Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp

thường bao gồm hai quyền năng chính, đó là quyền sử dụng KDCN và quyền định đoạt KDCN (ngoài ra còn có thể bao gồm những quyền năng tạm thời khác v.v.). Ở một số quốc gia, quyền độc quyền của chủ sở hữu đôi khi còn bao gồm việc không cho người khác lưu giữ bất kỳ vật phẩm nào liên quan đến KDCN được áp dụng hay thể hiện. Điều này có thể xem là không cần thiết và thiếu thực tế bởi việc sử dụng sản phẩm đôi khi đã bao hàm cả việc lưu giữ, ngoài ra nếu có những vi phạm thì đây cũng chỉ là những biểu hiện ban đầu chưa rõ ràng mà không phải gốc rễ [37, tr.116].

Những quy định chung về quyền năng của chủ sở hữu KDCN là tương đối giống nhau tuy nhiên phạm vi và cách thức đảm bảo quyền năng này có thể khác nhau giữa các quốc gia và khu vực.

- Quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Chủ sở hữu có quyền độc quyền trong việc sử dụng KDCN cũng đồng nghĩa với việc có quyền ngăn cấm người khác sử dụng KDCN của mình mà không được sự đồng ý. Việc ngăn cấm này không chỉ trong việc sử dụng, khai thác trái phép chính KDCN đã đăng kí mà còn trong việc khai thác trái phép bất cứ sự bắt chước nào một kiểu dáng chỉ khác với KDCN đã đăng kí ở một vài khía cạnh không dễ dàng nhận thấy [14, tr.116]. Khái niệm độc quyền sử dụng, khai thác KDCN theo pháp luật hầu hết các nước trên thế giới được hiểu là việc chủ sở hữu KDCN thực hiện các hành vi sản xuất, lưu thông, bán, nhập khẩu, cho thuê hoặc bất cứ hành vi nào khác nhằm khai thác sản phẩm mang kiểu dáng vì mục đích công nghiệp hay thương mại, cùng với đó có quyền ngăn cấm những hành vi cản trở việc sử dụng như sao chép, bắt chước trái phép kiểu dáng nhằm mục đích tương tự.

Những hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước nhưng không vì mục đích thương mại có thể coi là các ngoại lệ không gây cản trở theo quy định của pháp luật quốc tế. Ngoài ra có thể có một ngoại lệ khác trong trường hợp KDCN được tạo ra một cách độc lập trước khi kiểu dáng đó được nộp đơn đăng kí, khi đó người tạo ra KDCN sẽ được tiếp tục sử dụng, khai thác kiểu dáng một cách đồng thời với người nộp đơn, một số giới hạn có thể đặt ra về phạm vi hay khối lượng sử dụng tuy nhiên điều này là hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người nộp đơn được quốc gia ghi

nhận. Quyền này được gọi là quyền sử dụng trước (như Việt Nam) hay quyền sử dụng song song - right of Parallel Use (như Thụy Sỹ).

- Quyền định đoạt kiểu dáng công nghiệp

Quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với KDCN nói riêng là một loại quyền tài sản. Do vậy, pháp luật thế giới ghi nhận quyền định đoạt KDCN của chủ sở hữu trên cơ sở quy định những quyền năng như quyền chuyển nhượng quyền sở hữu KDCN, quyền chuyển giao quyền sử dụng KDCN, từ bỏ quyền sở hữu KDCN, dịch chuyển quyền sở hữu hay để lại thừa kế quyền sở hữu KDCN.

- Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp

Pháp luật hầu hết các nước đều quy định quyền năng này nhằm triệt để hóa việc bảo hộ đối tượng SHCN của chủ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nếu như những quyền năng thông thường chỉ phát sinh trên cơ sở chủ sở hữu được cấp văn bằng bảo hộ thì quyền năng này phát sinh ngay từ khi chủ sở hữu nộp đơn đăng kí. Một khi xảy ra vi phạm, người nộp đơn có quyền sử dụng quyền năng này như một công cụ để bảo vệ mình bằng cách yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm (hành vi vi phạm có thể là hành vi sử dụng KDCN vào mục đích thương mại v.v), nếu yêu cầu không được đáp ứng thì khi được cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ có quyền yêu cầu một khoản tiền đền bù tương đương giá chuyển giao quyền sử dụng KDCN trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Quy định này nhằm bảo vệ triệt để lợi ích của người nộp đơn trong giai đoạn nộp đơn nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ, khẳng định một lần nữa sự độc quyền đối với KDCN của chủ sở hữu.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 5

- Nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo hộ KDCN nếu có thường là trong mối quan hệ với tác giả kiểu dáng (nếu như chủ sở hữu và tác giả không đồng nhất). Việc thuê người tạo ra KDCN hay có thỏa thuận với người sáng tạo tự do đều dẫn đến sự trao đổi lợi ích giữa hai bên, theo đó một khi bên thuê nhận được sản phẩm sáng tạo (KDCN), trờ thành chủ sở hữu thì cũng có nghĩa vụ chi trả cho bên kia một khoản thù lao tương xứng, đây là nghĩa vụ bên thuê nhưng cũng đồng thời là quyền tài sản

mà bên được thuê (người tạo ra kiểu dáng) đáng được nhận. Một số quốc gia ngoài ra cũng quy định khía cạnh quyền nhân thân cho tác giả KDCN theo hướng ghi nhận người sáng tạo trong văn bằng bảo hộ hay trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng v.v. với tư cách người sáng tạo ra KDCN.

(vi) Quản lý đối với hoạt động sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Hoạt động SHCN nói chung và sở hữu KDCN nói riêng đều được Nhà nước quản lý thông qua các cơ quan của Chính phủ hoặc cơ quan do Chính phủ thành lập. Phổ biến nhất là hình thức cơ quan chuyên môn về SHCN như Cục Sở hữu công nghiệp ở Nhật Bản, Hàn Quốc (JIPO, KIPO), cơ quan quản lý về Thương mại và Công nghiệp ở Trung Quốc, cơ quan quản lý về SHTT ở Thái Lan hoặc cơ quan đăng ký sáng chế và nhãn hiệu ở Mỹ.

Bên cạnh hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, hình thức hoạt động hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SHCN cũng được duy trì và phát triển ở một số nước, ví dụ như Hiệp hội Sở hữu trí tuệ, Hiệp hội Sáng chế, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng v.v..

(vii) Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp

Pháp luật các nước đều quy định các biện pháp: hành chính, dân sự, hình sự và các thủ tục tố tụng tương ứng để xử lý vi phạm quyền SHCN và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực SHCN (trong đó có KDCN). Trong đó, biện pháp hành chính và dân sự được sử dụng phổ biến. Trường hợp khiếu nại và tranh chấp về việc cấp hoặc từ chối cấp đăng ký trước tiên thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý Nhà nước về SHCN. Các quyết định hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước về SHCN có thể bị khiếu kiện và được xem xét bởi Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Các tranh chấp mang tính chất dân sự do Tòa án dân sự các cấp xét xử. Một số quốc gia đã có Tòa án chuyên trách hoặc thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án về SHCN như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh các thẩm phán còn có đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và công nghệ để hỗ trợ chuyên môn cho thẩm phán trong khi điều tra, xét xử các tranh chấp, vi phạm về SHCN.

Ngoài các cơ quan quản lý chuyên môn về SHCN, hệ thống thực thi và bảo hộ quyền SHCN còn có sự tham gia của các cơ quan khác như cảnh sát, hải quan, cơ quan quản lý các hoạt động thương mại, công nghiệp.

1.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

1.3.1. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

Việt Nam là một trong những nước tham gia vào Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN khá sớm (ngày 8/3/1949). Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, tình hình chính trị trong nước còn nhiều bất ổn, kinh tế còn khó khăn và đặc biệt là nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế nên trong giai đoạn này Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng. Các quy định điều chỉnh kết quả sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, động viên tinh thần chứ chưa được thể chế hóa trong các văn bản pháp lý. Phải đến năm 1981, thuật ngữ SHCN mới bắt đầu được đề cập đến trong văn bản pháp luật (Chỉ thị số 20 –TTg ngày 23/1/1981 về việc thi hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kĩ thuật – hợp lý hóa sản xuất và sáng chế (ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/1/1981).

- Giai đoạn từ năm 1981 đến trước khi có Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989

Trong giai đoạn này, việc đăng ký quyền SHCN của người nước ngoài tại Việt Nam và việc bảo hộ quyền SHCN của người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo các quy định trong Chỉ thị số 20 –TTg ngày 23/1/1981 (ban hành kèm theo Nghị định số 31/CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/1/1981).

Đại hội Đảng toàn quốc lần VI/1986 đã đưa ra nhiều chủ trương mới trong phát triển kinh tế - xã hội, đánh dấu bằng sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, những quan niệm cũ về sở hữu trước đây đã được thay đổi bằng những quan niệm mới về sở hữu trong đó có sở hữu trí tuệ. Cũng vì lẽ

đó việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN nói riêng đã được Nhà nước hết sức quan tâm dưới góc độ pháp lý, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng trong việc bảo hộ quyền SHTT nói chung trong thời kỳ bắt đầu bước vào hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài.

Đến năm 1988 các quy định cụ thể và chuyên biệt về vấn đề bảo hộ KDCN đã được ghi nhận trong Nghị định số 85/HDBT ngày 13/5/1988 về KDCN, kèm theo đó là điều lệ về KDCN, tiếp theo là điều lệ về mua bán quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết kĩ thuật ban hành kèm theo Nghị định số 201/HDBT ngày 28/12/1988 (điều lệ về mua bán Li-xăng). Theo các văn bản này, việc bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp hành chính và cơ quan thực thi là cơ quan hành chính. Mặc dù vậy, về mặt giá trị hiệu lực của văn bản, các quy định mới chỉ được đề cập đến trong Nghị định của Hội đồng bộ trưởng chứ chưa có một văn bản Luật riêng điều chỉnh về vấn đề kiểu dáng công nghiệp.

- Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN đến trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995

Năm 1989, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN cần phải được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực cao nên Hội đồng nhà nước (nay là Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội) đã ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN. Pháp lệnh này chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động bảo hộ quyền SHCN, trong đó có KDCN. Tại Điều 4 của Pháp lệnh đã quy định về các đối tượng SHCN được nhà nước bảo hộ bao gồm: Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ hàng hoá. Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được Nhà nước bảo hộ. Điều đó có nghĩa là mọi hành vi của các chủ thể xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử lý vi phạm không chỉ giới hạn trong phạm vi xử lý hành chính. Với các tranh chấp trong lĩnh vực SHCN các bên

có thể khởi kiện ra Tòa án và Tòa án sẽ xét xử theo thủ tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp đó. Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với KDCN nói riêng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Để Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 đi vào thực tiễn, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 84/HĐBT ngày 23/3/1990 quy định chi tiết Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Có thể thấy rằng, các quy định về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN nói riêng khi được thể chế hóa trong văn bản có giá trị hiệu lực cao hơn so với Nghị định 85 trước kia là Pháp lệnh đã thể hiện được sự quan tâm, quan điểm và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đồng thời thừa nhận vai trò quan trọng của lĩnh vực này trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Giai đoạn từ khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời đến trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Bộ luật Dân sự năm 1995 (BLDS 1995) chính thức được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã dành hẳn một phần của Bộ luật để quy định về Quyền SHTT và Chuyển giao công nghệ (Phần VI: Từ Điều 745 đến Điều 825). Trong đó Quyền SHCN được quy định tại Chương II của Phần VI (từ Điều 780 đến Điều 805).

Về cơ bản, các quy định về quyền sở hữu cộng nghiệp nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN nói riêng trong BLDS 1995 có nội dung tương tự với các quy định của Pháp lệnh Bảo hộ quyền SHCN 1989. Kiểu dáng công nghiệp vẫn là một trong những đối tượng truyền thống được bảo hộ theo quy định tại Điều 784 BLDS 1995. Mục 5 – Chương II – Phần 6 của BLDS 1995 quy định về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã quy định chi tiết và cụ thể về bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN và các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với với KDCN.

Để triển khai các quy định về bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN trong BLDS 1995, rất nhiều văn bản hướng dẫn đã được ban hành, phải kể đến như:

- Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN;

- Thông tư số 3055/TT- SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền SHCN và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/NĐ- CP;

- Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài;

- Thông tư số 23/TT- BTC ngày 9/5/1997 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí SHCN;

- Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;

- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN;

- Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 156, Điều 157,158,170 và 171);

- Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP;

- Thông tư số 29/2003/ TT-BKHCN ngày 05/11/2003 của Bộ khoa học và công nghệ hướng dẫn các thủ tục xác lập quyền SHCN đối với KDCN.

Mặc dù chúng ta cũng không thể phủ nhận sự tăng lên về số lượng các văn bản và dần đảm bảo về chất lượng văn bản trong hệ thống pháp luật về quyền SHTT nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với KDCN nói riêng. Song các qui định cơ bản về bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam được qui định trong Bộ luật dân sự 1996 và các văn bản hướng dẫn thực hiện xuất hiện rải rác trong nhiều văn bản pháp luật dưới các hình thức Nghị định, Thông tư và Chỉ thị. Nội dung pháp luật còn nhiều thiếu sót và mâu thuẫn, chồng chéo trong của các qui định về SHTT trong các văn bản pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn tồn tại nhiều điểm không tương thích với pháp luật nước ngoài.

1.3.2. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Cùng với xu thế phát triển của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực SHTT ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế tri thức.

Với mục tiêu pháp luật là công cụ pháp lý vô cùng quan trọng để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Luật SHTT 2005 ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới gọi tắt là WTO với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS, đồng thời thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế. Những đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế thị trường yêu cầu pháp luật cũng cần phải thay đổi sao cho phù hợp. Chính vì thế mà đến năm 2005, BLDS năm 1995 đã được sửa đổi và đồng thời Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật SHTT 2005) nhằm khắc phục những khiếm khuyết của các văn bản bảo hộ trước đây, đặc biệt là tình trạng văn bản không tập trung và ban hành tản mạn. Những quy định mang tính nguyên tắc chung đã được quy định trong phần 6 BLDS 2005. Còn đối với một số quy định rõ hơn, cụ thể hơn về điều kiện, trình tự xác lập quyền, nội dung, đối tượng…được bảo hộ quyền SHTT thì được quy định tại Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành sau đây:

- Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN;

- Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ và quản lý nhà nước về SHTT;

- Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN;

- Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.

Những văn bản kể trên được ban hành với mục đích hỗ trợ, làm rõ hơn những quy định trong các bộ luật, luật sao cho các khái niệm và quy định được hiểu một cách rõ ràng nhất, để khi áp dụng vào thực tế không gặp phải vướng mắc

Luật SHTT 2005 ra đời không chỉ tập hợp, kế thừa mà còn sửa đổi, bổ sung, hệ thống hóa và nâng cao tính pháp lý của những qui định này nhằm tạo ra một hệ

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí