Xác Lập Và Chấm Dứt Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Bmkd

lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 1991. Theo đó, bí mật nhà nước là “những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Các quy định nói trên thể hiện cho tính thống nhất của pháp luật, tránh được sự chồng chéo, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của luật đối với các đối tượng khác nhau đặc biệt với những thông tin mang tính tư duy, sáng tạo, sự đầu tư của con người nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như BMKD.


Tuy nhiên, chỉ có những BMKD chân chính mới được pháp luật bảo hộ, còn những thông tin tuy có đủ điều kiện của BMKD nhưng xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan sẽ không được bảo hộ (Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ).‌


2.2 Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD

2.2.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD.


Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD là rất quan trọng để bảo hộ đối tượng này. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, mục c khoản 3 Điều 6 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp BMKD và thực hiện việc bảo mật BMKD đó”. Tuy là đối tượng thuộc nhóm đối tượng có tính thương mại nhưng BMKD vẫn là sản phẩm của hoạt động trí tuệ nên cơ sở “có được một cách hợp pháp” trong điều luật nói trên chủ yếu là từ hoạt động đầu tư và sáng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

tạo, ngoài ra để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD còn dựa trên một số cơ sở như cơ sở thừa kế, cơ sở góp vốn thành lập doanh nghiệp, cơ sở kế thừa.


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 7

2.2.1.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trên cơ sở đầu tư và sáng tạo


Hoạt động đầu tư và sáng tạo của con người là cơ sở cơ bản, quan trọng, chủ yếu nhất để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD. Hướng dẫn thi hành Luật SHTT, khoản 4 Điều 6 Nghị định 103 quy định: “Quyền sở hữu BMKD được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ hình thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành BMKD đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”. Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 đã giải thích rõ các quy định nói trên như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh và bảo mật thông tin đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với BMKD, chủ thể có BMKD phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành BMKD được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó.”


Người lao động trong quá trình lao động, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu thu được các kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tri thức và giữ bí mật chúng thì cũng có quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó. Và tuy

BMKD là một loại sản phẩm trí tuệ của con người, việc xác lập quyền sở hữu đối tượng này cho cá nhân trên thực tế lại rất ít, chủ yếu các chủ sở hữu BMKD là các tổ chức, các pháp nhân. Bởi vì việc tạo ra hay có được một BMKD để có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ quả thật không dễ đối với một cá nhân. Thông thường việc nghiên cứu sáng tạo phải được tiến hành trên các phương tiện nghiên cứu, phải thông qua hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh tại một cơ sở nhất định hoặc trong một trung tâm nghiên cứu của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Do đó, BMKD thường được tạo ra với sự đầu tư về tiền bạc lớn, thời gian tương đối dài và do các tổ chức, pháp nhân thực hiện.


Do được sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất nên, người sáng tạo BMKD thường ở vị thế người lao động, người làm thuê. Nhưng nếu “BMKD mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên được giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác” (Điều 121-Luật SHTT). Vì vậy, chủ sở hữu ở đây không phải là người trực tiếp tạo ra thông tin BMKD mà là người đầu tư tiền bạc, công sức vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo hay là người sử dụng lao động.


2.2.1.2 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN đối với BMKD


BMKD cũng là tài sản, thuộc loại tài sản vô hình, do con người tạo ra, chủ sở hữu BMKD có thể định đoạt tài sản đó của mình bằng nhiều cách trong đó có chuyển nhượng BMKD đó cho chủ thể khác. Theo đó, chủ sở hữu BMKD có thể thỏa thuận để chuyển quyền sở hữu của mình đối với BMKD đó cho chủ thể khác để thu về một khoản tiền nhất định.

Điều 181 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định quyền SHCN đối với BMKD là một loại quyền tài sản, quyền đó trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Chủ sở hữu BMKD có thể chuyển nhượng BMKD của mình cho chủ thể khác, đây là một trong những nội dung của quyền định đoạt tài sản thuộc quyền năng của chủ sở hữu BMKD.


Theo quy định của Khoản 1 Điều 138 Luật SHTT: “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”. Theo đó, chủ sở hữu BMKD có thể chuyển nhượng BMKD mà mình có được một cách hợp pháp và đang giữ bí mật cho BMKD đó cho chủ thể khác. Việc chuyển nhượng này sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển nhượng và làm phát sinh quyền sở hữu đối với bên nhận chuyển nhượng.


2.2.1.3 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trên cơ sở thừa kế


Thừa kế tài sản là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170 – Bộ luật dân sự). Đối với BMKD, cũng như những tài sản khác, khi cá nhân là chủ sở hữu chết thì quyền sở hữu đối với BMKD có thể dịch chuyển cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và khi đến thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đó sẽ trở thành chủ sở hữu mới của BMKD, quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD dựa trên cơ sở thừa kế sẽ được xác lập.


Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, chủ sở hữu BMKD cũng có thể định đoạt BMKD bằng cách chuyển quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD của mình cho tổ chức, cá nhân khác thông qua việc lập di chúc. “Di

chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân để định đoạt tài sản của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646- Bộ luật dân sự). Trong di chúc, chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình bằng cách chỉ định người thừa kế BMKD và cả người quản lý BMKD nếu cần thiết. Sau khi người để lại di sản là BMKD chết, quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD sẽ được chuyển giao cho người thừa kế mà đã được chỉ định trong di chúc. Người này sẽ trở thành chủ sở hữu đối với BMKD hoặc là chủ sở hữu theo phần nếu người để lại thừa kế phân định BMKD cho nhiều người cùng thừa kế.

Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà có nhiều người thừa kế thì tất cả những người có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật đều có quyền sở hữu đối với BMKD. Các chủ sở hữu có thể thỏa thuận để cùng sử dụng BMKD hoặc có thể hưởng thừa kế theo phần bằng nhau theo giá trị tương đương của mình trong tổng giá trị của BMKD.


Trường hợp di sản thừa kế là BMKD mà không có người nhận thừa kế thì theo Điều 644 – Bộ luật dân sự 2005, BMKD đó sẽ thuộc về Nhà nước, Nhà nước sẽ trở thành chủ sở hữu của BMKD.


Những người thừa kế BMKD phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế nếu là cá nhân, phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và chia thừa kế nếu là tổ chức. Cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế để thể hiện được ý chí nhận hay từ chối quyền hưởng di sản. Nếu từ chối nhận di sản là BMKD nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được pháp luật chấp nhận. Trong trường hợp này người thừa kế đó vẫn sẽ là chủ sở hữu của BMKD mà mình từ chối hưởng thừa kế.

Ngay khi xác lập quyền sở hữu đối với BMKD, những người thừa kế phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo mật cho BMKD đó, điều kiện quan trọng để BMKD tiếp tục được bảo hộ.


2.2.1.4 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trên cơ sở kế thừa


Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều quy định về việc tổ chức lại pháp nhân với các hình thức như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi pháp nhân. Tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những nội dung thể hiện của quyền tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Trong quá trình hoạt động, để có khả năng cạnh tranh tốt hơn hoặc để thực hiện những mục đích riêng nào đó mà các pháp nhân hay các doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) có thể để tổ chức lại doanh nghiệp. Khi các pháp nhân tiến hành tổ chức lại có thể xảy ra việc kế thừa quyền, nghĩa vụ, tài sản trong đó có BMKD. BMKD là tài sản đặc biệt, đôi khi nó là tài sản có giá trị lớn mang ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, BMKD được xem như sản nghiệp của doanh nghiệp và chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt nó thông qua việc tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp và BMKD có thể được chuyển giao từ chủ thể này sang chủ thể khác. Ví dụ như trong trường hợp sáp nhập pháp nhân là một doanh nghiệp chẳng hạn, theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp 2005 thì một hoặc một số doanh nghiệp có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp bao gồm cả các BMKD,

… của doanh nghiệp bị sáp nhập. Như vậy, doanh nghiệp nhận sáp nhập đã kế

thừa BMKD của doanh nghiệp bị sáp nhập. Trường hợp hợp nhất doanh nghiệp thì quyền sở hữu BMKD của các doanh nghiệp cũ được chuyển giao toàn bộ cho doanh nghiệp mới. Trường hợp chia doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp độc lập thì tùy vào quyết định của doanh nghiệp bị chia mà quyền sở hữu BMKD có thể được chuyển giao cho một hay nhiều doanh nghiệp. Trong trường hợp tách doanh nghiệp, quyền sở hữu BMKD có thể được chuyển giao hoặc không được chuyển giao cho doanh nghiệp mới tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hay mục đích hoạt động của các doanh nghiệp đó.


2.2.1.5 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD trên cơ sở góp vốn thành lập doanh nghiệp


BMKD là một đối tượng của sở hữu trí tuệ, có thể giá trị bằng tiền, đem lại lợi ích trong kinh doanh cho người sở hữu hoặc sử dụng nó. “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp tạo thành vốn của công ty” (Khoản 4 Điều 4 – Luật doanh nghiệp 2005). BMKD là một trong những tài sản có giá trị lớn của chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể dùng tài sản này để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thức mà chủ sở hữu định đoạt BMKD của mình. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đem BMKD góp vốn thành lập doanh nghiệp nào đó, khi đó là chủ sở hữu đã quyết định số phận của BMKD của mình, nó sẽ được định giá và chuyển sang thành tài sản của doanh nghiệp khi chủ sở hữu nó nhận được giấy chứng nhận vốn góp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD sẽ được xác lập cho doanh nghiệp được góp vốn đó.

Tuy nhiên, khi quyền SHCN đối với BMKD đã được xác lập cho doanh nghiệp thông qua việc góp vốn thì cần phải xem xét xem BMKD đó có đem lại lợi thế trong kinh doanh cho doanh nghiệp đó không. Bởi vì nhiều khi BMKD là chỉ phát huy lợi thế đối với chủ thể này mà không là lợi thế của chủ thể khác. Trường hợp nếu không đem lại lợi thế cho doanh nghiệp thì BMKD đó không đáp ứng đủ các điều kiện của một BMKD thì nó sẽ không được bảo hộ.


Chủ sở hữu BMKD đã biết về BMKD đó cho nên khi góp vốn cả chủ thể nhận góp vốn và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng BMKD phải thỏa thuận với nhau về việc sử dụng và bảo mật cho BMKD.


Như vậy, việc xác lập quyền đối với BMKD phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, quyền đó phải được xác lập trên cơ sở các căn cứ hợp pháp; Thứ hai, ngay tại thời điểm có được thông tin BMKD đáp ứng các điều kiện bảo hộ đó, chủ sở hữu phải tiến hành các biện pháp bảo mật. Khi chuyển giao quyền đối với BMKD, các chủ thể phải thỏa thuận với nhau về việc bảo mật và sử dụng BMKD.


2.2.2 Chấm dứt quyền SHCN đối với BMKD


2.2.2.1 Chấm dứt quyền SHCN đối với BMKD do không đáp ứng điều kiện bảo hộ


Quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD chấm dứt khi các điều kiện để được bảo hộ của chúng không còn nữa. Theo Điều 84 – Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD chấm dứt khi một trong các điều kiện sau xảy ra:


Thứ nhất, BMKD trở thành hiểu biết thông thường và dễ dàng có được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022