Cơ Quan Thực Hiện Thủ Tục Nhận Và Xử Lý Đơn Nộp Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế


Hiệp ước hợp tác sáng chế là một hiệp ước quốc tế về bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích. Hiệp ước hợp tác sáng chế đã bắt đầu manh nha từ năm 1966 khi Ban Điều hành Công ước Paris về Bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp kêu gọi nghiên cứu tìm cách giảm bớt những gánh nặng có liên quan tới việc lập hồ sơ và cấp bằng cho cùng một sáng chế ở các quốc gia khác nhau đối với những người đăng ký và cơ quan cấp bằng sáng chế. Kết quả là Hiệp ước hợp tác sáng chế của Tổ chưc Sở hữu trí tuệ thế giới đã được ký kết tại Washington, D.C. năm 1970 và có hiệu lực năm 1978. Hiệp ước đã được sửa đổi năm 1979, 1984 và 2001 với những nội dung sửa đổi cụ thể như sau:

Tháng 9 năm 1979, tại kỳ họp thứ 2, các cơ quan điều hành của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trong đó có Đại hội đồng của Hiệp ước đã quyết định sửa đổi một số chương trình hoạt động và ngân sách của các cơ quan thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới thành kỳ hạn là 2 năm hoặc 1 năm thay cho thời hạn 3 năm như trước đây. Theo đó, một số điều của Hiệp ước hợp tác sáng chế là điểm a khoản 11 Điều 53 và điểm a khoản 7 Điều 54 đã được sửa đổi lại.

Trong kỳ họp thứ 11 vào tháng 2 năm 1984, việc nộp đơn quốc tế vào giai đoạn quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 39 của Hiệp ước hợp tác sáng chế được sửa đổi. Theo sửa đổi tại điều khoản 2 Điều 22, thời hạn nộp đơn vào giai đoạn quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 22 (khi đơn không có yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế) sẽ luôn luôn được áp dụng bất kể việc tra cứu quốc tế đã được tiến hành hay chưa. Còn tại khoản 1 Điều 39, thời hạn nộp đơn vào giai đoạn quốc gia (đối với đơn đã có yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế) được sửa đổi từ 25 tháng lên 30 tháng kể từ ngày ưu tiên, cho phép thời gian tiến hành xét nghiệm sơ bộ quốc tế được lâu hơn. Việc sửa đổi cho phép cả người nộp đơn và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có điều kiện đạt được kết quả tốt hơn khi tiến hành xét nghiệm sơ bộ quốc tế.

Đến tháng 10 năm 2001, quy định về thời hạn nộp đơn vào giai đoạn quốc gia lại được thay đổi. Cụ thể, thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 22 đã được sửa đổi, cho phép các đơn không yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế cũng được phép nộp đơn vào giai đoạn quốc gia trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày ưu tiên thay cho thời hạn 20 tháng như trước đây.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng các sửa đổi của Hiệp ước hợp tác sáng chế được tiến hành chủ yếu liên quan đến vấn đề thời hạn nộp đơn vào giai đoạn quốc gia, với xu hướng là thời hạn này được quy định ngày càng có lợi cho người nộp đơn.

Từ khi ra đời đến nay, số lượng thành thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế không ngừng tăng lên. Khi bắt đầy có hiệu lực vào năm 1978, Hiệp ước này chỉ có 18 thành viên. Cho đến thời điểm hiện tại, Hiệp ước hợp tác sáng chế đã có 142 thành viên. Thành viên mới nhất là Thái Lan, quốc gia gia nhập Hiệp ước này vào tháng 12 năm 2009.

Nhờ đơn giản hóa quá trình lập hồ sơ đăng ký bằng sáng chế nên Hiệp ước hợp tác sáng chế đã giúp những nhà sáng chế dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sự bảo hộ đối với sáng chế của họ trên toàn thế giới. Hiệp ước này cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân tìm cách bảo hộ sáng chế của họ ở nước ngoài.

Theo Hiệp ước này, các công dân của một quốc gia tham gia ký kết chỉ cần lập một hồ sơ đăng ký sáng chế duy nhất - thường được gọi là đơn quốc tế – và gửi tới Cơ quan sáng chế của các nước thành viên của Hiệp ước hoặc tới Văn phòng quốc tế với tư cách là Cơ quan nhận đơn. Sau đó, theo chỉ định trong tờ khai, đơn xin cấp bằng sáng chế của họ sẽ tự động được gửi tới tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ước hợp tác sáng chế.

Hiệp ước hợp tác sáng chế cho phép những người nộp đơn có thời gian dài hơn – 30 tháng – để cam kết trang trải mọi chi phí dịch thuật, lệ phí nộp đơn ở tất cả các quốc gia nơi họ muốn được bảo hộ sáng chế. Nhờ cho phép người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

nộp đơn có nhiều thời gian và thông tin hơn để đánh giá thế mạnh trong bằng độc quyền sáng chế tương lai của họ và quyết định kế hoạch tiếp thị của mình, thời hạn 30 tháng giúp những người nộp đơn lựa chọn tốt hơn những quốc gia nơi họ muốn nộp đơn. Đây là một bước tiến quan trọng so với thời hạn ưu tiên 12 tháng đã được quy định trong Công ước Paris đối với những người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.

Trong khuôn khổ Hiệp ước, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã quy định việc “áp dụng tính quốc tế” cùng với hướng dẫn cơ bản về việc công nhận sáng chế. Cụ thể là đơn sẽ được tiến hành tra cứu và xét nghiệm sơ bộ thông qua một “cơ quan quốc tế” - một trong 13 cơ quan sáng chế hiện đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về nhân lực và các yêu cầu xử lý hồ sơ khác được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ủy quyền. Kết quả tra cứu như vậy giúp người nộp đơn quyết định xem có nên tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế tới các cơ quan cấp bằng sáng chế ở trong nước hay trong khu vực hay không. Các cơ quan sáng chế quốc gia cũng được hưởng lợi từ quá trình tra cứu quốc tế này khi quyết định có nên cấp bằng sáng chế quốc gia hay khu vực dựa theo đơn quốc tế nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế hay không. Việc tiến hành tra cứu quốc tế và xét nghiệm sơ bộ quốc tế đã xác định những văn bản liên quan cần thiết giúp các cơ quan sáng chế quốc gia đảm bảo nguồn lực trong quá trình xét nghiệm và nâng cao chất lượng xét nghiệm đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của họ.

Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 3

1.2.2. Mục đích ký kết Hiệp ước hợp tác sáng chế.


Mục đích cơ bản của việc ký kết Hiệp ước hợp tác sáng chế bao gồm:

- Hoàn thiện việc bảo hộ pháp lý sáng chế;

- Đơn giản hoá và đạt được bảo hộ pháp lý sáng chế một cách tiết kiệm hơn khi một người nộp đơn có nhu cầu bảo hộ ở nhiều nước;

- Làm thuận tiện và đẩy nhanh sự tiếp cận của công chúng với thông tin kỹ thuật chứa trong tư liệu mô tả các sáng chế mới;

- Khuyến khích và đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nhờ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp lý của các nước này được thiết lập để bảo hộ sáng chế, dù đấy là hệ thống quốc gia hay khu vực, bằng cách cung cấp thông tin để tiếp cận về các giải pháp kỹ thuật hay đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và làm dễ dàng việc tiếp cận với một số lượng ngày càng tăng các công nghệ hiện đại.

Như vậy, mục đích chủ yếu của Hiệp ước hợp tác sáng chế là đơn giản hoá thủ tục nộp đơn khi người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình ở nhiều nước trên thế giới và làm cho việc nộp đơn đó trở nên có lợi cả cho họ và các cơ quan sáng chế quốc gia nơi mà sáng chế đó được yêu cầu bảo hộ.

Những mục đích trên là lý do chính dẫn đến việc hình thành và ký kết Hiệp ước hợp tác sáng chế. Xét về nguồn gốc sâu xa, mục đích này nảy sinh vì những lý do chính sau đây:

Thứ nhất, như chúng ta đã biết để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về sáng chế tại một nước nhất định, người đã tạo ra sáng chế phải làm đơn và tiến hành các thủ tục cần thiết liên quan đến đơn này theo quy định của từng nước đó hoặc nếu muốn nhận được bảo hộ sáng chế ở một số nước thì phải nộp đơn vào từng nước và muốn được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì đơn đó phải được nộp trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp đơn tại quốc gia đầu tiên (còn gọi là ngày ưu tiên). Như vậy, trong vòng một năm tính từ ngày nộp đơn đầu tiên, người nộp đơn phải chuẩn bị và nộp các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho tất cả các nước mà họ muốn yêu cầu bảo hộ sáng chế tại đó. Điều này có nghĩa là người nộp đơn phải chịu chi phí cho việc dịch, cho việc thuê dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp ở các nước khác nhau và phải nộp lệ phí quốc gia cho các cơ quan đăng ký sáng chế của các nước đó. Trong khi đó, tại thời điểm nộp đơn vào các nước này, người nộp đơn lại không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng liệu có thể được cấp bằng độc quyền cho sáng chế yêu cầu bảo hộ tại các nước đó hay

không vì không biết được tình trạng kỹ thuật (các giải pháp kỹ thuật đã giải quyết nhiệm vụ mà sáng chế đề ra) làm cho việc nộp đơn đó đôi khi trở nên vô ích (vì bị từ chối do không đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp bằng độc quyền).

Lý do thứ hai là tại các cơ quan sáng chế quốc gia các đơn nêu trên cần được tiến hành xét nghiệm hình thức theo quy định riêng của cơ quan đó. Nếu việc xét nghiệm nội dung cần được cơ quan đó tiến hành thì mỗi cơ quan phải tiến hành việc tra cứu thông tin một cách riêng biệt và phải xét nghiệm nội dung đơn đó theo quy định riêng của mình. Như vậy, cùng một công việc (xét nghiệm hình thức và tra cứu thông tin) cần được nhiều cơ quan tiến hành một cách riêng biệt làm cho chi phí nói chung cho một đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế gia tăng một cách không cần thiết.

Để đạt mục tiêu nói trên, Hiệp ước hợp tác sáng chế đã đưa ra một nguyên tắc chủ đạo là cung cấp cho các tác giả một con đường thuận lợi hơn để có được sự bảo hộ đối với sáng chế của mình trên phạm vi quốc tế. Cả người nộp đơn và cơ quan sở hữu trí tuệ của các quốc gia là thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế đều được hưởng lợi từ việc các thủ tục, yêu cầu nộp đơn được thống nhất, từ kết quả tra cứu và kết quả xét nghiệm sơ bộ quốc tế, và từ việc công bố đơn quốc tế tập trung theo Hiệp ước hợp tác sáng chế. Nội dung của nguyên tắc này được cụ thể hóa như sau:

- Thiết lập hệ thống quốc tế cho phép việc nộp vào một cơ quan sáng chế quốc gia duy nhất gọi là “cơ quan nhận đơn” một đơn duy nhất gọi là “đơn quốc tế” bằng một ngôn ngữ có hiệu lực trong mỗi nước thành viên Hiệp ước mà người nộp đơn chỉ ra (“chỉ định”) trong đơn của mình;

- Việc xét nghiệm hình thức đơn quốc tế do một cơ quan sáng chế duy nhất

– Cơ quan xét nghiệm quốc tế thực hiện;

- Quy định việc tiến hành tra cứu thông tin phục vụ xét nghiệm nội dung gọi là “tra cứu quốc tế” được kết thúc bởi một Báo cáo tra cứu quốc tế trong đó chỉ ra các tài liệu (chủ yếu là tài liệu sáng chế đã công bố) có liên

quan đến sáng chế nêu trong đơn quốc tế mà cần phải được xem xét khi đánh giá xem sáng chế đó có khả năng được cấp bằng độc quyền hay không. Báo cáo này trước tiên được gửi cho Người nộp đơn quốc tế và sau đó được Công bố cùng với đơn.

- Quy định việc công bố tập trung đơn quốc tế cùng với Báo cáo tra cứu quốc tế có liên quan cũng như quy định việc gửi chúng cho các cơ quan được chỉ định; và

- Quy định việc lựa chọn xét nghiệm sơ bộ quốc tế đơn quốc tế; Xét nghiệm sơ bộ quốc tế kết thúc bởi một Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế, trong đó có đưa ra ý kiến về việc sáng chế nếu trong đơn quốc tế có đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp bằng độc quyền hay không và báo cáo nào được gửi cho các cơ quan sáng chế của nước được chọn.

Ngoài ra, thủ tục cấp bằng sáng chế tại các quốc gia với lệ phí đắt đỏ đã được lùi lại để trong thời gian đó, người nộp đơn có thể nhận được kết quả tra cứu quốc tế hay kết quả xét nghiệm sơ bộ quốc tế - những thông tin quan trọng để người nộp đơn có thể đánh giá khả năng cấp bằng độc quyền cho sáng chế của mình. Đó cũng là một trong những thuận lợi mà Hiệp ước hợp tác sáng chế mang lại cho các tác giả và chủ sở hữu sáng chế.

Phạm vi áp dụng của Hiệp ước hợp tác sáng chế là tất cả các công dân các nước thành viên đồng thời không một quy định nào của Hiệp ước này được hiểu là sự hạn chế những quyền mà Công ước Paris dành cho bất kỳ công dân hoặc người cư trú của bất kỳ nước nào tham gia công ước. Cũng như Thoả ước Madrid, Hiệp ước để ngỏ cho bất kỳ nước thành viên nào của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cũng có thể tham gia bằng cách ký kết và sau đó nộp chứng thư phê chuẩn hoặc, nộp lưu văn bản gia nhập. Chứng thư phê chuẩn hoặc các văn bản gia nhập hay tuyên bố bãi ước đều phải được nộp lưu cho Tổng giám đốc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Trong khuôn khổ của Hiệp ước hợp tác sáng chế, các nước thành viên phải thi hành các điều khoản, quy định một cách chính xác, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt (từ phía quốc gia thành viên) các quốc gia thành viên cũng có quyền được bảo lưu[3]. Các quốc gia không được phép đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu khác hoặc bổ sung đối với điều khoản quy định về hình thức và nội dung đơn do Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định. Tuy nhiên, các quốc gia

không bị hạn chế về yêu cầu đối với tiêu chuẩn được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai hoặc nhiều nước thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp ước này và Quy chế thi hành Hiệp ước mà không giải quyết được bằng con đường đàm phán, đều có thể được một nước bất kỳ liên quan đưa ra xét xử tại Tòa án quốc tế bằng cách nộp đơn theo Quy chế của Tòa án quốc tế, trừ phi các nước liên quan đó thỏa thuận được biện pháp giải quyết khác[4].

Hiệp ước này có thể được xem xét lại ở hội nghị đặc biệt của các nước thành viên[5].


1.3. Nội dung của Hiệp ước hợp tác sáng chế


Các nội dung chính của Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định trong Hiệp ước. Tuy nhiên, các quy định này được làm rõ và cụ thể trong bộ Quy chế thi hành Hiệp ước. Hiệp ước hợp tác sáng chế và Quy chế thi hành Hiệp ước gồm nội dung chính như sau:


[3] Xem thêm Điều 64 của Hiệp ước, trong đó quy định những trường hợp các quốc gia thành viên được bảo lưu.

[4] Quy định tại Điều 59 Hiệp ước.

[5] Điều 60 của Hiệp ước quy định cụ thể về việc xem xét lại Hiệp ước.

1.3.1 Cơ quan thực hiện thủ tục nhận và xử lý đơn nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế

Theo Hiệp ước hợp tác sáng chế, có một số các cơ quan sau đây tham gia vào việc tiếp nhận và xử lý đơn quốc tế về sáng chế:

1.3.1.1 Cơ quan nhận đơn [6]

Cơ quan nhận đơn thường là các cơ quan sáng chế của các quốc gia là thành viên của Hiệp ước hợp tác sáng chế, cũng có thể là một tổ chức liên chính phủ được Hiệp ước công nhận là cơ quan nhận đơn. Cơ quan này có chức năng như sau [7]:

- Kiểm tra sáng chế có thuộc diện sáng chế bí mật hay không theo quy định của nước mình.

- Kiểm tra xem ngày nộp đơn quốc tế có thể được ghi nhận không.

- Kiểm tra xem hình vẽ được đề cập trong Bản mô tả đã được nộp chưa.

- Kiểm tra lỗi về mặt hình thức.

- Thu và gửi lệ phí nộp đơn theo quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế.

- Kiểm tra xem lệ phí có được nộp đúng hạn không.

- Gửi bản sao cho Văn phòng quốc tế và bản tra cứu cho cơ quan tra cứu quốc tế.

- Gửi và tiếp nhận tài liệu từ người nộp đơn và cơ quan quốc tế.


1.3.1.2. Cơ quan tra cứu quốc tế [8]

Cơ quan tra cứu quốc tế là các cơ quan sáng chế quốc gia hay khu vực đáp ứng các yêu cầu do Hiệp ước hợp tác sáng chế quy định cho cơ quan này về nguồn lực và được Đại hội đồng của Hiệp ước chỉ định.


[6] Điều 2 (xv) của Hiệp ước quy định : Cơ quan nhận đơn là cơ quan quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ nơi đơn quốc tế được nộp.

[7] Tham khảo điều Quy tắc 20 của Bộ quy chế

[8] Xem thêm điều 16 Hiệp ước hợp tác sáng chế

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023