Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 2

Hiệp ước sáng chế, đồng thời cũng tìm hiểu và đánh giá các quy định này trong pháp luật của hai quốc gia có hệ thống bảo hộ sáng chế phát triển nhất hiện nay là Mỹ và Nhật Bản.

Chương III. Thực tiễn bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế ở một số quốc gia và ở Việt Nam - vấn đề hoàn thiện các quy định hiện hành trong pháp luật Việt Nam.

Ở chương này, thông qua việc nêu lên thực trạng vấn đề bảo hộ sáng chế nói chung và bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế nói riêng trong một hệ thống chung không thể tách rời là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cùng với những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội, luận văn nêu lên xu hướng phát triển vấn đề bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có bảo hộ sáng chế. Qua đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế nói riêng cũng như về Sở hữu trí tuệ nói chung.

Vì thời gian có hạn, cũng như khả năng còn hạn chế của một học viên, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót, người viết mong nhận được những ý kiến đóng góp của những người có chuyên môn, thầy cô và các bạn.

Người viết xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư, TS. Đoàn Năng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những ý kiến sâu sắc trong quá trình làm luận văn, cũng như cám ơn Bộ môn Luật quốc tế, Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, công ty INVENCO, các thầy cô và các bạn đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành luận văn này.

Chương I:‌

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ


1.1 Khái quát về vấn đề bảo hộ sáng chế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Qua các tài liệu của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và qua các nghiên cứa về sự hình thành và phát triển quyền Sở hữu trí tuệ của các nước trên thế giới, có thể thấy rằng ngay từ thời trung cổ, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, hình thức “đặc ân” do vua chúa ban cho các nhà sáng chế để khuyến khích việc tạo công nghệ mới. Trong nhiều trường hợp, “đặc ân”[1] mà nhà sáng chế nhận được là độc quyền khai thác chính sáng chế mình tạo ra trong

thời hạn nhất định. Đó chính là tiền thân của hệ thống bảo hộ sáng chế. Hình thức “đặc ân” cho nhà sáng chế được áp dụng khá phổ biến ở các nước Châu Âu từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16. Năm 1474, tại Italia có một đạo luật trong đó quy định người nào tạo ra được một thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó trong mười năm và nghiêm cấm bất cứ ai bắt chước chế tạo nếu không được phép của nhà sáng chế.

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 2

Tới cuối thế kỷ 16, hình thức ban “đặc ân” kiểu phong kiến đã tỏ ra không phù hợp với sự phát triển của quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất thời đó. Nó đã trở thành phương tiện trục lợi của nhà cầm quyền và là nhân tố cản trở tự do cạnh tranh thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa.

Năm 1623, Nghị viện Anh thông qua đạo luật về độc quyền, theo đó mọi hình thức độc quyền đều bị xoá bỏ chỉ trừ độc quyền sáng chế, việc cấp bằng độc quyền sáng chế cho bất cứ ai tạo ra được một sáng chế là thực hiện quyền công dân chứ không phải là bổng lộc của hoàng gia. Đạo luật này được coi là văn bản pháp luật đầu tiên, khởi đầu cho hệ thống bằng sáng chế của Anh và các nước Âu Mỹ khác. Tiếp theo nước Anh là các nước: Mỹ (1790), Pháp (1791), Bỉ


[1] TS. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ - NXB Tư pháp, Hà Nội.

(1854), Italia(1859), Nga (1870), Đức (1877) lần lượt công bố luật sáng chế của mình. Tính đến cuối thế kỷ 19 đã có 45 nước ban hành luật sáng chế, và ngày nay con số đó đã là gần 180 nước. Cùng với việc hình thành và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia đã được thành lập để thay mặt nhà nước nhận đơn, xét và cấp bằng độc quyền sáng chế. Hệ thống toà án trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhằm bảo vệ quyền của chủ bằng sáng chế.

Ngoài hình thức bằng độc quyền sáng chế, ở một số nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây và một số nước đang phát triển còn áp dụng hình thức cấp chứng nhận tác giả sáng chế. Trong trường hợp này, sáng chế được coi là thuộc sở hữu của nhà nước. Khi sáng chế được cấp giấy chứng nhận tác giả và công bố thì bất cứ cơ quan nào của nhà nước đều có quyền sử dụng và có nghĩa vụ trả thưởng cho tác giả theo quy định của pháp luật.

Hình thức này được coi là một hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được khuyến khích áp dụng. Nó phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước đó. Nhưng từ khi có sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường thì việc bảo hộ kiểu này không còn phù hợp nữa. Kiểu bảo hộ này sẽ thủ tiêu động lực thúc đẩy các nhà sáng chế sáng tạo và tạo ra những công nghệ mới. Chỉ có hình thức bảo hộ bằng bằng độc quyền mới khuyến khích được họ phát huy tài năng, trí tuệ và được trả công một cách xứng đáng. Trong cơ chế thị trường, luật lệ này phải được thay thế hoàn toàn bằng hệ thống độc quyền sáng chế. Song song với việc bảo hộ sáng chế, ở nhiều nước còn áp dụng việc bảo hộ cho các sáng chế nhỏ hay còn gọi là giải pháp hữu ích và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc như bảo hộ sáng chế.

Có thể khái quát nội dung của việc bảo hộ sáng chế như sau: Bất cứ ai tạo ra được một sáng chế đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định đều có thể

nộp đơn yêu cầu nhà nước bảo hộ, trong đơn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế. Khi thấy sáng chế đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, nhà nước sẽ tuyên bố bảo hộ độc quyền sáng chế đó thông quan việc cấp văn bằng bảo hộ độc quyền (patent) cho người nộp đơn; văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực trong vòng một số năm nhất định. Trong thời hạn hiệu lực, sáng chế thuộc quyền sở hữu của người được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Người sở hữu bằng độc quyền sáng chế được độc quyền khai thác, sử dụng sáng chế và cấm bất kỳ ai khác sử dụng, khai thác sáng chế đó nếu không được phép của chủ sở hữu bằng sáng chế. Việc một người khác khai thác, sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu bằng sáng chế bị coi là hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế và bị pháp luật xử lý. Sau khi thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ độc quyền chấm dứt, sáng chế sẽ thuộc sở hữu chung của xã hội, bất cứ ai cũng có quyền sử dụng sáng chế đó.

Việc bảo hộ sáng chế như trên được thiết lập trên cơ sở một số nguyên tắc nhất định, cụ thể là nguyên tắc về độc quyền công nghệ, nguyên tắc công khai công nghệ và nguyên tắc đánh đổi[2].

Thứ nhất là nguyên tắc độc quyền công nghệ. Nội dung của nguyên tắc này là người nào tạo ra một công nghệ hoặc một sản phẩm mới có khả năng áp dụng công nghiệp thì người đó có quyền chiếm giữ và độc quyền khai thác (áp dụng, sản xuất, lưu thông) công nghệ, sản phẩm đó. Những người không tạo ra hoặc tạo ra sau khi công nghệ, sản phẩm đã thuộc quyền của người khác đều không được khai thác nếu không được người chiếm giữ độc quyền cho phép.

Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc công khai công nghệ. Theo nguyên tắc này, người chiếm giữ độc quyền công nghệ có nghĩa vụ phải công bố nội dung công nghệ cho xã hội biết và phạm vi độc quyền chỉ giới hạn tương ứng với nội dung được công bố. Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông qua việc bảo hộ sáng chế. Việc công bố nội dung


[2] TS. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ - NXB Tư pháp, Hà Nội.

công nghệ nói trên, một mặt tuyên bố việc công nghệ đó đã thuộc độc quyền của một người, mặt khác còn là việc thông báo lời giải quyết cho một vấn đề công nghệ tồn tại. Cứ như vậy, một độc quyền công nghệ được thiết lập, tri thức công nghệ của xã hội được đổi mới một phần, đồng thời xã hội không phải mất công sức, thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm lại những công nghệ đã được tìm ra, một tình trạng phổ biến rất dễ gặp trong trường hợp công nghệ mới bị giữ bí mật. Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc đánh đổi. Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc khế ước, theo đó độc quyền công nghệ không phải là một loại quyền tự nhiên, nghĩa là không tự động phát sinh, không tồn tại vĩnh viễn. Ngược lại, độc quyền công nghệ chỉ phát sinh, tồn tại với những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó do pháp luật đặt ra sao cho với những điều kiện như vậy, việc chiếm hữu độc quyền công nghệ không những không đi ngược lại lợi ích chung của xã hội mà còn khuyến khích cạnh tranh công nghệ, cổ vũ cho việc cải tiến công nghệ, tạo ra sáng chế. Nói cách khác, đó là các điều kiện đánh đổi việc cho

và nhận giữa nhà nước - đại diện cho xã hội và người chiếm giữ độc quyền.

Các điều kiện trên đây thể hiện nội dung chính là để được độc quyền đối với một công nghệ nhất định, người có ý định chiếm giữ phải chứng minh được rằng công nghệ đó đáp ứng một số tiêu chuẩn (thường là tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp) và công bố nội dung công nghệ đó cho mọi người biết. Đổi lại, nhà nước thừa nhận độc quyền của người chiếm giữ công nghệ trong một thời hạn nhất định (thường là từ 15 đến 20 năm). Trong thời gian đó, pháp luật bảo hộ độc quyền nói trên trước bất kỳ một sự xâm phạm nào của một bên thứ ba. Sau thời hạn trên, độc quyền đó tự động mất đi và công nghệ tương ứng trở thành tài sản của toàn xã hội. Việc thừa nhận độc quyền được thực hiện bằng cách nhà nước cấp một văn bằng độc quyền cho chủ độc quyền, trong đó có thể hiện công nghệ, thời hạn hiệu lực của văn bằng. Đồng thời, nội dung công nghệ cũng được công bố rộng rãi. Như vậy văn bằng độc quyền sáng chế chính là một chứng thư giao kèo giữa nhà nước và người sở hữu nó. Theo

nguyên tắc này, độc quyền chỉ phát sinh trên cơ sở văn bằng độc quyền, người tạo ra công nghệ nhưng không xin cấp văn bằng độc quyền, tức là không muốn tham gia vào khế ước, thì không thể độc quyền công nghệ đó.

Sáng chế thường được định nghĩa như một giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực công nghệ. Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế thường là người tạo ra sáng chế hoặc là người thừa kế theo pháp luật. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ độc quyền sáng chế cho một một cơ quan sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đối với một sáng chế được bảo hộ bằng một văn bằng độc quyền, sáng chế đó phải đưa ra được giải pháp mới cho vấn đề kỹ thuật, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Một sáng chế được coi là mới nếu chưa được người khác biết đến và không thể được biết đến trước ngày có đơn xin bảo hộ sáng chế đó. Nghĩa là, sáng chế không được biết đến ở trình độ kỹ thuật trước đó. Trình độ kỹ thuật trước đó bao gồm tất cả những gì đã được đưa ra công chúng, ở bất cứ nơi nào trên thế giới bằng con đường công bố dưới dạng hữu hình hoặc truyền miệng, hoặc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào trước khi nộp đơn xin bảo hộ sáng chế.

Một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi nó không là hiển nhiên đối với chuyên gia trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan. Nói cách khác, sáng chế phải có được sự tiến bộ sáng tạo và không hiển nhiên so với trình độ tri thức hiện tại. Đòi hỏi sáng chế phải có khả năng áp dụng công nghiệp sẽ loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ các sáng chế thuần tuý lý thuyết mà không thể áp dụng được trong thực tế. Khái niệm có khả năng áp dụng công nghiệp hàm ý sáng chế phải được áp dụng để sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Đơn xin cấp bằng độc quyền được cơ quan đăng ký tương ứng xét nghiệm nhằm bảo đảm rằng đơn thoả mãn các yêu cầu đăng ký về mặt hình thức. Sau đó đơn có thể được xét nghiệm về mặt nội dung. Ví dụ, Cơ quan đăng ký có thể tra

cứu các tư liệu sáng chế của các nước khác, các tạp chí kỹ thuật và các ấn phẩm khác để đảm bảo rằng sáng chế của người nộp đơn trước đây chưa từng được biết tới. Một số nước trên thế giới giới hạn trình độ kỹ thuật đã biết để đánh giá ở việc bộc lộ trong phạm vi quốc gia, hoặc sử dụng trước và bộc lộ trước bằng hình thức truyền miệng.

Đơn đăng ký thường được công bố trước khi văn bằng được cấp. Người thứ ba có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi xét nghiệm đơn về mặt hình thức và nội dung và sau khi xem xét các phản đối, cơ quan đăng ký sẽ quyết định có cấp văn bằng bảo hộ hay không. Việc cấp văn bằng bảo hộ sẽ được công bố trên công báo.

Ở một số nước trên thế giới, không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ. Vì những nguyên nhân về mặt lợi ích quốc gia mà nhiều nước từ chối bảo hộ những sáng chế trong nông nghiệp, thực phẩm, y học, dược phẩm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vi tính. Cũng có một số nước lấy lý do rằng việc bảo hộ chỉ áp dụng cho các sáng chế mang bản chất công nghệ, do đó sẽ không bảo hộ các tiến bộ liên quan đến phương pháp điều trị bệnh cũng như các giống cây, giống con.

Trên đây là những trình bày sơ lược về lịch sử cũng như quá trình hình thành của việc bảo hộ sáng chế. Với những phân tích trên đây về vấn đề bảo hộ sáng chế, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích của việc độc quyền sáng chế. Thứ nhất là thông qua việc độc quyền này, doanh nghiệp có thể ngăn chặn người khác sử dung sáng chế được bảo hộ vì mục đích thương mại, do đó giảm sự cạnh tranh và mang lại lợi thế lớn cho chủ sở hữu sáng chế trên thị trường. Nếu chủ sở hữu sáng chế không tự mình khai thác sáng chế, họ có thể bán hoặc chuyển giao quyền thương mại hóa sáng chế đó cho doanh nghiệp khác. Việc này cũng sẽ đem lại một nguồn thu không nhỏ, đặc biệt khi việc chuyển giao này được thực hiện trên phạm vi quốc tế. Việc sở hữu các bằng độc quyền sáng chế cũng sẽ đem lại một hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp. Các

đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư và cổ đông có thể nhận thấy rằng các danh mục sáng chế là minh chứng cho trình độ chuyên môn, sự chuyên môn hóa và năng lực công nghệ cao của doanh nghiệp. Điều này có thể hữu ích trong việc tăng các nguồn vốn đầu tư, tìm kiếm các đối tác kinh doanh và tăng giá trị trên thị trường của doanh nghiệp. Đồng thời, việc sở hữu các bằng độc quyền sáng chế cũng sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh trong đàm phán – một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu được sử dụng một sáng chế đã được độc quyền của một doanh nghiệp khác thông qua một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, thì danh mục sáng chế của doanh nghiệp sẽ tăng cường sức mạnh đàm phán cho doanh nghiệp đó.

Với những lợi ích như trên, không thể phủ nhận rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, việc các doanh nghiệp có nhu cầu bảo hộ một sáng chế tại nhiều quốc gia khác nhau là một mong muốn dễ hiểu. Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh tại một khu vực hay một quốc gia mới, việc sở hữu một số bằng độc quyền sáng chế tại quốc gia đó sẽ đem lại lợi thế rõ rệt cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để được bảo hộ ở nước ngoài, thông thường phải được nhà nước của nước đó cấp văn bằng bảo hộ. Điều này tạo ra sự khó khăn, phức tạp và tốn kém cho chủ sở hữu sáng chế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu sáng chế, các quốc gia tìm cách xây dụng cơ chế một sáng chế được nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở một nơi nhưng được xem xét cấp bằng ở nhiều nơi. Và nhu cầu đó dẫn đến việc ra đời của một điều ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sáng chế

- Hiệp ước hợp tác sáng chế.‌


1.2 Quá trình hình thành, hoàn thiện và mục đích của Hiệp ước tác sáng chế


1.2.1. Quá trình hình thành và hoàn thiện của Hiệp ước hợp tác sáng chế

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí