Khái Niệm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Bí Mật Kinh

tranh nữa. Do đó, để cho ý nghĩa của BMKD tồn tại thì nhất thiết phải làm cho BMKD luôn được giữ kín. Thí dụ điển hình nhất về BMKD là công thức pha chế nước ngọt của Công ty Coca – Cola đã được giữ bí mật hơn một trăm năm nay. Hoặc một ví dụ khác đó là công thức chế biến món gà rán KFC được một người Mỹ tên là Harland Sanders sinh năm 1890 nghĩ ra và được giữ bí mật tính đến nay đã được gần hai trăm năm.


Đây là đặc tính “cần” của bí mật kinh doanh, là đặc điểm cơ bản nhất và mang tính chất quyết định của BMKD. Một khi tính bí mật không còn thì thông tin dù có giá trị đến mấy cũng không còn là BMKD và không còn là ưu thế của chủ sở hữu BMKD nữa. Do đó, trước tiên thông tin đó phải còn tồn tại trong tình trạng bí mật, thông tin hoặc phần quan trọng của thông tin đó phải không được dễ biết hoặc dễ suy đoán. Không cần thiết tất cả các phần của thông tin đều phải bí mật mà sự bí mật có thể chỉ là sự kết hợp của những điều đã biết. Những người quan tâm đến BMKD không thể dễ dàng có được chúng thông qua các phương tiện truyền thông thông thường như sách, báo, giáo trình hay các tài liệu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật … Phạm vi những người biết BMKD là rất hạn chế, chỉ những người được chủ sở hữu thông tin thực sự tin tưởng thì mới được phép sử dụng hoặc quản lý BMKD. Tất cả những người làm việc có liên quan đến BMKD đều phải có các cam kết về bảo mật thông tin, ví dụ như cam kết trong hợp đồng lao động về trách nhiệm giữ BMKD giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong Hiệp định TRIPS, tại khoản 2 Điều 39 đã nói về tính bí mật của BMKD như sau: “Có tính bí mật nghĩa là những người thường xuyên xử lý thông tin đó nói chung không thể biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó”.

Chính vì tính bí mật của thông tin mà bí mật kinh doanh có cơ chế xác lập quyền một cách tự động, tức là không cần phải đăng ký bảo hộ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp. Cũng có thể do thông tin trong bí mật kinh doanh quá quý báu đối với người tạo ra nó và với các đối thủ cạnh tranh nên không thể tiết lộ được tạo nên tính bí mật của thông tin. Điều này làm cho việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh trở nên phức tạp do bên chuyển giao không biết được bên nhận chuyển giao đã biết đến thông tin này hay chưa, họ cũng không thể mô tả cụ thể về thông tin đó rồi hỏi phía bên kia xem họ có muốn nhận chuyển giao hay không. Về phía người đi mua quyền sử dụng bí mật kinh doanh cũng không thể ký hợp đồng chuyển giao mà không biết sản phẩm mình giao dịch đó cụ thể như thế nào bởi vì nếu mô tả ra để biết được giá trị của sản phẩm trí tuệ là bí mật kinh doanh đó thì tính bí mật của thông tin không còn nữa.


Thứ ba, bí mật kinh doanh là thông tin có giá trị thương mại. Đây cũng là một thuộc tính quan trọng, không thể thiếu của một thông tin được coi là BMKD. Điều này có nghĩa là thông tin đó phải đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Tính quyết định của BMKD thể hiện ở chỗ nó có giá trị và có khả năng sử dụng được và được chủ sở hữu áp dụng vào sản xuất kinh doanh tạo nên ưu thế cạnh tranh hoặc nâng cao vị trí của người nắm được BMKD đó.


Thông tin được coi là BMKD phải có giá trị nhất định. Tính giá trị của thông tin thể hiện ở chỗ khi đưa vào sử dụng nó mang lại cho người nắm giữ thông tin một lợi thế hơn hẳn so với những người còn lại. Lợi thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, lợi thế về thị trường tiêu thụ …

Có thể thông tin được coi là BMKD có giá trị cao do chủ sở hữu nó phải bỏ ra một khoản tiền, một số vốn nhất định, một khoảng thời gian, công sức mới có được nó, hoặc tạo ra, thu thập được nó nhưng ở đây chúng ta chú trọng đến khía cạnh giá trị của thông tin là lợi ích mà người nắm giữ thông tin thu được khi sử dụng thông tin đó.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

BMKD phải là thông tin có khả năng sử dụng được. Khi đưa vào sản xuất kinh doanh, BMKD đó phải phát huy được lợi thế mà nó có thể mang lại. Nếu thông tin mà không có khả năng sử dụng được bởi chủ sở hữu hoặc người khác được chủ sở hữu cho phép thì đương nhiên nó không có giá trị gì cả, không có tính quyết định và không tạo ra ưu thế cạnh tranh và như vậy sẽ không được chủ sở hữu giữ bí mật. Một khi thông tin không có khả năng sử dụng, không tạo ra ưu thế cho chủ sở hữu nữa thì nó sẽ không còn là BMKD và không được bảo hộ.


