thời nhãn hiệu cũng giúp người tiêu dùng có định hướng khi chọn lựa sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Đặc tính nổi bật của nhãn hiệu là dùng để phân biệt. Do đó không thể tồn tại cùng lúc những nhãn hiệu của các chủ thể khác nhau trùng hoặc tương tự nhau cho cùng sản phẩm, dịch vụ. Để đảm bảo được điều này cần có một cơ chế nhất định chống lại các hành vi gây nhầm lẫn hoặc có nguy cơ gây nhầm lẫn như hành vi sao chép, làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu. Công cụ để thực hiện nhiệm vụ này không gì khác hơn chính là hệ thống pháp luật.
Nhãn hiệu là tài sản của chủ thể sở hữu nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhãn hiệu là một loại tài sản đặc biệt, không giống như các tài sản truyền thống – tài sản “hữu hình” – khác. Đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện sự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bằng các hành vi mang tính vật lý. Chủ sở hữu sẽ thực hiện các quyền năng sở hữu của mình thông qua một cơ chế pháp lý đặc thù, đó là “quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu”. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với nhãn hiệu. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở sử dụng hoặc theo văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cụ thể là, ở Việt Nam, “Quyền sở hữu công nghiệp đối với…, nhãn hiệu, … được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký… hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”. [36]
Do tính chất đặc biệt của loại tài sản có tên là nhãn hiệu nên quyền đối với tài sản này cũng không giống quyền đối với các tài sản hữu hình khác, đó là quyền bị giới hạn về thời gian, không gian, được xác định theo phạm vi bảo hộ, và có những giới hạn nhất định.
Về thời gian, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn ghi trên văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, thông thường là 10 năm, và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Về không gian, so với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà trên cơ sở pháp luật nước đó, quyền sở hữu công nghiệp phát sinh. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn nhận được sự bảo hộ quyền của mình tại nước khác, họ cần phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại nước họ mong muốn nhận được sự bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký quốc tế có chỉ định nước đó (nếu nước định nộp đơn có tham gia điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung).
Do quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ tuyệt đối nên kể cả trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài thì cũng không làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật (hiện tượng pháp lý khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ dân). Chỉ pháp luật của chính nước đã chấp nhận bảo hộ mới có giá trị điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Chủ thể nước ngoài muốn được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện để được xác lập quyền cũng như được hưởng quyền quy định theo pháp luật Việt Nam. Ngược lại, một nhãn hiệu của Việt Nam muốn được bảo hộ tại nước ngoài cũng phải thỏa mãn các điều kiện tương tự. Cũng do tính chất lãnh thổ tuyệt đối mà một nhãn hiệu đã được bảo hộ ở nước này nhưng chưa chắc sẽ được bảo hộ tại nước khác do mỗi nước có những quy định khác nhau về tiêu chí bảo hộ. Ví dụ, trước khi Luật SHTT 2005 được ban hành, các nhãn hiệu tạo thành từ các chữ cái không phát âm được như một từ, không được thể hiện dưới dạng hình họa thuộc đối tượng không được Nhà nước bảo hộ, trong khi đó, rất nhiều nhãn hiệu tương tự như thế lại được các nước khác bảo hộ.
Tính lãnh thổ tuyệt đối của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu còn được thể hiện rõ trong Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo đó,
“một đơn đăng ký nhãn hiệu do công dân của một nước thành viên của Liên minh nộp tại bất cứ nước nào trong Liên minh cũng không thể bị từ chối – hoặc một đăng ký nhãn hiệu cũng không thể bị hủy bỏ - với lý do rằng việc nộp đơn, đăng ký, hoặc gia hạn tại nước xuất xứ không có hiệu lực. [17] “Một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ tại một nước thành viên của Liên minh được coi là không phụ thuộc vào các nhãn hiệu đăng ký tại các nước thành viên khác của Liên minh, kể cả nước xuất xứ. [17]
Với tài sản thông thường, quyền sở hữu được thể hiện thông qua việc độc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Với tài sản là nhãn hiệu, quyền này được thể hiện thông qua quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt nhãn hiệu được bảo hộ nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 1
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 2
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Bảo Hộ Nhãn Hiệu Ở Việt Nam
- Nhãn Hiệu Với Đối Tượng Được Bảo Hộ Quyền Tác Giả
- Khả Năng Phân Biệt Của Nhãn Hiệu
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
Quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ giới hạn đối với hành vi sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn cho hàng hóa, dịch vụ cùng loại của người khác vì mục đích thương mại hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Quyền này không áp dụng đối với hành vi sử dụng vì mục đích phi thương mại và một số trường hợp hạn chế quyền khác.
Xét về tính lãnh thổ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền độc quyền tuyệt đối. Nhưng trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia thì quyền này lại chỉ mang tính chất tương đối. Vì trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng và SHTT nói chung luôn tồn tại các quyền độc quyền khác nhau của các chủ sở hữu khác nhau, do đó, quyền độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu này phải tôn trọng và đảm bảo quyền độc quyền của chủ thể khác và của xã hội.
1.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một tài sản vô hình rất có giá trị trong giao lưu thương mại, là một đối tượng SHTT dễ bị xâm hại. Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những nhà sản xuất, kinh doanh trung thực, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể, từ đó
tạo sự ổn định cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Do tầm quan trọng như vậy của nhãn hiệu nên các nước đều có những cơ chế, chính sách để bảo hộ nhãn hiệu từ phía Nhà nước.
Với các tài sản hữu hình, chủ sở hữu có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thông qua việc nắm giữ tài sản, và nhờ đó thậm chí không cần đến sự công nhận quyền sở hữu của Nhà nước thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu. Với tài sản hữu hình, quyền đối với tài sản này rất khác. “Loại quyền về tài sản này phải được Nhà nước công nhận và bảo vệ mới thực sự chống lại được hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác.” [39] Nội dung của quyền này được thể hiện thông qua việc Nhà nước ghi nhận các loại tài sản vô hình được Nhà nước bảo hộ, cách thức xác lập quyền, nội dung quyền, các hạn chế quyền và cơ chế bảo vệ quyền.
Xuất phát từ những tính chất đặc thù, riêng có của từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều ghi nhận hai nguyên tắc xác lập quyền cơ bản, đó là (i) xác lập quyền theo nguyên tắc đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và (ii) xác lập quyền theo nguyên tắc tự động khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể là nhãn hiệu thì cả hai nguyên tắc này đều được áp dụng. Với nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác định khi nhãn hiệu thỏa mãn các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định trong luật, không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thông thường việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được đặt ra khi có hiện tượng xâm phạm quyền và cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu xác định xem có thực sự hay không việc xâm phạm quyền của một nhãn hiệu nổi tiếng.
Để một dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước bảo hộ là một nhãn hiệu, dấu hiệu đó cần phải thỏa mãn những tiêu chí nhất định gọi chung là tiêu chuẩn bảo hộ. Quy định về tiêu chuẩn bảo hộ nhằm đảm bảo một
nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt, phân biệt với dấu hiệu khác, không xâm phạm đến trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia mà tiêu chuẩn bảo hộ này sẽ khác nhau ở từng nước.
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thể hiện thông qua quyền độc quyền được Nhà nước ghi nhận, đó là độc quyền sử dụng, định đoạt, ngăn cấm người khác sử dụng và định đoạt khi không được phép. Một nguyên tắc đặc thù trong hệ thống pháp luật SHTT nói chung là luôn phải đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các đối tượng có liên quan trong xã hội. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với nguyên tắc độc quyền là người có quyền sở hữu sẽ nắm quyền tuyệt đối và không bị hạn chế. Để giải quyết mâu thuẫn này, các hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp đều sử dụng cơ chế “độc quyền tương đối” cho chủ sở hữu. Có thể dễ dàng thấy tính “độc quyền tương đối” được thể hiện trong các quy định liên quan đến hạn chế quyền của chủ sở hữu mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp nhập khẩu song song.
Bảo hộ nhãn hiệu không chỉ bao gồm các quy định pháp luật để chủ sở hữu thực hiện các quyền được xác định trong nội dung quyền của chủ sở hữu, mà quan trọng hơn cả là quy định xử lý các hành vi xâm phạm.
Qua các phân tích ở trên có thể hiểu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc Nhà nước bằng công cụ pháp luật của mình ghi nhận quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu đồng thời quy định cơ chế xác lập quyền, nội dung quyền và cơ chế thực thi quyền đối với nhãn hiệu.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu đã được đặt ra và phát triển từ lâu đời. Ngay từ thời cổ đại, nhiều vùng đã có tục lệ dùng một dấu hiệu riêng gắn lên sản phẩm để đánh dấu người sản xuất hoặc người chủ sở hữu của sản phẩm. Theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khảo cổ học thì cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, nhất là khi nền sản xuất cơ khí ra đời, nhiều nhà sản xuất khác nhau cùng đưa ra thị trường một loại hàng thì những dấu hiệu trên bắt đầu thực hiện chức năng phân biệt sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, xuất hiện hiện tượng bắt chước nhãn hiệu, gây nhiều thiệt hại cho chủ nhãn hiệu, dẫn đến sự gia tăng số vụ xử kiện tại các tòa án, các toà án thời đó phải phán quyết quyền đối với một nhãn hiệu cụ thể thuộc về ai? Trong trường hợp này, nguyên tắc thường được các tòa án áp dụng là: quyền thuộc về người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu hàng hòa. Để dễ theo dõi các nhãn hiệu bị tranh chấp, lúc đầu tòa án sử dụng sổ nhãn hiệu. Sau đó sổ này còn ghi cả các nhãn hiệu khác chưa bị tranh chấp để đề phòng những tranh chấp xảy ra trong tương lai, rồi tiến tới ghi các nhãn hiệu mà chủ các nhãn hiệu đó có ý định sẽ sử dụng. Sổ theo dõi nhãn hiệu hàng hóa dần dần trở thành sổ đăng bạ nhãn hàng và cũng từ đó hình thành phương thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các tòa án. Song, vào thời gian này, việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào. Chỉ đến năm 1857 Luật Nhãn hiệu hàng hoá mới được ban hành đầu tiên tại Pháp. Theo luật này, quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa thuộc về người thực hiện sớm nhất một trong hai việc: sử dụng nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu theo quy định của luật. Nếu một người đăng ký một nhãn hiệu nhưng thời điểm sử dụng nhãn hàng của người đó lại sau người đăng ký thứ hai thì quyền đối với nhãn hiệu thuộc về người thứ hai. Tiếp theo Pháp, các nước khác đã lần lượt ban hành bộ luật nhãn hiệu hàng hoá của mình như Italia (năm 1868), Bỉ (năm 1879), Mỹ (năm 1881), Anh (năm 1883), Đức (năm 1894), Nga (năm 1896) … số đơn đăng ký và số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng ở từng nước, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
Cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên trường quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thế giới khiến cho hàng hóa trở nên dễ dàng lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí cả ở những nơi xa xôi về địa lý đối với nước xuất xứ. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu trên quy mô quốc tế gặp một trở ngại rất lớn do đặc thù của quyền SHTT nói chung là bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, theo đó quyền đối với nhãn hiệu xác lập ở quốc gia nào thì chỉ có giá trị trên lãnh thổ quốc gia đó. Mà bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở những thị trường nước ngoài, chống lại tình trạng hàng nhái, hàng giả, cạnh tranh một cách bất chính, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu ở các nước khác ngoài nước xuất xứ của sản phẩm càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì thế, chủ nhãn hiệu có nhu cầu được mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu đến cả những vùng lãnh thổ mà mình sẽ xuất khẩu hàng hóa tới bằng các thủ tục xác lập quyền của mình một cách kịp thời tại các vùng lãnh thổ này. Nhằm đảm bảo cho nhãn hiệu được bảo hộ rộng khắp trên phạm vi quốc tế, theo sáng kiến của Pháp, Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến 01/08/2007 Công ước Paris đã có 171 nước thành viên. Việt Nam trở thành thành viên Công ước Paris từ 08/3/1949. Công ước Paris ra đời đã khiến cho trở ngại do yếu tố lãnh thổ quốc gia không còn, công ước Paris đã quy định một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ, khiến cho các hệ thống này giảm các khác biệt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chủ thể xác lập quyền bên ngoài nước xuất xứ.
Tuy nhiên, theo Công ước Paris, công dân của các nước thành viên khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, mặc dù được hưởng chế độ đối xử quốc gia tương đương như sự bảo hộ dành cho công dân của chính nước đó, nhưng chủ
nhãn hiệu vẫn phải thực hiện các thủ tục xác lập quyền độc lập tại từng nước thành viên. Nhãn hiệu muốn được bảo hộ ở càng nhiều quốc gia thì tốn càng nhiều thời gian và chi phí. Để khắc phục khó khăn này, hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã ra đời. Ngày 14/4/1891 tại Madrid, Tây Ban Nha, một số nước thành viên Công ước Paris đã cùng ký kết Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Theo Thỏa ước này, công dân một nước thành viên của Thỏa ước muốn nhận được sự bảo hộ nhãn hiệu ở nước thành viên khác thì trước tiên cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền ở quốc gia mình, sau đó, thông qua cơ quan này nộp đơn đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế WIPO trong đó có chỉ ra nước thành viên mà mình mong muốn nhận được sự bảo hộ. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và nước thành viên được chỉ định có thời hạn 1 năm kể từ ngày công bố đăng ký quốc tế để xem xét việc có chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu hay không. Hết thời hạn 1 năm nếu nước được chỉ định không ra thông báo từ chối thì nhãn hiệu mặc nhiên được bảo hộ tại nước thành viên đó. Nhãn hiệu là đối tượng của một đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid chỉ khi nhãn hiệu đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ. Thỏa ước Madrid ra đời đã giúp đơn giản hóa thủ tục đăng ký và duy trì hiệu lực của nhãn hiệu bên ngoài lãnh thổ quốc gia mỗi nước thành viên. Chỉ thông qua một đơn duy nhất, sử dụng một ngôn ngữ (tiếng Pháp), nộp phí bằng một loại tiền tới một cơ quan (Văn phòng quốc tế của WIPO), chủ nhãn hiệu có thể nhận được sự bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau ngoài nước xuất xứ. Tính đến 01/8/2007 đã có 57 nước là thành viên của Thỏa ước Madrid.
Từ khi ra đời cho đến nay Thỏa ước Madrid đã hỗ trợ đắc lực cho chủ nhãn hiệu của các nước thành viên đạt được sự bảo hộ ở nước ngoài với thủ tục đơn giản và đỡ tốn kém nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Thỏa ước Madrid cũng bộc lộ những hạn chế nhất định khiến nó chưa thực sự thu hút được đông đảo các quốc gia tham gia, trong đó có một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Với mục đích làm cho hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể được nhiều nước hơn chấp nhận, Nghị định thư liên quan đến