Vai Trò Của Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Sáng Chế

gia bảo hộ nhằm tạo điều kiện cho mọi người đều có thể được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Đặc biệt ở các quốc gia kém phát triển, các vấn đề về y tế, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh luôn là những vấn đề cần được quan tâm, ưu tiên nên các loại dược phẩm, thuốc phòng bệnh không được coi là đối tượng được Nhà nước bảo hộ độc quyền sáng chế. Điều này giúp cho mọi người có cơ hội được tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe chung cho cả xã hội, đây cũng chính là sự thể hiện vai trò của chức năng xã hội của Nhà nước, ngăn chặn sự độc quyền của một nhóm lợi ích.

Chính sách kinh tế xã hội của quốc gia bảo hộ trong mỗi thời kỳ có những ảnh hưởng hết sức to lớn đến việc thiết lập các điều kiện bảo hộ sáng chế. Yếu tố này ít nhiều đã và đang tạo ra sự khác biệt tương đối trong điều kiện bảo hộ sáng chế của các quốc gia trên thế giới.

Thực tế là, hiện nay các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực hết sức nhằm tìm kiếm sự cân bằng giữa những lợi ích của việc thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ và những giá trị đạo đức, tính nhân đạo cũng như lợi ích của cộng đồng xã hội trong việc xây dựng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phương hướng giả quyết vấn đề này như thế nào của các nhà hoạch định chính sách kinh tế, xã hội trực tiếp ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến điều kiện bảo hộ sáng chế của quốc gia đó. Việc bảo hộ sáng chế đối với các giải pháp kỹ thuật liên quan đến công nghệ sinh học là một ví dụ.

Ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nơi mà nạn đói và bệnh dịch đang là những vấn đề nóng bỏng nhất mà các Chính phủ đang phải đối mặt thì các giải pháp kỹ thuật liên quan tới công nghệ sinh học như giống cây trồng mới, dược phẩm… lại được coi là những đối tượng bị loại trừ khả năng được bảo hộ sáng chế.

Có thể khẳng định rằng, việc phản ánh những định hướng chính sách

phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong điều kiện bảo hộ sáng chế là hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Bởi phạm vi ảnh hưởng của các điều kiện bảo hộ sáng chế trong nhiều trường hợp không chỉ dừng lại ở khoa học công nghệ mà còn có thể có những tác động xã hội không nhỏ tới các lĩnh vực xã hội khác như đạo đức truyền thống hoặc phúc lợi xã hội…

1.3.2. Vai trò của điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Thứ nhất, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế khuyến khích chủ sở hữu sáng chế sáng tạo và cải tiến khoa học kỹ thuật.

Sự tồn tại của hệ thống pháp luật bảo hộ độc quyền sáng chế hay bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, với khả năng nhận được độc quyền khai thác sáng chế trong một thời gian có hạn, đã tạo ra sự khích lệ quan trọng trong hoạt động sáng chế và cải tiến, sáng tạo ra công nghệ mới, đồng thời giúp chủ sở hữu sáng chế bảo vệ có hiệu quả thành quả sáng tạo của mình, tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới.

Trong thời hạn mà chủ sáng chế được độc quyền khai thác sáng chế đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển và khai thác một cách có hiệu quả giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng độc quyền sáng chế. Bằng cách hạn chế một cách tối đa sự cạnh tranh không được kiểm soát từ những người không chịu rủi ro tài chính ban đầu, hệ thống độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu sáng chế cơ hội để có thu nhập nhằm bù đắp những chi phí phải gánh chịu trong quá trình phát triển sáng chế như vốn, thời gian, trang thiết bị, lao động. Đồng thời, độc quyền khai thác sáng chế cũng tạo cho chủ sở hữu sáng chế khả năng thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mang sáng chế và từ việc lixăng, chuyển nhượng bằng độc quyền sáng chế cho người khác. Phần thưởng của chủ sở hữu sáng chế là lợi ích về tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

và nhà sáng chế được thúc đẩy để lặp lại quy trình sáng tạo và sáng chế, đầu tư một phần của mình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra sáng chế mới [44, tr. 14].

Thứ hai, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế góp phần tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 4

Với các quy định chặt chẽ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, đã buộc các đối thủ cạnh tranh buộc phải đầu tư sáng tạo để có thể cạnh tranh với chủ sở hữu sáng chế, mà không thể bắt chước, sao chép các sáng chế của chủ sở hữu sáng chế với chi phí thấp, bởi đó là những hành vi vi phạm pháp luật, họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó. Trên thực tế, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói riêng, cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nói chung nếu bị coi nhẹ sẽ dẫn đến hệ lụy tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, là rào cản đối với thị trường tự do và mở cửa. Ngược lại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có hiệu quả chính là nhằm giữ gìn một môi trường kinh doanh trong sạch, sáng tạo, từ đó, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tạo ra một hệ thống lưu trữ thông tin công nghệ phong phú, đa dạng, làm giàu trí thức công nghệ.

Xét dưới góc độ lợi ích chung của xã hội, ngay cả khi cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế tạo ra khả năng thúc đẩy sự chia sẻ và phân phối những lợi ích có được từ sáng chế thông qua hoạt động li-xăng cho người khác sử dụng trên các phạm vi khu vực địa lý khác nhau của thế giới. Quan trọng hơn, hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế tạo ra một hệ thống lưu trữ thông tin công nghệ dồi dào nhất tồn tại trên thế giới hiện đại. Theo quy định, để được

cấp bằng độc quyền sáng chế, tác giả sáng chế phải tiết lộ thông tin sáng chế cụ thể đến mức người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu biết và thực hiện được giải pháp kỹ thuật được đề cập đến trong sáng chế và phải được công bố công khai. Các thông tin này có thể được phục vụ rất hữu hiệu không chỉ cho hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm khoa học mà còn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong suốt thời gian sáng chế được bảo hộ. Dựa vào nguồn thông tin sáng chế, có thể xác định xu hướng phát triển công nghệ, biết được thai nghén hoặc suy tàn của một kỹ thuật nhất định, có thể cho phép xác định được đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hay không?...

Ngoài ra, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao và đầu tư công nghệ.

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã có những tác động hết sức mạnh mẽ đến sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới trong những thập kỷ qua. Ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được rằng, xây dựng các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy và tận dụng những tiềm năng sáng tạo trong xã hội cũng như thu hút những hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, điều kiện bảo hộ sáng chế đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Thứ nhất, điều kiện bảo hộ sáng chế có ý nghĩa như là “cột xương sống” của chế định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (hay sở hữu công nghiệp) đối với sáng chế.

Thông qua điều kiện bảo hộ sáng chế, Nhà nước có thể thực hiện được những mục tiêu thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia phù hợp với mỗi một thời kỳ nhất định. Hoạt động với vai trò là một “bộ lọc” cần thiết nhằm hạn chế việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với những

giải pháp kỹ thuật không có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, điều kiện bảo hộ sáng chế một cách gián tiếp đã tạo nên động lực thúc đẩy tiềm năng sáng tạo của các nhà sáng chế cũng như tạo điều kiện để phổ biến và phát triển những tri thức có giá trị trong xã hội. Ví dụ điển hình về việc sử dụng hiệu quả các quy định về điều kiện bảo hộ sáng chế là Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ II. Có thể nói, việc mở rộng đến mức có thể các đối tượng bảo hộ sáng chế cùng với những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp đối với giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản, từ một nước đang phát triển trở thành một trong những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu thế giới như hiện nay.

Thứ hai, điều kiện bảo hộ sáng chế đóng vai trò như một công cụ pháp lý hữu hiệu để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết giữa nguồn lợi ích trong xã hội, mà trực tiếp và chủ yếu là lợi ích giữa các nhà sáng chế với phần còn lại của xã hội.

Để có thể cùng lúc thực hiện được cả hai mục tiêu, vừa kích thích hoạt động sáng tạo của các nhà sáng chế, vừa tạo điều kiện cho công chúng được hưởng lợi từ những hoạt động sáng tạo đó, nhà nước đã quy định về các điều kiện bảo hộ sáng chế, mà biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là việc bảo hộ sáng chế đối với các loại thuốc có khả năng chữa trị các căn bệnh nan y như AIDS hoặc các loại bệnh ung thư. Do vậy, xây dựng điều kiện bảo hộ sáng chế theo quan điểm loại trừ khả năng bảo hộ sáng chế đối với các đối tượng này hoặc đề ra các điều kiện bảo hộ khắt khe thường được các quốc gia tính toán rất kỹ lưỡng, nhằm phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của mình.

Điều này hoàn toàn có thể lý giải được, bởi xét cho cùng, điều kiện bảo hộ sáng chế là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Khi điều kiện bảo hộ

sáng chế được quy định phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia bảo hộ, nó sẽ là động lực thúc đẩy. Tuy nhiên, một khi điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định ở mức thấp hơn hoặc quá cao so với hiện trạng thực tế, thì nó hoàn toàn có thể làm tê liệt toàn bộ khả năng phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.

1.3.3. Điều kiện bảo hộ sáng chế theo Điều ước quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới

1.3.3.1. Điều kiện bảo hộ sáng chế theo điều ước quốc tế

Đối với lĩnh vực sáng chế, bảo hộ sáng chế, Việt Nam đã tham gia 02 Hiệp ước rất quan trọng đó là: Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

Đối với Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định trực tiếp tại Điều 27 về Đối tượng có khả năng được cấp Patent, theo đó Patent phải được cấp cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hay là quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Tuỳ thuộc vào một số trường hợp cụ thể, các patent phải được cấp và các quyền patent phải được hưởng không phân biệt nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hay được sản xuất trong nước. Còn đối với Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT), các điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định gián tiếp qua các quy định về Xét nghiệm sơ bộ quốc tế, theo đó, sáng chế yêu cầu bảo hộ có tính mới, có trình độ sáng tạo (không hiển nhiên), và có khả năng áp dụng công nghiệp hay không.

Như vậy, điều kiện bảo hộ sáng chế của 02 Hiệp ước nói trên đều bao gồm 03 tiêu chí như pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thể chế hóa đó là: tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

1.3.3.2. Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật của một số quốc gia

a. Liên minh Châu Âu (EU)

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định của Công ước sáng chế Châu Âu:

- Điều kiện về tính mới: Khoản 1, khoản 2 Điều 54 quy định: (i) Một sáng chế được xem là có tính mới nếu sáng chế đó không phải là một phần của tình trạng kỹ thuật. (ii) Tình trạng kỹ thuật được xem là bao gồm tất cả mọi thứ mà công chúng có thể tiếp cận được, dưới dạng mô tả bằng văn bản hoặc lời nói, dưới hình thức sử dụng hoặc các hình thức khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Nhìn chung, quy định liên quan tới tính mới của pháp luật Việt Nam với pháp luật EU là tương tự nhau. Những yêu cầu về tính mới dường như đã thành quy chuẩn chung trên phạm vi toàn thế giới. Các quốc gia có pháp luật thừa nhận tính mới là một điều kiện cần để bảo hộ sáng chế thì việc quy định một giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế (hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên) mới được coi là đáp ứng tiêu chuẩn.

- Điều kiện trình độ sáng tạo: Điều 56 Công ước sáng chế Châu Âu quy định: một sáng chế sẽ được xem là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã biết, nó không là hiển nhiên đối với người có trình độ hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Như vậy, xét về nội dung của quy định về trình độ sáng tạo thì luật SHTT Việt Nam không có điểm khác biệt so với quy định của Công ước sáng chế Châu Âu.

- Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp: Điều 57 Công ước sáng chế Châu Âu quy định: một sáng chế được xem là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện hoặc sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp bất kỳ kể cả nông nghiệp.

Về mặt thuật ngữ thì có điểm khác cơ bản vì công ước sáng chế châu Âu đề cập trực tiếp tới khả năng áp dụng sáng chế vào lĩnh vực công nghiệp bất kỳ, kể cả nông nghiệp. Pháp luật Việt Nam ghi nhận khả năng áp dụng công nghiệp là sáng chế đó có thể “chế tạo, sản xuất hàng loạt” hoặc “áp dụng lặp đi lặp lại quy trình” cụ thể hóa hơn nữa cho thuật ngữ “khả năng áp dụng công nghiệp”.

b. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng bằng độc quyền sáng chế nhiều nhất trên thế giới. Có thể nói, đây là một trong những quốc gia có cơ chế bảo hộ sáng chế mở rộng và dễ dàng nhất, minh chứng bởi câu nói nổi tiếng “All things under the sun made by man are patentable” (tạm dịch: Tất cả mọi thứ dưới ánh mặt trời được tạo ra bởi con người đều có thể được bảo hộ). Pháp luật thành văn Hoa kỳ quy định điều kiện cơ bản để một sáng chế được bảo hộ, đó là:

- Điều kiện về tính mới: Luật Sáng chế Hoa Kỳ (Điều 35 U.S.C 102) quy định: một người được cấp bằng sáng chế trừ phi – a, Sáng chế đã được người khác biết đến hoặc sử dụng ở nước này, hoặc đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc được mô tả trong ấn phẩm được công bố ở nước này hay nước khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế. Tương tự, quy định về tính mới của sáng chế được xem là quy định mang tính chất chung nên giữa luật sáng chế của Hoa Kỳ và Luật SHTT của Việt Nam không có điểm khác biệt.

- Điều kiện về trình độ sáng tạo: luật sáng chế Hoa Kỳ, Điều 35 (U.S.C

103) quy định: Bằng độc quyền sáng chế có thể không được cấp… nếu sự khác nhau giữa đối tượng yêu cầu bảo hộ và tình trạng kỹ thuật chỉ ở mức mà đối tượng này là hiển nhiên đối với những người có trình độ trung bình trong lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ là quốc gia theo hệ thống luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023