Bởi vậy, nếu nhìn nhận trong một tương lai xa hơn, việc quy định theo hướng loại bỏ tất cả các loại đối tượng phần mềm máy tính ra khỏi các giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ sáng chế sẽ là không phù hợp.
Các giải pháp chỉ mang tính chất thẩm mĩ bao gồm các sản phẩm sáng tạo nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, văn học.v.v. Những đối tượng này thuộc về một lĩnh vực này là sự thể hiện đời sống tinh thần của con người dưới những dạng vật chất nhất định, không thuộc về lĩnh vực kỹ thuật. Đối với các đối tượng này, cần thiết phải xác định rõ, bản thân khía cạnh thẩm mỹ của giải pháp không thuộc phạm vi được bảo hộ dưới danh nghĩa như một sáng chế. Tuy nhiên, nếu trong giải pháp đó có chứa