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 3

Như vậy, BMKD là loại thông tin có tính bí mật, tính giá trị và có khả năng sử dụng trong kinh doanh đem lại lợi thế nhất định cho chủ sở hữu. Đó là một trong những tài sản trí tuệ, là thành quả lao động, nghiên cứu, sáng tạo của con người cần được bảo vệ và phát triển khuyến khích sáng tạo trong kinh doanh và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.


Ở nước ta, chúng ta cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của các BMKD cũng như các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp nhưng phải đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 chúng ta mới chính thức bảo hộ đối tượng này. Trong Nghị định này, tại khoản 1Điều 6, BMKD được ghi nhận là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin và phải thỏa mãn các điều kiện mà Nghị định quy định. Với những quy định của Nghị định này thì thực chất pháp luật vẫn chưa đưa ra được khái

niệm của BMKD mà mới chỉ đề cập đến các điều kiện để một thông tin được bảo hộ như một BMKD.


Năm 2005, khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, đánh dấu một sự phát triển mới trong khoa học pháp lý về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam một cách toàn diện, phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thúc đẩy và bảo vệ cho các quan hệ sở hữu trí tuệ trong đó có những quy định tương đối đầy đủ về BMKD. Theo khoản 23 Điều 4 Luật này thì: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.


Khái niệm BMKD nói trên đã phản ánh được đầy đủ những đặc trưng mang tính bản chất của BMKD đó là tính thông tin, tính bí mật và tính có giá trị thương mại.



doanh

1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh


1.1.2.1. Khái niệm

Các sản phẩm khoa học, kỹ thuật do con người sáng tạo ra có đặc

trưng khác biệt so với các sản phẩm thông thường đó là người sáng tạo ra nó không thể chiếm hữu nó một cách tuyệt đối mà nó rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng. Chính vì vậy việc bảo vệ thành quả của hoạt động sáng tạo, người ta đã sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau trong đó có công cụ bảo vệ hữu hiệu nhất vẫn là pháp luật. Ngày nay vấn đề này không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó đã mang tính toàn cầu. Khi nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đã làm xuất hiện các khái niệm như quyền tác giả,

quyền sở hữu công nghiệp và trong đó có khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản vô hình - kết quả của các hoạt động tư duy, sáng tạo của con người như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bí mật kinh doanh, bao gồm các quy định của luật dân sự và một số ngành luật khác cũng như các quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương về các đối tượng đó.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân đối với bí mật kinh doanh. Nó bao gồm các quy định về việc xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh, chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh, hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh…

1.1.2.2. Đặc điểm

Bí mật kinh doanh là một đối tượng truyền thống của sở hữu công nghiệp, nó có thể được hình thành từ rất lâu đời và truyền từ đời này sang đời khác một cách tự nhiên theo sự phát triển của xã hội. BMKD thường không được đăng ký bảo hộ mà được bảo hộ tự động khi nó thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. So với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, bí mật kinh doanh có những đặc trưng riêng nên quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này cũng mang những đặc điểm riêng.

Thứ nhất là về cơ sở của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD, đó chính là sự độc quyền thực tế của một chủ thể xác định đối với một tập hợp kiến thức nhất định - BMKD. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD chủ yếu dựa trên cơ sở các biện pháp mà chủ sở hữu áp dụng trên thực tế nhằm bảo vệ quyền của mình đối với những thông tin gọi là BMKD. Những công cụ pháp lý mà nhà nước dành cho chủ sở hữu BMKD có thể bảo vệ một cách hữu hiệu các BMKD khỏi sự vi phạm của

những người khác như các quy định về những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, xử lý hành vi xâm phạm… nhưng chúng lại kém hiệu quả hơn so với công cụ tương ứng của các chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… Do vậy, “sự sống còn của các quyền năng của chủ sở hữu đối với BMKD phụ thuộc vào chính chủ sở hữu, vào sự toàn diện và hiệu quả của các biện pháp mà chủ sở hữu áp dụng nhằm bảo về độc quyền của mình đối với thông tin”[1]. Sự độc quyền thực tế này là đặc điểm riêng chỉ chủ sở hữu BMKD mới có, và nó phát sinh ngay khi một tập hợp kiến thức nhất định hội đủ các điều kiện của một BMKD. Chính những biện pháp thực tế mà chủ sở hữu BMKD áp dụng nói trên mà thể hiện sự độc quyền thực tế của họ đối với BMKD cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để thành quả đầu tư dưới dạng thông tin được coi là BMKD. Để được bảo hộ, người sở hữu BMKD phải có ý định giữ BMKD và thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ bí mật đó.

Thứ hai, với tư cách là một đối tượng của quyền SHCN, BMKD có tính chất tổng hợp cao. Nếu như các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa… là những kết quả xác định của hoạt động sáng tạo thì BMKD có thể là tập hợp những thông tin thuộc nhiều mặt khác nhau của lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, quản lý, tài chính, thương mại…, hoặc tồn tại trong nhiều loại hình thức thể hiện khác nhau như kết quả nghiên cứu khoa học, công thức pha chế, quy trình sản xuất, cấu trúc của sản phẩm, mã nguồn của các chương trình máy tính, sơ đồ kiến trúc, danh sách khách hàng, chiến lược kinh doanh tiếp thị, ý tưởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu, khảo sát thị trường. BMKD có thể là những giải pháp có khả năng được bảo hộ như là sáng chế, giải pháp hữu ích,

kiểu dáng công nghiệp nếu chủ sở hữu đăng ký bảo hộ theo thủ tục của pháp luật về patent.

Thứ ba, BMKD không bị hạn chế về thời hạn bảo hộ. Khi nào mà độc quyền thực tế của chủ sở hữu BMKD còn tồn tại và thông tin vẫn đảm bảo được các điều kiện của BMKD thì quyền của chủ sở hữu đó vẫn được bảo hộ. Đây vừa là đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD vừa là ưu điểm nổi trội của loại đối tượng này. Chính vì không bị hạn chế về thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ thường chọn BMKD làm đối tượng để được bảo hộ, trong khi các đối tượng khác lại bị hạn chế về thời hạn này làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ trong kinh doanh.

Thứ tư, quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động mà không phải thông qua cơ chế đăng ký văn bằng bảo hộ như phần lớn các đối tượng quyền SHCN khác. Cơ chế bảo hộ tự động cho phép quyền SHCN đối với BMKD được tự động xác lập khi thành quả đầu tư dưới dạng thông tin có đủ các điều kiện là BMKD theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu của nó không cần phải đăng ký với bất kỳ cơ quan nhà nước nào, không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục mang tính chất hình thức nào và cũng không cần phải trả lệ phí đăng ký hay lệ phí bảo hộ nào cả. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ đặc trưng quan trọng của quyền SHCN đối với BMKD, đó là tính độc quyền tuyệt đối. Bản chất của BMKD là bí mật nên việc bảo mật là quan trọng hàng đầu và chủ sở hữu là người bảo mật là an toàn nhất cho nên họ bắt buộc phải áp dụng các biện pháp thực tế để bảo vệ bí mật của mình là thượng sách mà pháp luật quy định riêng cho đối tượng BMKD. Từ đó dẫn tới quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD được xác lập và bảo hộ tự động, không cần đăng ký, không phải trả lệ phí. Và đây cũng là phương thức bảo hộ có nhiều ưu điểm mà nhiều chủ sở hữu thành quả

lao động sáng tạo ưu tiên lựa chọn để bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ của mình.

1.1.3. Phân biệt bí mật kinh doanh với sáng chế

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm nhiều đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Chúng đều là các sản phẩm vô hình và là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo nên giữa chúng có sự giao thoa nhất định với nhau. Pháp luật đã quy định cho mỗi đối tượng một chế độ pháp lý khác nhau để điều chỉnh và bảo vệ một cách tốt nhất quyền của các chủ thể sở hữu công nghiệp.

Những đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng) khi chưa đăng ký bảo hộ phải có tính mới, lúc này chúng tồn tại với hình thức là bí mật kinh doanh. Nhưng tùy thuộc tình hình phát triển công nghệ trên thị trường, bí mật kinh doanh được đăng ký sẽ trở thành một đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể. Do vậy, để áp dụng pháp luật về sở hữu công nghiệp một cách có hiệu quả hơn, chúng ta cần phân biệt rõ ràng các đối tượng nói trên. BMKD như trên đã đề cập đến, có tính chất tổng hợp cao, do đó việc phân biệt chúng với các đối tượng còn lại là cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt với sáng chế. Việc phân biệt BMKD với đối tượng này giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn bản chất của BMKD.

Theo Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung một số điều 2009 thì: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí