Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Nhật Bản

Việc xử lý đơn quốc tế trong giai đoạn quốc gia tại Mỹ cũng không có những quy định mâu thuẫn với Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Về vấn đề công bố đơn, theo Điều 374 của Luật sáng chế Mỹ, việc công bố đơn quốc tế cũng được thực hiện như việc công bố đơn quốc gia tại Mỹ [40].

Khi đơn quốc tế được nộp vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ, đơn sẽ không được cấp bằng độc quyền hoặc bị từ chối trước thời hạn được quy định tại Điều 28 hay 41 của Hiệp ước hợp tác sáng chế, trừ khi có yêu cầu làm nhanh của người nộp đơn. Người nộp đơn cũng có thể sửa đổi bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, và hình vẽ khi đơn đã được nộp vào giai đoạn quốc gia [41].

Việc xét nghiệm đơn quốc tế tại giai đoạn quốc gia được tiến hành khi lệ phí quốc gia cho những công việc này đã được nộp đầy đủ. Tại Mỹ, nếu người nộp đơn là doanh nghiệp nhỏ, lệ phí sẽ được giảm 50% nếu người nộp đơn nộp tài liệu chứng minh được việc được hưởng quyền đó. Đối với đơn sáng chế tại Mỹ, người nộp đơn không phải nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung, do đó việc đơn có được xét nghiệm hay không phụ thuộc vào việc người nộp đơn có nộp đầy đủ lệ phí cho việc tra cứu và xét nghiệm nội dung hay không [42].

Tuy nhiên, theo những quy định về lệ phí quốc gia quy định tại điểm

1.142 Bộ quy tắc sáng chế Mỹ, nếu như đơn quốc tế trong giai đoạn quốc tế đã được tiến hành tra cứu hoặc xét nghiệm sơ bộ quốc tế bởi Cơ quan tra cứu quốc tế và Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế Mỹ, thì sẽ không phải nộp lệ phí quốc gia cho những công việc này nữa khi đơn nộp vào giai đoạn quốc gia tại Mỹ.

Trong quá trình xét nghiệm nội dung, theo Luật sáng chế của Mỹ, xét nghiệm viên xử lý đơn có thể yêu cầu nộp mẫu sản phẩm liên quan đến đối tượng trong đơn, nhất là khi xét nghiệm viên nghi ngờ về khả năng áp dụng của sáng chế. Quy định này cũng là một quy định khá đặc biệt của Luật sáng chế Mỹ.


[40] Điều 374 Luật sáng chế Mỹ

[41] Điều 371 Luật sáng chế Mỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

[42] Điểm 1.146 a Bộ quy tắc sáng chế Mỹ

Pháp luật Mỹ quy định về việc sửa lỗi bản dịch hoàn toàn tương thích với quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Cụ thể Điều 375 của Luật sáng chế Mỹ quy định nếu quy định nếu do sai sót trong dịch thuật mà đối tượng trong bằng độc quyền sáng chế cấp cho đơn quốc tế có chỉ định Mỹ có phạm vi bảo hộ rộng hơn so với đối tượng bảo hộ nêu trong đơn trong ngôn ngữ gốc, thì tòa án có thẩm quyền sẽ có quyền hạn chế phạm vi bảo hộ cho phù hợp với yêu cầu bảo hộ của đơn trong ngôn ngữ gốc và tuyên bố khối lượng bảo hộ vượt quá là không có hiệu lực và bị hủy bỏ.

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 8

Các quy định khác về bảo hộ sáng chế cũng được áp dụng cho việc xử lý đơn sáng chế nộp theo hiệp ước hợp tác sáng chế. Do Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ quy định về thủ tục nộp đơn và xét nghiệm sơ bộ, nên các thủ tục về xét nghiệm nội dung, cấp bằng, duy trì hiệu lực và thực thi được áp dụng cho tất cả các hình thức đơn sáng chế, bao gồm đơn sáng chế nộp thẳng vào Mỹ và đơn quốc tế có chỉ định hoặc chọn Mỹ.


2.2.2. Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại Nhật Bản


Nhật Bản là một quốc gia hiện tại đang có số lượng đơn sáng chế đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ [43]. Tại Nhật Bản, việc bảo hộ sáng chế được thực hiện theo Luật sáng chế số 121 ngày 13 tháng 4 năm 1959 và được sửa đổi nhiều lần, lần cuối cùng là Luật số 47 năm 2003.

Những quy định về đơn sáng chế theo Hiệp ước bảo hộ sáng chế được quy định trong các phần riêng biệt về đơn quốc tế trong Luật sáng chế (Patent law). Cũng như pháp luật của các quốc gia khác, quy định về đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản và xử lý đơn quốc tế khi nộp vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản được chia làm hai phần riêng biệt.

2.2.2.1. Các quy định chung



[43] Thông tin tại www.wipo.int

i) Quy định về điều kiện bảo hộ.

Quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế tại Nhật Bản được quy định tại điều 289 của Luật sáng chế Nhật Bản. Về cơ bản, thi các điều kiện này cũng là tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Điều 29 Luật sáng chế Nhật Bản quy định như sau:

“ Bất kỳ người nào đã tạo ra một sáng chế mà có khả năng áp dụng công nghiệp đều có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, trừ những trường hợp sau:

(i) sáng chế đã được công bố rộng rãi tại Nhật Bản hay bất kỳ nơi nào khác trước ngày nộp đơn sáng chế

(ii) sáng chế đã được khai thác rộng rãi tại Nhật Bản hay bất kỳ nơi nào khác trước ngày nộp đơn sáng chế

(iii) sáng chế đã được mô tả trong các bài báo hay được đưa ra công chúng thông qua các phương tiện thông tin điện tử tại Nhật Bản hay tại bất kỳ quốc gia nào khác trước ngày nộp đơn sáng chế.

Khi một sáng chế có thể dễ dàng được tạo ra, trước khi nộp đơn sáng chế , bởi một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế liên quan, trên cơ sở một hay nhiều đơn sáng chế được đề cập đến trong khoản 1, thì bằng độc quyền sáng chế cũng không được cấp ngay cả khi sáng chế đáp ứng những điều kiện ở khoản 1”

Như vậy, rõ ràng là điều kiện để cấp bằng độc quyền sáng chế tại Nhật Bản cũng là tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Những quy định về điều kiện cấp bằng độc quyền này hoàn toàn tương thích với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

ii) Hình thức bảo hộ

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Nhật Bản, có hai hình thức bảo hộ là bằng độc quyền sáng chế và giấy chứng nhận đăng ký mẫu hữu ích. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu hữu ích chỉ được cấp cho những đối tượng dạng cơ cấu, tức là chỉ cấp cho những sáng chế về thiết bị và dụng cụ.

Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền mẫu hữu ích không cần thực hiện xét nghiệm nội dung, chỉ cần xét nghiệm hình thức. Về cơ bản, việc mẫu hữu ích có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không sẽ được các bên liên quan tự đánh giá. Đánh giá này đưa ra dựa trên Báo cáo về đăng bạ mẫu hữu ích. Báo cáo này sẽ được Cơ quan sáng chế Nhật Bản cung cấp cho bất cứ ai có nộp yêu cầu [44].

2.2.2.2. Đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản

Các quy định này được thể hiện riêng trong Luật liên quan đến đơn quốc tế, theo Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Theo Luật này, cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế là Cơ quan Sáng chế Nhật Bản. Người có quyền nộp đơn quốc tế là người có quốc tịch hoặc cư trú tại Nhật Bản, hoặc đơn quốc tế phải có ít nhất một người nộp đơn là công dân hoặc cư trú tại Nhật Bản.

Cơ quan sáng chế Nhật Bản cũng là một trong những Cơ quan Tra cứu quốc tế và Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế.

Luật này cũng có trình bày chi tiết về các nội dung cơ bản của đơn quốc tế bao gồm:

- Các quy định về tờ khai (Request) của đơn sáng chế

- Ngày nộp đơn quốc tế. Quy định này giống với quy định tại Điều 11 của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

- Các vấn đề về sửa đổi đơn quốc tế, các trường hợp đơn bị coi như rút bỏ. Nhìn chung là những quy định này giống với các quy định tương đương trong Hiệp ước hợp tác sáng chế.

- Các vấn đề về tra cứu quốc tế, với cơ quan tra cứu quốc tế là cơ quan sáng chế Nhật Bản. Các quy định này cũng không khác biệt với các quy định tại Hiệp ước hợp tác sáng chế. Cụ thể, Cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ cử ra xét nghiệm viên để tiến hành công việc tra cứu đơn quốc tế. Khi đối tượng trong đơn quốc tế là đối tượng mà quy định của pháp luật (Cụ thể là


[44] Tham khảo Luật Mẫu hữu ích Nhật Bản

quy định trong Pháp lệnh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) cho rằng đó là đối tượng không cần phải tra cứu, hay đối tượng thể hiện trong đơn không được thể hiện rõ ràng và đầy đủ đến mức có thể tiến hành tra cứu được, thì cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ không tiến hành tra cứu cho các đơn này. Khi một đơn sáng chế quốc tế không đảm bảo tính thống nhất, cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ có công văn yêu cầu người nộp

đơn bổ sung lệ phí tra cứu. Nói chung, các quy định này đều phù hợp với quy định tương đương của Hiệp ước hợp tác sáng chế [45].

- Quy định về xét nghiệm sơ bộ quốc tế, với Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế là Cơ quan sáng chế Nhật Bản. Theo các quy định này, Cơ quan sáng chế Nhật Bản tiến hành công việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế khi người nộp đơn nộp yêu cầu. Khi đối tượng trong đơn quốc tế là đối tượng mà mà quy định của pháp luật (Cụ thể là quy định trong Pháp lệnh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) cho rằng đó là đối tượng không cần phải xét nghiệm, hay đối tượng thể hiện trong đơn không được thể hiện rõ ràng và đầy đủ đến mức có thể tiến hành xét nghiệm được, thì cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ không tiến hành tra cứu cho các đơn này. Khi một đơn sáng chế quốc tế không đảm bảo tính thống nhất, cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ có công văn yêu cầu người nộp đơn bổ sung lệ phí tra cứu. Nói chung, các quy định này đều phù hợp với quy định tương

đương của Hiệp ước hợp tác sáng chế [46].

Các quy định khác liên quan đến việc xét nghiệm sơ bộ quốc tế, báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế đều không có gì khác biệt so với các quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Các quy định cụ thể hơn về bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, bản vẽ, các thời hạn để trả lời và khắc phục thiếu sót của đơn, cũng như các yêu cầu cụ thể và chi


[45] Chương III – Luật về đơn quốc tế

[46] Chương IV – Luật về đơn quốc tế

tiết về đối tượng của đơn, được quy định chi tiết trong Pháp Lệnh của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

2.2.2.3. Quy định về đơn quốc tế nộp vào Nhật Bản

Các quy định về thủ tục nộp đơn và xử lý đơn quốc tế tại giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản được quy định trong Chương IX – Các điều khoản đặc biệt liên quan đến đơn quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - của Luật sáng chế Nhật Bản. Các quy định này về cơ bản dựa trên những quy định chung của Hiệp ước hợp tác sáng chế, những quy định chi tiết và chặt chẽ hơn về thủ tục nộp và xử lý đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản.

i) Thủ tục nộp đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản

Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản phải được nộp trong thời hạn 2 năm 6 tháng kể từ ngày ưu tiên của đơn quốc tế [47]. Thời hạn này tương đương thời hạn quy định trong Hiệp ước và thời hạn quy định của nhiều quốc gia khác.

Các tại liệu cần phải nộp khi đơn vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

- Đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế trong đó thể hiện thông báo về tên và địa chỉ của người nộp đơn, tên và địa chỉ của tác giả, số đơn quốc tế [48];

- Bản dịch bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, tóm tắt, hình vẽ của đơn quốc tế. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp yêu cầu bảo hộ sáng chế được nộp vào Cơ quan sáng chế Nhật Bản trong vòng 2 tháng trước khi hết hạn 30 tháng, thì thời hạn nộp bản dịch sẽ được gia hạn thêm 2 tháng nữa. Bản dịch này sẽ bao gồm cả bản dịch của yêu cầu bảo hộ sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước hợp tác sáng chế (nếu có). Nếu hết thời hạn đó mà người nộp đơn không bổ sung được bản dịch của bản mô tả cũng như bản dịch của yêu


[47] Điều 184-4 Luật Sáng chế Nhật Bản

[48] Điều 184-1 Luật sáng chế Nhật Bản.

cầu bảo hộ sửa đổi (nếu có) theo Điều 19 của Hiệp ước hợp tác sáng chế thì đơn sẽ bị coi như rút bỏ [49].

- Lệ phí quốc gia.

Với những đơn quốc tế nộp bằng tiếng Nhật, nếu như người nộp đơn không nộp cho Cơ quan sáng chế Nhật Bản những tài liệu liên quan đến việc sửa đổi đơn quốc tế theo Điều 19 của Hiệp ước hợp tác sáng chế vào thời điểm đơn được nộp vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản, thì việc sửa đổi được coi là chưa được tiến hành.

Nếu như đơn quốc tế có yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế, nếu người nộp đơn tiến hành các sửa đổi trong giai đoạn xét nghiệm sơ bộ quốc tế (theo Điều

34 của Hiệp ước hợp tác sáng chế) thì người nộp đơn cũng phải cung cấp một bản sao (hoặc bản dịch tiếng Nhật nếu đơn quốc tế nộp bằng tiếng nước ngoài) của phần sửa đổi cho Cơ quan sáng chế Nhật Bản trong thời hạn như trên. Nếu như người nộp đơn không cung cấp tài liệu này thì sửa đổi tại giai đoạn quốc tế được coi là chưa được thực hiện.

Luật pháp Nhật Bản quy định người nộp đơn không thường trú tại Nhật Bản (hoặc không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Nhật Bản) phải tiến hành các thủ tục liên quan đến việc nộp đơn sáng chế thông qua người đại diện là người thường trú tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trong giai đoạn đơn quốc tế, người nộp đơn không thường trú tại Nhật Bản vẫn có thể tự tiến hành các công việc liên quan. Việc chỉ định đại diện thường trú tại Nhật Bản chỉ yêu cầu khi đơn bắt đầu vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản. Nếu người nộp đơn không chỉ định đại diện này và thông báo cho Cơ quan sáng chế Nhật Bản, thì đơn quốc tế cũng bị coi như

rút bỏ [50].

ii) Thủ tục xử lý đơn quốc tế trong giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản



[49] Điều 184-4 Luật sáng chế Nhật Bản

[50] Điều 184-11 Luật sáng chế Nhật Bản

Vấn đề về quyền ưu tiên của đơn đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Nhật bản được quy định như đơn quốc gia thông thường và phù hợp với quy định về hưởng quyền ưu tiên của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với thủ tục công bố đơn, Điều 184-9 của Luật sáng chế Nhật Bản quy định đơn quốc tế nộp bằng tiếng nước ngoài sẽ được công bố quốc gia tại Nhật Bản bằng bản dịch tiếng Nhật, ngay sau khi hết thời hạn nộp tài liệu vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản, với điều kiện các bản dịch đã được nộp đầy đủ. Còn đối với đơn quốc tế nộp bằng tiếng Nhật, công bố đơn chính là việc công bố đơn ở giai đoạn quốc tế theo như quy định tại Điều 21 của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Các thủ tục về sửa đổi đơn quốc tế trong giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản được tiến hành như các đơn sáng chế quốc gia bình thường khác. Tuy nhiên, người nộp đơn của đơn quốc tế chỉ có thể sửa đổi bản tóm tắt sáng chế trong vòng một năm ba tháng từ ngày ưu tiên (với điều kiện các bản dịch nộp đúng thời hạn, đơn đã được yêu cầu xét nghiệm nội dung và được công bố quốc tế). Luật sáng chế Nhật Bản cho phép người nộp đơn sửa lỗi bản dịch ra tiếng Nhật vào bất cứ thời điểm nào kể từ khi đơn nộp vào giai đoạn quốc gia cho đến khi kết thúc thời hạn ấn định để trả lời thông báo đầu tiên của cơ quan sáng chế Nhật Bản liên quan đến việc xét nghiệm nội dung.

Việc xét nghiệm đơn sáng chế của Nhật Bản cũng được tiến hành trên cơ sở yêu cầu xét nghiệm nội dung. Tại Nhật Bản, thời hạn nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung là 3 năm kể từ ngày nộp đơn [51]. Đối với đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản, Điều 184-17 Luật sáng chế Nhật Bản quy định người nộp đơn của đơn quốc tế không được tiến hành yêu cầu xét nghiệm nội dung cho đến khi hoàn thành các thủ tục đưa đơn vào giai đoạn quốc gia tại Nhật Bản, bao gồm cả việc nộp bản dịch cho những đơn quốc tế nộp bằng tiếng nước ngoài, và


[51] Điều 48-3 (1) Luật sáng chế Nhật Bản

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí