Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Shcn Đối Với Bí Mật Kinh Doanh Trên Thế Giới Và Việt Nam

Những đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng) khi chưa đăng ký bảo hộ phải có tính mới, lúc này chúng tồn tại với hình thức là BMKD. Nhưng tuỳ thuộc tình hình phát triển công nghệ trên thị trường, BMKD được đăng ký sẽ trở thành một đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể.


So với sáng chế thì BMKD có phạm vi rộng hơn. Nếu như sáng chế chỉ là những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật cao thì BMKD là những kiến thức trong cả hoạt động kinh doanh thương mại. Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau như kỹ thuật và khoa học (công thức sản xuất, cấu tạo kỹ thuật, mã máy tính, dữ liệu thử nghiệm…); thương mại (danh sách các nhà cung cấp và khách hàng, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, phương pháp bán hàng…); tài chính (cơ cấu giá nội bộ, danh mục giá…); thông tin phủ định (tình trạng bế tắc trong nghiên cứu, các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ…)… Do đó BMKD có thể bao hàm cả sáng chế, có thể nói, sáng chế là tập con của BMKD.


Bí mật kinh doanh liên quan tới các sáng chế hoặc quy trình sản xuất mà không đáp ứng được các điều kiện cấp sáng chế và vì vậy, chỉ có thể được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh. Loại này có thể là trường hợp của các danh sách khách hàng hoặc các quy trình sản xuất không đủ tính sáng tạo để được cấp sáng chế (mặc dù chúng có thể có khả năng bảo hộ dưới dạng mẫu hữu ích). Mặt khác, các bí mật kinh doanh có thể liên quan tới những sáng chế đủ điều kiện để cấp và do vậy có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế.


Đối với sáng chế đang trong quá trình nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ mà bị xâm phạm thì sẽ được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ BMKD. Điều 11 Luật SHTT có quy định về trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn đăng ký

sáng chế của cơ quan nhà nước về quyền SHCN và hình thức xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra. Như vậy, trong mối quan hệ tương quan giữa hai đối tượng của quyền SHCN này pháp luật đã có quy định rõ ràng, chặt chẽ bảo đảm quyền lợi của các chủ thể liên quan.

Khi BMKD đủ điều kiện để bảo hộ theo phương thức cấp bằng bảo hộ sáng chế thì chủ sở hữu có quyền lựa chọn hoặc là theo cơ chế bảo hộ sáng chế hoặc theo cơ chế bảo hộ BMKD. Mỗi cơ chế lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu bảo hộ theo cơ chế sáng chế, chủ sở hữu có thể độc quyền sở hữu sáng chế. Mọi hành vi sử dụng sáng chế sau ngày được cấp bằng bảo hộ (trừ quyền của người sử dụng trước nếu có) đều coi là xâm phạm sáng chế. Nhược điểm của cơ chế bảo hộ này là thời hạn bảo hộ. Chủ sở hữu sáng chế chỉ được độc quyền sử dụng sáng chế trong một thời gian nhất định, không được gia hạn. Thời hạn bảo hộ đối với đối tượng là sáng chế chính là thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

Thực ra thời hạn bảo hộ này là nhược điểm đối với chủ sở hữu sáng chế nhưng đó lại là để tạo ra tiền đề cho các sáng tạo tiếp theo của người khác, sau thời hạn đó, sáng chế sẽ thuộc về tất cả mọi người góp phần làm cho xã hội tiến bộ, phát triển nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Mặt khác, để được bảo hộ đối với sáng chế, chủ sở hữu phải đăng ký, đó là thủ tục bắt buộc và thủ tục này tương đối phức tạp vì bản chất của sáng chế là phải có bước tiến sáng tạo rõ rệt so với các sáng tạo đã biết trước đó nên chủ sở hữu phải mô tả sáng tạo của mình một cách cụ thể; lệ phí phải trả có thể cũng rất lớn.


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 4

Ngược lại với sáng chế, BMKD lại có những đặc điểm khác hẳn. Nếu chủ sở hữu lựa chọn cơ chế bảo hộ BMKD thì họ có thể độc quyền sở hữu sáng chế đó cho đến khi nào các điều kiện của BMKD theo Điều 84 Luật sở

hữu trí tuệ vẫn hội tụ đủ. Ngoài sự độc quyền tuyệt đối, BMKD còn có một ưu điểm lớn nữa đó là quyền sở hữu được xác lập tự động, việc bảo hộ bí mật kinh doanh không đòi hỏi phải tuân theo những hình thức như bộc lộ thông tin cho cơ quan chính phủ, chủ sở hữu BMKD không phải thực hiện bất kỳ một thủ tục mang tính chất hình thức nào. Bí mật kinh doanh phát sinh hiệu lực ngay lập tức. Bí mật kinh doanh không đòi hỏi chi phí đăng ký (mặc dù có thể phải bỏ chi phí cao hơn để bảo mật thông tin đó). Việc bảo hộ bí mật kinh doanh có ưu điểm là không bị hạn chế về mặt thời gian (sáng chế thường được kéo dài đến 20 năm). Nó sẽ còn được kéo dài tới chừng nào bí mật đó còn chưa bị bộc lộ ra công chúng. Tất cả những ưu điểm này gây hấp dẫn lớn đối với các nhà kinh doanh.


Ví dụ: công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng. Điều đó sẽ còn được kéo dài tới chừng nào bí mật đó còn chưa bị bộc lộ ra công chúng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.


Tuy nhiên, bảo hộ theo cơ chế BMKD cũng có nhược điểm đó là tính bí mật khó đảm bảo. Nếu bí mật được thể hiện dưới dạng một sản phẩm mang tính chất đổi mới, thì những người khác có thể kiểm tra, mổ xẻ và phân tích

nó (tức là "phân tích ngược" nó) và phát hiện bí mật, và sau đó sẽ có quyền sử dụng nó.


Chủ sở hữu không thể ngăn cấm người khác thu thập hoặc sử dụng BMKD trong trường hợp họ độc lập nghiên cứu, sáng tạo ra hoăc trường hợp họ tìm ra bí mật từ việc phân tích các sản phẩm được bán hợp pháp trên thị trường. Vì BMKD được thể hiện trên bao bì sản phẩm và trong chính sản phẩm, khi đưa sản phẩm ra thị trường thì bằng công nghệ ngược, đối thủ cạnh tranh có thể tìm ra những thông tin đó, họ có thể sản xuất loại hàng hoá tương tự. Hành vi này được coi là không vi phạm quyền đối với BMKD. Vì sợ bộc lộ thông tin, nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, nhất là những sản phẩm có vốn đầu tư lớn, bởi khi sản phẩm được bán ra thị trường, các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước. Nhưng nếu cứ giữ bí mật mãi những sáng chế đó thì những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi. Chính vì vậy, nhiều công ty lớn, người ta chỉ bảo hộ dưới hình thức bí mật kinh doanh khi mà không thể xin cấp được bằng sáng chế.


Khi bí mật bị công bố, thì bất kỳ người nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách tùy ý. Một bí mật kinh doanh khó thực thi hơn một sáng chế. Mức độ bảo hộ dành cho bí mật kinh doanh khác nhau một cách đáng kể nhưng nói chung là yếu khi so với bảo hộ dành cho sáng chế. Có nhiều người muốn làm đơn đăng ký bảo hộ sáng chế nhưng lại không muốn bộc lộ bí quyết kỹ thuật bởi họ lo sợ nếu nói ra thì có thể bị người khác lấy ngay lập tức. Nhưng nếu không bộc lộ thông tin một cách chi tiết thì không được cấp bằng sáng chế. Vậy họ sẽ bảo hộ bằng cách nào? Trong trường hợp này, có thể bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, bảo hộ bí mật kinh doanh không đơn giản. Muốn bảo hộ bí mật kinh doanh phải tìm những biện pháp

cần thiết để hạn chế việc phổ biến thông tin và việc bảo hộ bí mật kinh doanh rất tốn kém, phần lớn phải dựa vào các cơ quan pháp luật.


Tóm lại, việc lựa chọn bảo hộ theo cách nào tùy thuộc vào mỗi người nhưng trước khi quyết định hình thức bảo hộ cần cân nhắc đến hiệu quả cuả mỗi hình thức, đồng thời phải kiểm tra xem giải pháp kỹ thuật có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không. Theo hình thức sáng chế thì chủ sở hữu có quyền độc quyền tối cao trong việc sử dụng sáng chế cuả mình trong vòng 20 năm, nhưng đổi lại họ phải công bố bí quyết cuả mình để mọi người có thể hiểu và học hỏi được từ những giải pháp kỹ thuật đó. Sau thời hạn bảo hộ, bất cứ ai cũng có quyền sử dụng. Còn bảo hộ bí mật kinh doanh thì vô thời hạn, nhưng nếu chủ sở hữu không tìm biện pháp bảo vệ thì bí mật đó sẽ không còn là bí mật nữa.‌

1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh trên thế giới

Lịch sử hình thành SHTT cách đây vài trăm năm từ thế kỷ thứ 16,17 TCN. Trong số các đối tượng của quyền SHCN thì BMKD được coi là một trong những đối tượng xuất hiện sớm nhất. Khi xã hội có sự chuyên môn hóa, những người thợ lành nghề đã biết tích lũy và giữ gìn những bí quyết nghề nghiệp (chưa tồn tại dưới dạng văn bản) của mình. Do sự phát triển ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội, do sự sáng tạo của con người luôn phát triển nên các bí quyết nghề nghiệp cũng ngày càng phức tạp, đa dạng, phong phú. Chúng không chỉ là những thông tin, những kiến thức được truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu truyền miệng mà còn được thể hiện trong các loại giấy tờ, sổ sách... dưới dạng văn bản. Bên cạnh đó, việc mở rộng sản xuất,

việc thuê mướn lao động và sự thay đổi chủ của người làm thuê khiến cho việc giữ gìn các bí quyết kinh doanh trở thành vấn đề hết sức quan trọng. Các thương nhân phải đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp tài liệu liên quan đến BMKD hoặc nguy cơ tiết lộ chúng bởi người làm thuê của mình. Để bảo vệ cho các BMKD của mình, các ông chủ bắt đầu đưa vào hợp đồng lao động những điều khoản về nghĩa vụ giữ bí mật đối với các bí quyết sản xuất, kinh doanh cho người làm thuê. Lúc này, bên cạnh những biện pháp cần thiết và hữu hiệu mà các thương nhân áp dụng để bảo mật cho BMKD của mình vẫn là chưa đủ, cần phải có sự tham gia của nhà nước nữa để xử lý những hành vi xâm phạm BMKD, từ đó pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD hình thành. [1]

Trên thế giới, ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật về SHTT nói chung và pháp luật về bảo hộ BMKD nói riêng được hình thành sớm như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật… đặc biệt ở Mỹ, đã có văn bản pháp luật riêng về bảo hộ BMKD như Luật chung về bí mật thương mại (The Uniform Trade secrets Act) năm 1979 và có các quy định cụ thể bởi hệ thống luật của các bang (pháp luật của Mỹ được coi là một trong những hệ thống hoàn thiện nhất về bảo hộ BMKD… [1, 13]

Cho đến nay thì do xu hướng hội nhập toàn cầu, hầu hết các nước đều có các quy định nhất định nhằm bảo hộ BMKD.

Việc bảo hộ BMKD ở các nước tuy khác nhau nhưng đều có xu hướng chung là nâng cao trách nhiệm của người làm công đối với các bí mật thương mại, của nhân viên cơ quan nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến bí mật kinh doanh, trong đó có cả trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự… Có một số nước thì việc này được tiến hành chủ yếu trên cơ sở hợp đồng lao động, bằng cách quy định nghĩa vụ không tiết lộ các bí mật của các nhân viên thuế quan, cảnh sát mà họ tiếp cận được trong khi làm

nhiệm vụ, quy định trách nhiệm dân sự và hình sự đối với những người có lỗi trong việc tiết lộ hoặc sử dụng trái phép thông tin bí mật. Bên cạnh đó, một số nước thì bảo hộ BMKD thông qua việc điều chỉnh các quan hệ “người chủ - người làm thuê”, đặt ra các quy định về vấn đề này trong các luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, về thông tin và bảo vệ thông tin, về hoạt động của các cơ quan nhà nước như thuế, bảo hiểm, xét xử…

BMKD còn được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế. Đầu tiên là Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ năm 1883. Năm 1900, trong Hội thảo về việc xem xét sửa đổi lại Công ước này về quyền SHCN tại Brucxel, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đã được bổ sung vào danh sách các đối tượng SHCN được bảo hộ của Công ước. Theo Công ước này: “Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm bảo đảm cho công dân của các nước thành viên đó sự bảo hộ có hiệu quả chống lại hành động cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 10bis về Cạnh tranh không lành mạnh), trong đó hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là “bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại”.

Những hành vi xâm phạm các thông tin bí mật về kỹ thuật hay bí quyết trong kinh doanh cũng được cho là “ trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại” như Điều 10bis quy định. Có thể nói, đây là điều khoản quốc tế đầu tiên gián tiếp quy định về việc bảo hộ BMKD.

Tiếp theo Công ước Paris, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) cũng quy định về BMKD. Hiệp định đa phương này ra đời tháng 4 năm 1994 đã bảo hộ BMKD với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Hiệp định TRIPS là hiệp định quốc tế đa phương lớn nhất về bảo hộ bí mật kinh doanh. Hiệp định TRIPS (1994) đã quy định 7 đối tượng thuộc phạm vi của quyền SHTT là: sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật. Hiệp định đã đưa ra một số quy định cụ thể về bảo hộ BMKD như điều kiện để thông tin được coi là thông tin bí mật và được bảo hộ, trách nhiệm của các nước thành viên phải bảo hộ thông tin đó… Khoản 1 Điều 39 Hiệp định này quy định: “Để đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại Điều 10bis Công ước Paris (1967), các Thành viên phải bảo hộ thông tin bí mật… và bảo hộ các dữ liệu được trình nộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ…”

1.2.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam

Việt Nam là nước mới hình thành cơ chế thị trường, hệ thống pháp luật đang từng bước hoàn thiện, cho nên sự phát triển của pháp luật về SHTT có nét đặc trưng riêng. Trong hoàn cảnh chung của pháp luật về SHTT ở nước ta thì các quy định bảo hộ BMKD cũng có những đặc điểm riêng về sự hình thành và phát triển.

Từ năm 1945 đến 1989, pháp luật sở hữu trí tuệ của nước ta chưa được quan tâm nhiều, đến sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) – bắt đầu thời kỳ đổi mới, Nhà nước quan tâm hơn đến lĩnh vực này nên một loạt các nghị định về dân sự và quyền SHTT được ban hành như Nghị định số 85/HĐBT ngày 13/5/1988 ban hành Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 ban hành Điều lệ về giải pháp hữu ích…

Trong giai đoạn này, tuy đã có một số văn bản điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu trí tuệ nhưng chưa thấy có bóng dáng của quy định nào về BMKD.

Tại Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ đã được đề cập từ những năm 1980 nhưng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, pháp luật đã coi SHTT là sở hữu toàn dân, nhà sáng chế được cấp bằng tác giả sáng chế, được trả thù

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí