Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Tại Việt Nam

(dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn. Bằng việc đưa ra những quy định mới này, lần đầu tiên nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được pháp điển hóa trong hệ thống lập pháp Hoa Kỳ [32].

Cho đến nay, không có một định nghĩa chính xác về khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng" ở Hoa Kỳ. Điều này cũng tương tự như tình trạng thực tế hiện nay ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không là rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng (thông thường là Tòa án hoặc các Văn phòng quốc gia về SHCN) trong việc xác định sự nổi tiếng của các nhãn hiệu hàng hóa trong những trường hợp cụ thể. Và lẽ dĩ nhiên những quyết định hay sự xem xét như thế trước tiên sẽ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung đã được quy định bởi pháp luật.

Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa năm 1995, chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi nhãn hiệu hàng hóa của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Và để có thể xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố sau đây:

- Mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của nhãn hiệu;

- Khoảng thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu trong mối liên hệ với hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng;

- Khoảng thời gian và quy mô của các hoạt động quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu;

- Phạm vi địa lý của các khu vực thương mại mà nhãn hiệu được sử dụng;

- Các kênh lưu thông đối với hàng hóa hay dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng;

- Mức độ công nhận nhãn hiệu trong các khu vực thương mại và các kênh lưu thông hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hay tương tự của bên thứ ba;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Nhãn hiệu đã được đăng ký theo Đạo luật ngày 03/03/1881 hoặc Đạo luật ngày 20/02/1905, hoặc đăng ký nguyên tắc hay chưa.

Như vậy, về cơ bản các quốc gia đều có những qui định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau, nhưng đều có điểm tương đồng, thống nhất với pháp luật quốc tế.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 5

Theo pháp luật liên minh Châu Âu, các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng ở Cộng đồng Châu Âu được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, đó là Văn bản hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia và Quy định của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng.

Văn bản hướng dẫn số 104/89/EEC đã đề cập một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua việc quy định những căn cứ làm cơ sở cho việc từ chối hay hủy bỏ đăng ký đối với những nhãn hiệu hàng hóa được coi là xung đột với các nhãn hiệu hàng hóa trước đó. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những căn cứ quan trọng mà các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, xem xét khi tiếp nhận và đánh giá đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu.

Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có thể được bảo hộ ngay cả khi chúng chưa được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, việc bảo hộ không chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "quyền ưu tiên đăng ký" (first - to - file) mà còn dựa trên nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first - to - use).

Theo những quy định tại Điều 4 của Văn bản hướng dẫn 104/89/EEC, một nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốc gia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó. Khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa trước đó" (earlier trademark) được hiểu bao gồm cả những nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris 1883. Điều này cũng tiếp tục được khẳng định một lần nữa tại Quy định về nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng năm 1993.

Ngoài ra, còn có một nguyên tắc quan trọng khác liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu quy định rằng việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ không chỉ bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Theo đó, phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng cho cả những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó. Và khi một nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng tại một trong những nước thành viên của Liên minh, nó sẽ đương nhiên trở thành nhãn hiệu nổi tiếng trong toàn Liên minh.

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng ở Châu Âu sẽ được bảo hộ chủ yếu thông qua các Điều ước quốc tế và các Văn bản pháp luật thống nhất của Liên minh. Bên cạnh đó, các hệ thống pháp luật độc lập của các quốc gia thành

viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chí và quy định cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên lãnh thổ quốc gia mình.

1.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, vào thế kỷ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông cũng đã có những quy định về việc xử phạt đối với tội làm hàng giả trong Bộ luật Hồng đức. Đây được coi là một trong những quy định đầu tiên về bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam.

Trước năm 1975 nước ta tạm thời bị chia cắt 2 miền, với 2 chế độ khác nhau. Ngày 8/3/1949, ở Miền Nam với danh nghĩa nước Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ ngụy quyền đã tham gia ký kết hai điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực SHTT là Công ước Paris 1883 và Thỏa ước Madrid 1891.

Các văn bản liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu cũng đã được chính quyền hai miền ban hành: Ở Miền Bắc, ngày 3/1/1958 Thủ tướng đã ký Nghị định số 175-TTg trong đó đề cập đến việc đăng ký nhãn hiệu thương phẩm. Ở Miền Nam, theo luật 12/57 ngày 1/8/1957 và luật 13/57 ngày 1/8/1957 một số đối tượng SHCN đã được ghi nhận bảo hộ như sáng chế, nhãn hiệu…

Ngày 14/2/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 197-HĐBT về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa kem theo Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa - văn bản pháp quy đầu tiên, đặt nền móng cho hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu.

Kể từ năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chế độ quyền sở hữu công nghiệp có nhiều thay đổi. Hoạt động SHTT nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng thực sự trở thành nhu cầu ngày càng lớn và cấp bách.

Một sự kiện đặc biệt quan trọng trong lịch sử hoạt động SHTT ở Việt Nam, đánh dấu bước chuyển quan trọng về chất trong hệ thống pháp luật là việc ra đời bộ luật Dân sự 1995 với phần thứ VI quy định về "Quyền sở hữu

trí tuệ và Chuyển giao công nghệ". Tại Điều 785 của luật này nói về nhãn hiệu hàng hóa, tuy nhiên không có điều nào nói về nhãn hiệu nổi tiếng. Trên cơ sở Bộ luật Dân sự, ngày 24/10/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP qui định chi tiết về SHCN trong đó có một điều nói về nhãn hiệu hiệu nổi tiếng. Cụ thể tại Điều 6 khoản 1 mục e dấu hiệu làm nhãn hiệu hàng hóa "Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Pari)". Để hướng dẫn thi hành Nghị định 63/CP, thông tư 3055/TT-SHCN được ban hành ngày 31/12/1996.

Sau một thời gian thi hành, Nghị định 63/CP cũng bộc lộ một số qui định chưa thực sự phù hợp. Chỉ riêng trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu thiếu qui định về bảo hộ nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, qui định xâm phạm quyền nhãn hiệu là quá hẹp…Bởi vậy, Nghị định 06/2001/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP đã được ban hành ngày 01/02/2001.

Trước đòi hỏi mạnh mẽ phải hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ về quyền SHTT, ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua BLDS mới. Tuy nhiên, Bộ luật chỉ qui định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc về quyền SHTT, vấn đề cụ thể sẽ qui định ở Luật SHTT. Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật SHTT, Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Lần đầu tiên, các qui định về bảo hộ nhãn hiệu trong đó có nhãn hiệu nổi tiếng qui định cụ thể, chi tiết trong một mục riêng của Chương VII phần thứ ba Luật SHTT. Trên cơ sở đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT được ban hành và đi vào thực tiễn, bao gồm: Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật SHTT về SHCN; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 qui định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN; Ngày 21/9/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 97/2010/NĐ/CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

SHCN thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 qui định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 09/11/2010; Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Sau một thời gian áp dụng, các qui định của Luật SHTT về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu đã bộc lộ một số thiếu sót nhất định. Các nhà lập pháp đã nhanh chóng tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực từ ngày 01/1/2010.

Ngoài ra, việc bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật hải quan năm 2005, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 và nhiều văn bản pháp luật có liên quan khác…

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền SHCN, trước khi ban hành văn bản pháp luật trong nước về bảo hộ nhãn hiệu, Việt Nam đã gia nhập Công ước Paris về sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid cùng vào ngày 6/4/1981. Tiếp theo, một loạt các hiệp định song phương liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu cũng đã được ký kết đó là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ngày 13/7/2000, Hiệp định về hợp tác SHTT Việt Nam - Thụy Sỹ, ngày 7/7/1999.

Các qui định về bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng đang ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập.

1.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Hội nhập kinh tế quốc tế

sẽ tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các nền kinh tế và các nhà sản xuất, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Để có thể tham gia thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tiến trình hội nhập, các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cả ở thị trường trong và ngoài nước, đồng thời phải tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng xuất lao động, giảm chi phí, coi trọng công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại... Một yếu tố không thể thiếu để làm nên sự thành công của doanh nghiệp là uy tín của nhãn hiệu.

Giá trị của nhãn hiệu hiện nay không chỉ dừng lại ở vai trò đặc định phẩm cấp hoàng hóa là nhân tố doanh nghiệp khẳng định vị trí và uy tín của mình mà nó còn được xem là tài sản vô hình vô giá của doanh nghiệp và là biểu trưng về quyền lực và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia.Vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng được thể hiện ở dưới mấy góc độ sau:

1.3.1. Vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, nhãn hiệu nổi tiếng là tài sản vô hình thậm chí là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hàng hóa. Trên thế giới nhiều công ty nổi tiếng không chỉ do qui mô đầu tư và đổi mới công nghệ, mà chính là nhờ vào nhãn hiệu. Bản thân nhãn hiệu cũng được đánh giá cao. Theo thống kê của Interbrand năm 2006 về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy nhãn hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như Mc Donal’d chiếm 71%, Disney chiếm 68%, NOKIA và COCA-COLA chiếm 51%. Còn tại Việt Nam, khi tập đoàn Vina Capital mua 30% cổ phần (tương đương 3 triệu đôla) của công ty Phở 24, họ đã định giá nhãn hiệu Phở 24 giá 7 triệu đô la tương đương với 70% tổng giá trị hiện nay của chuỗi nhà hàng này.

Thứ hai, với uy tín mà nhãn hiệu mang lại, nó có thể giúp cho doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền thống, đồng thời cũng thu hút thêm

các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng. Trên thực tế cho thấy, các khách hàng thường bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng, được ưa chuộng và ổn định.

Thứ ba, khi đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng về nhãn hiệu của sản phẩm, sự biết đến nhiều về nhãn hiệu này trong công chúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí hoạt động xúc tiến thương mại, marketing. Thực chất, nhãn hiệu cũng được xem như là một công cụ marketing và xúc tiến thương mại hữu hiệu nhằm tấn công vào các thị trường mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm nhập, mở rộng thị trường. Đồng thời, nhờ có sự nổi tiếng của nhãn hiệu mà quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi và hiệu quả.

Thứ tư, xây dựng, duy trì và phát triển được một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh vì tạo ra sự tin cậy của khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

1.3.2. Vai trò của nhãn hiểu nổi tiếng đối với người tiêu dùng

Ngoài việc tạo ra cho doanh nghiệp những ưu thế cạnh tranh trên thương trường, nhãn hiệu còn có vai trò rất quan trọng liên quan đến lợi ích người tiêu dùng. Đó cũng là lý do giải thích tại sao việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chống những hành vi xâm phạm như làm hàng giả hay cạnh tranh không lành mạnh làm giảm uy tín của doanh nghiệp, gây nhầm lẫn và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia lại mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đến vậy.

Thứ nhất, nhãn hiệu với chức năng quan trọng là giúp cho người tiêu dùng nhận biết về nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Khi một nhãn hiệu đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm đối với công chúng về chất lượng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu thụ hay sử dụng, người tiêu dùng sẽ không mất nhiều thời giờ tìm kiếm và nghiên cứu về các sản phẩm, dịch vụ mà họ có nhu cầu.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí