Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp Theo Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia

Thứ ba, Hiệp định TRIPs quy định thủ tục hữu hiệu và nhanh chóng để giải quyết tranh chấp đa phương giữa các chính phủ trong lĩnh vực SHTT bao gồm các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ KDCN. Các điều ước quốc tế trước đây về SHTT, như Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia được thực hiện tại Tòa án quốc tế (nếu các quốc gia không đàm phán thương lượng được với nhau – Điều 28 Công ước Paris), vì vậy quá trình giải quyết tranh chấp khá phức tạp và tính khả thi không cao. Khác với các điều ước quốc tế đó, theo quy định tại Điều 64.1 của Hiệp định TRIPs, trong quá trình thực hiện Hiệp định, việc thương lượng và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên phải tuân thủ các quy định tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994 đã được chi tiết hóa và áp dụng trong “Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp” của các nước thành viên. Quy định này bảo đảm cho quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong lĩnh vực SHTT nói chung và KDCN nói riêng được thực hiện thống nhất, nhanh chóng và hiệu quả.

Có thể nói, sự ra đời của Hiệp định TRIPs đã tạo ra một bước ngoặt lớn đối với các quốc gia trên thế giới trong việc bảo hộ quyền SHTT. Các quy định của Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền đối với KDCN nói riêng được đánh giá là toàn diện và hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay Việt Nam đã tham gia ba điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh về quyền SHCN với KDCN. Đó là Công ước Paris 1883, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT – TRIPS (1994). Là một trong những thành viên tích cực của tổ chức quốc tế khu vực ASEAN, Việt Nam còn tham gia một điều ước quốc tế khu vực về SHTT là Hiệp định khung về SHTT của ASEAN (ký kết ngày 15/12/1995). Hiệp định này không quy định riêng về điều chỉnh quyền SHCN với KDCN mà xây dựng khung pháp lý chung để điều chỉnh các đối tượng của quyền SHCN. Trong đó KDCN được nhắc đến tại Điều 3 về phạm vi hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.

Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương, đề bảo hộ KDCN, các quốc gia còn trực tiếp ký kết các điều ước song phương về bảo hộ KDCN. Nghiên cứu về

mặt lịch sử, các điều ước quốc tế song phương thực chất đã xuất hiện từ rất lâu trước khi các quốc gia đi đến ký kết các điều ước quốc tế đa phương.

Việc kí kết các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ KDCN sẽ giúp bù lấp vào khoảng trống trong trường hợp giữa hai quốc gia chưa cùng tham gia các điều ước quốc tế đa phương, tạo điều kiện để các hệ thống pháp luật giữa hai quốc gia xích lại gần nhau và tương thích dần với các chuẩn mực quốc tế trong việc bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ KDCN nói riêng. Đồng thời, ký kết các điều ước song phương còn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia và nâng cao hiệu quả của việc bảo hộ quyền SHCN trong đó bao gồm cả KDCN.

Với mục đích trên, nội dung chính của các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ KDCN là việc hai quốc gia cam kết dành cho công dân và pháp nhân của nhau chế độ đãi ngộ như công dân và pháp nhân nước mình trong việc bảo hộ KDCN. Có nghĩa người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài sẽ được hưởng ngang hoặc tương đương với công dân và pháp nhân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ một số ngoại lệ được quy định trong các trường hợp cụ thể) [50, tr.232 – 233].

Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN nhằm thống nhất quy chế điều chỉnh quyền SHCN giữa hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Các điều ước đó là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (2000); Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (1999); Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ) v.v..

1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật của một số quốc gia

Nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới như Đức, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… có thể tóm tắt một số nét tương đồng trong pháp luật về bảo hộ quyền đối với KDCN sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

(i) Về nguồn luật:

Hầu hết các nước hiện nay đều có luật riêng để điều chỉnh các quan hệ xã

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 4

hội phát sinh trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng. Trong đó, bên cạnh một số quốc gia ban hành luật chung cho sở hữu công nghiệp như Hàn Quốc, Việt Nam, v.v. nhiều nước đã ban hành được các luật riêng để bảo vệ các đối tượng SHCN trong đó có KDCN như Luật sáng chế, Luật nhãn hiệu hàng hóa, Luật kiểu dáng công nghiệp, Luật bảo hộ bí mật thương mại và chống cạnh tranh v.v. (Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…)

(ii) Về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Mặc dù quy định của mỗi nước là khác nhau nhưng hầu hết các quốc gia đều quy định các điều kiện sau đây để một KDCN được cấp văn bằng bảo hộ đối với KDCN: Tính mới, tính nguyên gốc, tính độc đáo về thẩm mỹ, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp.

- Tính mới

“Tính mới” là một trong những điểm then chốt, bắt buộc để KDCN có thể được bảo hộ.

Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “các thành viên phải bảo hộ các KDCN mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập. Các Thành viên có thể quy định rằng KDCN không được coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc với tổ hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết”.

Khái niệm “tính mới” được giải thích khác nhau theo pháp luật của từng nước trên thế giới nhưng nhìn chung, đa số đều yêu cầu về tính mới có nghĩa là KDCN không được đồng nhất hoặc gần giống tới mức gây nhầm lẫn với kiểu dáng đã tồn tại trước đó.

Trong điều khoản quy định về tính mới, hầu hết các nước, đặc biệt là những nước có hệ thống SHTT hiện đại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức... đều yêu cầu tính mới mang tính chất tuyệt đối tức là KDCN đó phải mới đối với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo quy định của những nước này, KDCN được coi là không có tính mới khi đối tượng nêu trong đơn đăng ký bảo hộ đã bị bộc lộ hoặc sử dụng công khai dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày

ưu tiên (trong trường hợp đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). Nguồn thông tin được sử dụng để đánh giá tính mới của một kiểu dáng bao gồm các đơn đăng ký KDCN được công bố trước ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên của đơn), các sản phẩm hoặc ấn phẩm về các hình dạng bên ngoài trùng hoặc tương tự với KDCN yêu cầu bảo hộ. Đa số pháp luật của các nước trên thế giới quy định hai KDCN được cho là tương tự hoặc không khác biệt về cơ bản với nhau nếu chỉ khác nhau ở những đặc điểm không dễ dàng nhận biết được và căn cứ vào những đặc điểm của hai kiểu dáng đó thì không phân biệt được chúng với nhau. Thêm nữa, nhiều quốc gia quy định rằng KDCN không bị coi là mất tính mới nếu bị người khác tự ý công bố mà không được phép của người nộp đơn và ngày người đó công bố nằm trong một thời hạn nhất định trước ngày nộp đơn đăng ký KDCN (thời hạn này là 6 tháng theo quy định của Nhật Bản, Trung Quốc; 12 tháng theo quy định của Hoa Kỳ và EU).

- Tính nguyên gốc:

Tiêu chí này được nêu ra tại Điều 25 Hiệp định TRIPs. Tuy nhiên, không tồn tại một lý giải cụ thể nào giải thích rõ thế nào được hiểu là tính nguyên gốc. Theo quy định của Điều ước, tính nguyên gốc luôn được đi kèm cùng với tính mới, cụ thể được diễn đạt dưới dạng “tính mới hoặc tính nguyên gốc”. Ta có thể nhận thấy, giữa tính mới và tính nguyên gốc ở đây có sự tương đồng với nhau, do đó, hiện nay, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều không đặt ra tiêu chí này đối với KDCN. Mặc dù như vậy, pháp luật một số nước, điển hình như Nhật Bản vẫn đòi hỏi KDCN phải đạt được tiêu chí về tính nguyên gốc nhưng lại quy định theo một chiều hướng khác. Khoản 1 và 2 Điều 3 Luật Kiểu dáng Nhật Bản năm 1999 quy định KDCN phải đạt được tiêu chuẩn là tính sáng tạo, và trong tính sáng tạo đó bao gồm cả tính mới và tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là KDCN phải được tạo ra một cách độc lập, không được sáng tạo ra một cách dễ dàng dựa trên những hình dáng đã được nhiều người biết đến. Theo điều kiện này, một kiểu dáng xin đăng ký mà không có hay hầu như không có tính nguyên gốc sẽ bị từ chối việc đăng ký bởi không có đủ tính sáng tạo để có thể được chấp nhận: một là, nếu như các thành phần tạo nên hình thức bên ngoài của sản phẩm liên quan đến kiểu dáng như hình dáng,

đường nét, hay màu sắc, những yếu tố được coi như chất liệu để sáng tạo ra kiểu dáng đó, đã được công bố trước ngày nộp đơn; hai là, nếu một người với kiến thức bình thường về lĩnh vực mà kiểu dáng đó được áp dụng cũng có thể dễ dàng tạo ra kiểu dáng đó; ba là, nếu hình dáng liên quan đến kiểu dáng đó được tạo ra dễ dàng từ những thành phần tạo nên hình thức bên ngoài của sản phẩm nêu trong đơn đăng ký một kiểu dáng nộp trước đó; bốn là, nếu kiểu dáng đó có thể được tạo ra một cách dễ dàng.

- Tính độc đáo về thẩm mỹ:

Tiêu chí này được quy định trong phần lớn pháp luật về KDCN trên thế giới, ví dụ như: Canada, WIPO, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…Hiểu theo luật của các nước trên thì tính độc đáo về thẩm mỹ là khả năng gây ấn tượng thẩm mỹ đối với thị giác của sản phẩm mang KDCN.

- Tính sáng tạo:

Pháp luật của nhiều quốc gia cũng coi tiêu chí về tính sáng tạo như một trong những điều kiện bảo hộ KDCN, ví dụ như pháp luật Nhật Bản tại Khoản 2 Điều 3 Luật KDCN Nhật Bản 1959 đã quy định về điều kiện này như sau: “Trường hợp một người được đào tạo về thiết kế có thể dễ dàng tạo ra các kiểu dáng dựa trên hình dạng, hoa văn, màu sắc, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào khác của các sản phẩm đã được công khai biết đến ở Nhật Bản hoặc ở nước ngoài trước khi nộp đơn đăng kí thì kiểu dáng đó sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ”. Như vậy có thể thấy pháp luật Nhật Bản đánh giá tính sáng tạo dựa trên yếu tố khả năng tạo ra kiểu dáng một cách dễ dàng của người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Ngoài ra, một số quốc gia khác thì quy định thêm các tiêu chí như tính sáng tạo phải không là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết; sự mô phỏng, sao chép hoàn toàn hay một phần các đối tượng có sẵn trong tự nhiên; hoặc sao chép hình sáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi… Tựu chung lại, theo pháp luật quốc tế có thể nhận diện tính sáng tạo dựa trên các yếu tố sau (hay nói cách khác một KDCN được coi là có tính sáng tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau):

+ Không thể do người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng tạo ra một cách dễ dàng. Ví dụ kiểu dáng của bao bì sản phẩm có thể tạo ra một cách dễ dàng nên không thể coi là có tính sáng tạo và vì vậy về mặt lý thuyết thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN (tuy nhiên trên thực tế thì vẫn có những trường hợp được bảo hộ hoặc dưới danh nghĩa KDCN hoặc dưới danh nghĩa nhãn hiệu)[37, tr.234].

+ Không phải là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (chỉ sắp đặt lại, thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng.v.), không có sự sáng tạo mới.

+ Không phải là sự mô phỏng, sao chép một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật...; hình dáng của các hình hình học đơn giản (hình tròn, hình elíp, hình vuông, hình đa giác đều...); không là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi v.v..

- Khả năng áp dụng công nghiệp:

Có thể thấy ngay bản thân khái niệm KDCN đã bao hàm cho kiểu dáng yếu tố mang tính bản chất là khả năng áp dụng công nghiệp, không đơn thuần chỉ là tiêu chí để KDCN được bảo hộ. Hơn nữa, một trong những mục tiêu cơ bản và mang tính nguyên tắc của bảo hộ KDCN là nhằm khuyến khích yếu tố kiểu dáng sản phẩm cũng như phân biệt bảo hộ KDCN với bảo hộ bản quyền bởi bảo hộ bản quyền chỉ đơn giản là quan tâm đến những sáng tạo mang tính nghệ thuật [14, tr345]. Do vậy, đặc điểm chung của phần lớn luật KDCN các nước là một kiểu dáng chỉ được bảo hộ khi nó có thể được sử dụng trong công nghiệp hoặc những sản phẩm được sản xuất với quy mô lớn. Có thể kể ra một số quốc gia đã đưa khả năng áp dụng công nghiệp vào làm tiêu chí bảo hộ cho KDCN như Điều 3 Luật KDCN Nhật Bản 1959 sửa đổi 2006 quy định bất cứ ai tạo ra một kiểu dáng có khả năng được sử dụng trong sản xuất công nghiệp thì đều có thể được đăng kí bảo hộ với điều kiện kiểu dáng đó phải có tính mới, Khoản 2 Điều 1 Luật KDCN Đức 1876 sửa đổi 1994 cũng quy định một KDCN để có thể được đăng kí bảo hộ ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về tính mới hay tính nguyên gốc còn phải có khả năng sử dụng và khai thác công nghiệp…

* Các đối tượng không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp

Như đã phân tích ở trên, một KDCN được bảo hộ khi nó đáp ứng các yêu cầu mang tính bản chất của một KDCN và các tiêu chí để được bảo hộ. Vì vậy, trong những trường hợp cơ bản (như không thỏa mãn các điều kiện để được bảo hộ - nêu bên trên), các đối tượng sẽ không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa KDCN. Ngoài ra, pháp luật nhiều quốc gia cũng quy định thêm những trường hợp nhất định mặc dù thỏa mãn các điều kiện đặt ra nhưng kiểu dáng vẫn không được đăng kí bảo hộ. Một số trường hợp có thể kể ra như kiểu dáng bị cho rằng được tạo ra do chức năng kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có, kiểu dáng chứa biểu tượng hoặc huy hiệu chính thức được bảo hộ (như quốc kỳ…), kiểu dáng được coi là trái với chính sách công và đạo đức…, một số quốc gia còn loại trừ hàng thủ công nghiệp ra khỏi đối tượng bảo hộ KDCN vì cho rằng sản phẩm mang KDCN phải là “sản phẩm công nghiệp” hoặc được tạo ra bởi “phương tiện công nghiệp”. Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, có một loại hình kiểu dáng đặc biệt như kiểu dáng truyền thống và hình thức thể hiện văn hóa truyền thống (hình thức thể hiện của văn hóa dân gian) thường được pháp luật SHTT coi là thuộc “sở hữu cộng đồng” và không được bảo hộ. Tuy nhiên, sự phỏng theo và giải thích hiện đại về KDCN do các cá nhân riêng lẻ tạo ra lại có thể được bảo hộ. Các kiểu dáng dựa trên truyền thống này đã được đăng ký ở một số quốc gia và việc bảo hộ SHTT cho sự phỏng theo hiện đại này có thể coi là sự bù đắp xứng đáng cho sự sáng tạo và đổi mới hiện đại. Như vậy nhìn chung, phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia, có thể có nhiều giới hạn hơn hoặc mở rộng hơn về đối tượng có thể hoặc không thể được bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN [37, tr.247].

(iii) Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Hiện nay có hai cách thức chính để đăng kí bảo hộ SHCN nói chung và KDCN nói riêng, một là theo đường quốc gia, hai là theo đường quốc tế (ngoài ra còn có thể được bảo hộ theo đường khu vực…). Theo đó, đối với con đường quốc gia, việc bảo hộ ở từng quốc gia riêng biệt được thực hiện bằng cách đăng ký trực tiếp tại cơ quan SHTT của quốc gia đó. Con đường thứ hai là sử dụng các hệ thống đăng ký

và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý sẽ mang lại một giải pháp đơn giản và ít tốn kém hơn. Các hệ thống đăng ký và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý sẽ làm đơn giản hóa đáng kể thủ tục đăng ký bảo hộ SHCN đồng thời ở nhiều quốc gia.

(iv) Chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Quyền SHCN đối với KDCN sẽ không tồn tại mãi mà đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật. Hiện các điều ước quốc tế không quy định về vấn đề này tuy nhiên đại đa số các quốc gia quy định ba trường hợp chính chấm dứt quyền SHCN đối với KDCN, theo đó quyền SHCN đối với KDCN có thể bị chấm dứt khi hết thời hạn bảo hộ, chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ KDCN trước thời hạn hay Văn bằng bảo hộ KDCN bị hủy bỏ.

(v) Quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ

Việc dành cho chủ sở hữu KDCN đã đăng kí những quyền năng nhất định một lần nữa nhấn mạnh mục đích quan trọng của luật KDCN trong việc thúc đẩy và bảo vệ những yếu tố kiểu dáng trong sản xuất công nghiệp.

Quyền hưởng sự bảo hộ pháp lý đối với KDCN thông thường thuộc về người sáng tạo (hay tác giả) của KDCN đó (người sáng tạo đồng thời là chủ sở hữu). Tuy nhiên trên thực tế hai đối tượng này đôi khi không đồng nhất với nhau. Nếu như KDCN được một người làm công tạo ra theo nhiệm vụ, thông thường pháp luật đa số các quốc gia sẽ quy định quyền được bảo hộ pháp lý KDCN thuộc về người chủ sử dụng lao động hay thuộc về người yêu cầu thực hiện KDCN đó. Việc tạo ra KDCN thuộc phạm vi nhiệm vụ của người làm công, do vậy người làm công nên tìm kiếm phần thưởng cho những hoạt động sáng tạo với mức thù lao, trách nhiệm hợp lý và những điều kiện khác trong công việc, có tính đến giá trị kinh tế của KDCN và lợi ích bất kỳ mà người sử dụng lao động nhận được từ việc sử dụng KDCN. Ngoài ra, với những trường hợp kiểu dáng được một nhà thiết kế tự do sáng tạo ra thì việc thỏa thuận giữa hai bên có thể dẫn đến việc chuyển giao KDCN, khi đó bên yêu cầu sẽ là chủ sở hữu KDCN đồng thời phải chi trả cho bên sáng tạo khoản thù lao tương ứng.

Theo pháp luật đại đa số các quốc gia, quyền độc quyền đối với KDCN

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí