Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh


Hà Nội – 2011



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh


Hà Nội – 2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT‌



Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BMKD


Bí mật kinh doanh

SHCN


Sở hữu công nghiệp

SHTT


Sở hữu trí tuệ

TRIPs

Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ

WTO

World Trade Oganization

Tổ chức thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khi loài người xuất hiện trên trái đất thì đó cũng là lúc các hoạt động lao động sáng tạo của con người bắt đầu, và hoạt động đó không ngừng vận động, phát triển. Từ đó đến nay chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, đã có nhiều phát minh, nhiều nền văn minh lớn ghi lại dấu ấn về khả năng sáng tạo vô cùng vô tận của con người. Cũng từ lao động, từ quá trình phát triển theo chiều hướng đi lên, con người tạo ra các sản phẩm tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Chúng ta gọi đó là các tài sản vô hình và chúng ngày càng chiếm vị trí quan trọng thậm chí không thể thiếu được trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người cũng như đối với toàn xã hội.

Theo quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, muốn phát triển, con người buộc phải làm theo đúng những quy luật của nó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, … và bí mật kinh doanh là tuân theo một trong các quy luật đó nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh góp phần quan trọng làm thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại.

Khi loài người bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng hóa thì các thương nhân độc lập cũng bắt đầu biết tích luỹ những kinh nghiệm, những kỹ năng sản xuất, kinh doanh của mình để tạo nên những ưu thế nhất định nhằm cạnh tranh với những thương nhân khác. Và cũng để cạnh tranh, một trong những quy luật của kinh tế thị trường, các thương nhân bắt buộc phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu, tích lũy, phát triển bí quyết riêng. Điều quan trọng là các bí quyết đó phải được giữ bí mật, không thể tiết lộ cho người khác thì mới giữ được ưu thế trong kinh doanh. Chính những kinh nghiệm được tích lũy,

những kỹ năng đạt được, những bí quyết rút ra được trong quá trình sản xuất kinh doanh đó mà được chính chủ sở hữu của chúng giữ bí mật được gọi là “bí mật kinh doanh”.

Ban đầu thì các thương nhân tự bảo vệ bí mật kinh doanh của mình, các bí mật đó có thể truyền từ đời này sang đời khác. Sau này do nhu cầu mở rộng kinh doanh, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hoặc do những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, việc bảo mật cho các BMKD gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có sự góp mặt của công cụ hữu hiệu giúp các thương nhân bảo vệ bí mật của mình, đó là pháp luật.

Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh xuất hiện cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp này. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh vẫn không ngừng vận động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ. Việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà nó từ lâu đã là vấn đề luôn mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại hiện nay.


Trên thế giới, các BMKD có thể được hình thành, phát triển và tồn tại từ rất lâu đời nên BMKD đã được quan tâm từ sớm. Đã có nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương quy định về vấn đề này như Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1995 (TRIPS), và các hiệp định song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam

- Hoa kỳ năm 2000… Các quốc gia hầu như đều có các quy định nhằm bảo hộ cho BMKD đặc biệt là các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức…

Còn ở Việt Nam, để hội nhập với thế giới chúng ta cũng đã quan tâm nhiều và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh. Đây là một trong những động lực khuyến khích và thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh từ đó nó có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của các chủ thể đó và của cả nền kinh tế - xã hội. Bí mật kinh doanh đang ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải nghĩ đến chuyện bảo vệ bí mật kinh doanh của mình. Đã có nhiều doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững vì có bí mật kinh doanh quý giá của riêng mình và biết bảo mật an toàn bí mật kinh doanh đó, một thứ vũ khí lợi hại cho sự tồn tại và phát triển trong thương trường. Thậm chí có những doanh nghiệp tồn tại được là nhờ có được bí quyết kinh doanh riêng của mình và coi việc giữ gìn bí quyết đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rõ ràng rằng vai trò quan trọng của những bí mật trong kinh doanh và nó cần được quan tâm, bảo hộ bởi những quy định của pháp luật. BMKD cũng cần được coi trọng như một công cụ thúc đẩy kinh tế phát triển từ phía chính các doanh nghiệp, phía nhà nước và toàn xã hội.

Cho đến nay, qua khảo sát hạn hẹp của tác giả luận văn, sự nghiên cứu về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được quan tâm tương xứng với vai trò của nó đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Những vấn đề về bí mật kinh doanh còn mới mẻ với đa số các chủ thể kinh doanh và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý. Mặt khác, khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề thời sự hấp dẫn còn ẩn giấu những điều mới của một công cụ đắc lực mà chúng ta chưa khai thác được nhiều công dụng của nó để phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022