Đánh Giá Về Khả Năng Sáng Chế Được Cấp Văn Bằng Độc Quyền

Cơ quan này được quy định cụ thể tại Điều 16 của Hiệp ước như sau: “Cơ quan này có thể là Cơ quan quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ, ví dụ như Viện sáng chế quốc tế, và nhiệm vụ của cơ quan này bao gồm cả việc lập báo cáo tra cứu tư liệu về tình trạng kỹ thuật đối với các sáng chế là đối tượng của đơn”.

Các cơ quan tra cứu quốc tế do Đại hội đồng chỉ định. Cơ quan sơ hữu trí tuệ quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ bất kỳ thoả mãn các tiêu chuẩn theo quy định tại mục c điều 16 của Hiệp ước hợp tác sáng chế đều có thể được chỉ định làm Cơ quan tra cứu quốc tế. Việc chỉ định cần có sự nhất trí của Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ được chỉ định và cần ký kết một bản thoả thuận giữa Cơ quan hoặc tổ chức đó với văn phòng quốc tế và phải được Đại hội đồng phê chuẩn. Bản thoả thuận phải xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên đặc biệt là sự cam kết chính thức của Cơ quan hoặc tổ chức về việc áp dụng và tuân theo tất cả các quy định chung về tra cứu quốc tế.

Trước khi đưa ra quyết định về việc chỉ định một Cơ quan quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ nào cũng như quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn chỉ định, Đại hội đồng phải lắng nghe ý kiến của Cơ quan hoặc tổ chức hữu quan và tham khảo ý kiến Uỷ ban về hợp tác kỹ thuật khi Uỷ ban này được thành lập.


1.3.1.3 Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế

Cơ quan xét nghiệm sơ bộ sẽ thực hiện công việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế nếu đơn được yêu cầu xét nghiệm theo mong muốn của người nộp đơn.

Cơ quan này sẽ do Cơ quan nhận đơn hoặc Đại hội đồng, theo thỏa thuận ký kết giữa Cơ quan này với Văn phòng quốc tế, chỉ rõ Cơ quan hoặc các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền thực hiện việc xét nghiệm [9].

Trên thực tế, cơ quan tra cứu quốc tế cũng đóng vai trò là cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế.


[9] Xem thêm Điều 32 Hiệp ước hợp tác sáng chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

1.3.2 Quy định chung về xử lý đơn quốc tế:

1.3.2.1. Những đối tượng được nộp đơn quốc tế

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 4

Theo khoản 2 Điều 9 của Hiệp ước hợp tác sáng chế, người có quyền nộp Đơn quốc tế là công dân hoặc cư dân cũng như pháp nhân của nước thành viên của Hiệp ước hoặc của nước thành viên Công ước Paris về bảo hộ quyền ở hữu công nghiệp mà không phải là thành viên Hiệp ước hợp tác sáng chế theo quyết định của Đại hội đồng Hiệp ước hợp tác sáng chế. Nếu có hai người nộp đơn trở lên thì đơn quốc tế có thể được nộp với điều kiện một trong số những người nộp đơn đó có quyền nộp đơn Quốc tế. Nếu đơn quốc tế chỉ định Mỹ thì người nộp đơn quốc tế phải là tác giả sáng chế hoặc người đại diện pháp lý của họ.

Đối với quyền nộp đơn, Điều 49 của Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định: “Bất kỳ người đại diện hoặc đại diện sở hữu công nghiệp hoặc người nào khác mà có quyền tiến hành công việc với cơ quan quốc gia nơi có đơn quốc tế nộp vào, đều có quyền tiến hành các công việc về đơn đó tại Văn phòng quốc tế, Cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền và Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền”. Như vậy, người có quyền nộp đơn có thể nộp trực tiếp Đơn hoặc thông qua người đại diện sở hữu công nghiệp.


1.3.2.2. Đánh giá về khả năng sáng chế được cấp văn bằng độc quyền

Hiệp ước hợp tác sáng chế không phải là một cơ chế để cấp bằng độc quyền sáng chế. Việc cấp văn bằng độc quyền thuộc thẩm quyền của các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia, song đều dựa trên những tiêu chí cơ bản của việc bảo hộ sáng chế, Hiệp ước cũng có những quy định về việc đánh giá khả năng có thể cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.

Cụ thể, Điều 33 của Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định rằng mục đích của việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế là đưa ra kết luận sơ bộ xem sáng chế có tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp hay không, đồng thời cũng xác định rõ thế nào là tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công

nghiệp. Đây là những điều kiện cơ bản để một sáng chế có thể được cấp văn bằng bảo hộ.


1.3.2.3 Yêu cầu quyền ưu tiên

Đơn quốc tế có thể yêu cầu quyền ưu tiên của một hoặc một số đơn nộp trước đó ở nước bất kỳ hoặc cho nước bất kỳ là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Các điều kiện và hiệu lực của bất kỳ yêu cầu ưu tiên nào cũng phải tuân theo quy định tại Điều 4 của Định ước Stockholm của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp [10].


1.3.2.4. Nội dung khác

Ngoài ra Hiệp ước hợp tác sáng chế còn đề cập đến một loạt nội dung cần thiết để xử lý một đơn sáng chế quốc tế. Dưới đây là một trong số nội dung chủ yếu:

Tính thống nhất của đơn sáng chế: Một đơn sáng chế được coi là thống nhất khi chỉ đề cập đến một sáng chế hay một nhóm các sáng chế có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất [11]. Khi mà đơn không đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, cơ quan tra cứu quốc tế sẽ yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí tra cứu bổ sung cho mỗi sáng chế ngoài sáng chế đầu tiên. Khi nhận được yêu cầu này của cơ quan tra cứu quốc tế, nếu người nộp đơn nộp bổ sung các khoản lệ phí đó, cơ quan tra cứu quốc tế sẽ tiến hành công việc tra cứu cho các sáng chế còn lại. Nếu như người nộp đơn quyết định không bổ sung lệ phí,

thì cơ quan tra cứu quốc tế sẽ chỉ tiến hành tra cứu cho sáng chế đầu tiên. Trong trường hợp thấy rằng kết luận về việc không có tính thống nhất là không đúng, người nộp đơn cũng có thể nộp công văn phản biện lại quyết định này cùng với


[10] Điều 8 Hiệp ước hợp tác sáng chế

[11] Quy tắc 13 Quy chế thi hành Hiệp ước

lệ phí bổ sung. Sau khi xem xét và thấy rằng phản biện này là hợp lý, thì một phần hoặc toàn bộ lệ phí bổ sung sẽ được hoàn trả lại cho người nộp đơn [12].

Hiệu lực của Đơn quốc tế: Một khi đã được ghi nhận ngày nộp đơn quốc tế, đơn này được coi như một đơn quốc gia thông thường nộp vào cơ quan sáng chế của nước được chỉ định nêu trong đơn quốc tế và ngày nộp đơn quốc tế được coi là ngày nộp đơn thực tế tại mỗi nước được chỉ định.

Ngôn ngữ của Đơn quốc tế: Quy định về Ngôn ngữ của đơn quốc tế được ghi nhận tại Quy tắc 12.1(a) của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Theo đó, để được ghi nhận ngày nộp đơn Quốc tế, người nộp đơn có thể nộp đơn quốc tế bằng ngôn ngữ chính thức của cơ quan nhận đơn và trong thời hạn 01 tháng phải dịch đơn đó ra tiếng một trong số ngôn ngữ chính thức của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Đơn quốc tế bị coi như rút bỏ: Đơn quốc tế sẽ bị coi như rút bỏ trong một số trường hợp sau:

- Nếu văn phòng quốc tế không nhận được đơn trong thời hạn quy định.

- Theo Điều 14 của Hiệp ước hợp tác sáng chế, có một số trường hợp đơn quốc tế bị coi như rút bỏ, liên quan đến việc người nộp đơn không khắc phục các thiếu sót về hình thức như chữ ký, chỉ dẫn về người nộp đơn, tên sáng chế, bản tóm tắt, các quy định khác về hình thức theo quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy chế thi hành hiệp ước, cũng như các thiếu sót về lệ phí [13]. Việc đơn bị coi như rút bỏ này sẽ được Cơ quan nhận đơn công bố.

- Nếu người nộp đơn không tiến hành các thủ tục nộp vào giai đoạn quốc gia theo quy định.


1.3.3. Trình tự, thủ tục nộp đơn sáng chế theo hiệp ước hợp tác sáng chế



[12] Practical Advice, The consequences of a finding by the ISA of lack of unity of invention, PCT Newsletter,

August 2008, p. 6

[13] Tham khảo điều 14 Hiệp ước hợp tác sáng chế

Một đơn sáng chế được nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế sẽ được tiến hành theo các thủ tục sau đây.

1.3.3.1. Nộp đơn quốc tế

Đơn sẽ được nộp tại Cơ quan nhận đơn được ấn định. Cơ quan này sẽ kiểm tra và xử lý đơn theo quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy chế thi hành Hiệp ước.

Tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn quốc tế sẽ bao gồm tờ khai (Request) theo mẫu của văn phòng quốc tế ban hành, ở dạng bản in hoặc bản mềm trên máy tính. Tờ khai xin bảo hộ được quy định chi tiết tại Điều 4 Hiệp ước hợp tác sáng chế. Tài liệu cần thiết thứ 2 bao gồm bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có). Các quy định về bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, bản vẽ được quy định lần lượt tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Theo đó, bản mô tả phải bộc lộ sáng chế một cách thất đầy đủ, rõ ràng sao cho cho chuyên gia trong lĩnh vực đó có thể thực hiện được sáng chế. Còn yêu cầu bảo hộ phải xác định đối tượng xin bảo hộ. Các yêu cầu bảo hộ phải rõ ràng, cô đọng và phải hoàn toàn được bản mô tả sáng chế chứng minh.

Các tài liệu của đơn phải làm bằng ngôn ngữ quy định và phải đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức quy định tại điểm 15 Quy tắc 4 của Quy chế thi hành Hiệp ước cũng như phải đáp ứng các quy định về tính thống nhất của sáng chế. Đơn phải được nộp cho cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia của nước thành viên Hiệp ước hợp tác sáng chế (Cơ quan nhận đơn) hoặc nộp cho Văn phòng quốc tế của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tại Genevơ, Thuỵ Sỹ [14].

Các quy định chi tiết về các tài liệu nộp cho đơn quốc tế được quy định tại Quy tắc 11 của Quy chế thi hành Hiệp ước.

Ngoài ra, đơn còn phải kèm lệ phí theo quy định. Theo quy định tại Quy tắc 27, lệ phí khi nộp đơn quốc tế bao gồm những khoản sau:

- Lệ phí chuyển đơn cho văn phòng quốc tế;



[14] Khoản 4 Điều 3 của Hiệp ước hợp tác sáng chế

- Lệ phí nộp đơn quốc tế;

- Lệ phí tra cứu.

Các khoản lệ phí này phải được nộp trong thời hạn một tháng tính từ ngày nộp đơn đối với đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Riêng đối với đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì lệ phí chỉ định chỉ phải nộp vào tháng thứ 12 tính từ ngày nộp đơn.

Mức lệ phí nộp đơn quốc tế đối với người nộp đơn là các cá nhân của các nước thành viên Hiệp ước có thu nhập bình quân đầu người dưới 3.000 USD được giảm 90%. (Quy định này áp dụng từ ngày 20/03/2009) [15].

Khi nhận đơn, Cơ quan nhận đơn ghi nhận tạm thời số đơn và ngày nộp đơn quốc tế. Ngay sau khi nhận đơn, Cơ quan nhận đơn kiểm tra xem sáng chế nêu trong đơn có thuộc diện sáng chế bí mật hay không theo quy định của nước mình. Nếu sáng chế này thuộc diện bí mật thì người nộp đơn sẽ được thông báo rằng đơn sẽ không được nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế. Trong trường hợp đơn bình thường, đơn sẽ được xử lý như sau:

- Cơ quan nhận đơn sẽ kiểm tra xem có thể ghi nhận ngày nộp đơn là ngày nộp đơn quốc tế hay không theo quy định của Điều 11 Hiệp ước hợp tác sáng chế (các điều kiện để được ghi nhận ngày nộp đơn quốc tế) và Điều 14 Hiệp ước hợp tác sáng chế (các quy định về mặt hình thức của đơn). Ngày nộp đơn quốc tế là ngày mà cơ quan nhận đơn nhận được tài liệu sửa đổi, bổ sung, khắc phục các thiếu sót đã được Cơ quan nhận đơn chỉ ra. Nếu các thiếu sót đó không được khắc phục thì đơn đã nộp không được coi là đơn hợp lệ. Người nộp đơn có thể yêu cầu gia hạn việc sửa đổi và khắc phục thiếu sót theo Điều 14 Hiệp ước hợp tác sáng chế và phải nộp lệ phí theo quy định.

- Sau đó, Cơ quan nhận đơn gửi một bản sao của đơn cho Văn phòng quốc tế, một bản cho Cơ quan tra cứu quốc tế và giữ lại một bản. Việc gửi cho Văn


[15] Thông tin tại http://www.wipo.int/export/sites/www/pct/en/fees/fee_reduction.pdf

phòng quốc tế và cho cơ quan tra cứu quốc tế phải được thực hiện không muộn hơn 5 ngày trước khi kết thúc tháng thứ 13 kể từ ngày ưu tiên.

1.3.3.2. Tra cứu quốc tế

Việc tra cứu quốc tế được tiến hành tại Cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền. Đó là cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước hợp tác sáng chế về nguồn lực và do Đại hội đồng của Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ định. (theo điểm a và c khoản 3 Điều 16 và Quy tắc 36 của Quy chế thi hành Hiệp ước). Cơ quan nhận đơn phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về việc những cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền nào sẽ thực hiện việc tra cứu quốc tế cho Đơn mà Cơ quan đó sẽ tiếp nhận.

Việc tiến hành tra cứu được thực hiện theo quy định của khoản 2 và 3 Điều 15 và điểm 3 Quy tắc 33 của Quy chế thi hành Hiệp ước. Nói chung, việc tra cứu này được thực hiện theo cách tra cứu thông tin phục vụ xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế ở các cơ quan sáng chế trên thế giới. Nếu Cơ quan tra cứu quốc tế thấy rằng đơn được trình bày khó hiểu hoặc sáng chế rơi vào loại quy định tại Quy tắc 39 của Quy chế thi hành Hiệp ước nên không thể tiến hành tra cứu theo quy định thì cơ quan đó nói rõ điều đó và không lập báo cáo tra cứu [16].

Trong trường hợp đơn không đáp ứng quy định về tính thống nhất theo quy tắc 13 của Quy chế thi hành Hiệp ước, Cơ quan tra cứu quốc tế yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí tra cứu bổ sung. Báo cáo tra cứu chỉ được lập cho


[16] Quy tắc 39 Quy chế thi hành Hiệp ước quy định:

“Không một cơ quan tra cứu quốc tế nào được yêu cầu tra cứu nếu đối tượng của đơn quốc tế là một trong các đối tượng sau:

(i) Lý thuyết khoa học, phương pháp toán học

(ii) Giống thực vật, giống động vật, quy trình sản xuất giống thực vật, giống động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh và các sản phẩm của quy trình đó

(iii) Sơ đồ, quy tắc hay phương pháp kinh doanh, để thực hiện các hoạt động trí óc , thực hiện trò chơi

(iv) Phương pháp chữa bệnh cho người và động vật bằng việc khám hay điều trị, kể cả phương pháp chẩn đoán

(v) Cách thức thể hiện thông tin

(vi) Chương trình máy tính trong trường hợp Cơ quan tra cứu quốc tế không có đầy đủ thiết bị để tiến hành tra cứu cho những chương trình đó”.

những đối tượng đã được nộp lệ phí tra cứu, kể cả lệ phí tra cứu bổ sung (nếu xét nghiệm viên kịp tra cứu cho các đối tượng đã được nộp lệ phí tra cứu bổ sung). Báo cáo tra cứu quốc tế cũng chỉ ra các đối tượng của đơn mà lệ phí tra cứu bổ sung chưa được nộp do đó không được tra cứu. Nếu nhận thấy rằng tên sáng chế và tóm tắt sáng chế được lập không theo quy định thì Cơ quan tra cứu quốc tế sẽ tự lập.

Cơ quan tra cứu quốc tế lập báo cáo tra cứu quốc tế theo quy định tại Điều 18 Hiệp ước hợp tác sáng chế và gửi các bản sao của nó cho người nộp đơn và Văn phòng quốc tế. Cùng với báo cáo này người nộp đơn còn nhận được tài liệu viện dẫn trong báo cáo đó.

Khi nhận được Báo cáo, Người nộp đơn có thể nộp tài liệu sửa đổi theo quy định tại Điều 19 Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy tắc 46 của Quy chế thi hành Hiệp ước. Tuy nhiên, phải lưu ý những điểm sau đây:

+ Chỉ được sửa đổi yêu cầu bảo hộ

+ Chỉ được sửa đổi một lần

+ Chỉ trong hời hạn 2 tháng tính từ ngày gửi báo cáo

+ Phải gửi trực tiếp cho Văn phòng quốc tế mà không gửi cho Cơ quan tra cứu quốc tế hoặc Cơ quan nhận đơn

+ Để xác định phạm vi bảo hộ tạm thời một cách tốt hơn, nếu có quy định

+ Không nhất thiết phải có sửa đổi nếu nộp yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế.

1.3.3.3. Công bố đơn

Theo điều 21 của Hiệp ước hợp tác sáng chế, việc công bố đơn là trách nhiệm của Văn phòng quốc tế và được tiến hành sau khi kết thúc 18 tháng tính từ ngày ưu tiên và có thể sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn. Hiệu lực của việc công bố đơn tại nước được chỉ định là giống như việc công bố đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia thông thường theo quy định của luật sáng chế nước đó. Sau khi công bố đơn, trong vòng 19 tháng tính từ ngày ưu tiên, Văn

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí