Hình Thức Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý


- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP, v.v

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Như vậy, sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã thống nhất được các quy định của hai văn bản quy phạm pháp luật trước đây điều chỉnh về việc bảo hộ đối với tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý đó là Nghị định 63/CP và Nghị định 54/2000/NĐ-CP.

Theo quy định pháp luật giai đoạn trước năm 2005, đối tượng được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý chỉ bao gồm tên địa lý của nước, địa lý địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Tuy nhiên, đối tượng này đã được mở rộng hơn theo quy định pháp luật giai đoạn sau năm 2005, không chỉ bao gồm tên địa lý mà bao gồm cả biểu tượng, hoặc hình ảnh/hình vẽ (chỉ dẫn gián tiếp) của một nước hoặc một địa phương.

Nhìn chung, nội dung của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong các văn bản hiện hành được quy định đầy đủ hơn, rõ ràng hơn so với trước khi có Bộ luật Dân sự, thậm chí so với Bộ luật Dân sự năm 1995, khá tương thích với các quy định về chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định TRIPS và phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.


Trong quan hệ quốc tế về lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đã ký kết một số hiệp định song phương với các nước như: Thái Lan (năm 1994), Australia (năm 1995), Thụy Sĩ (năm 1999), Hoa Kỳ (năm 2000). Bên cạnh đó, vào năm 1995 tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với các nước ASEAN.

Ngoài ra, khi đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định của TRIPS về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng. Việt Nam cần phải tiếp tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật với những quy định phù hợp với Hiệp định TRIPS.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


1.3. Hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 6


Bảo hộ chỉ dẫn địa lý trước hết được hiểu là quyền ngăn chặn người không được phép sử dụng các chỉ dẫn địa lý hoặc cho các sản phẩm không xuất xứ từ vùng địa lý được chỉ tên hoặc sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn đã quy định. Khía cạnh thứ hai của bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bảo hộ chống lại việc biến các chỉ dẫn địa lý thành các tên gọi thông thường của sản phẩm - trong trường hợp này các chỉ dẫn địa lý sẽ mất tính phân biệt và không còn được bảo hộ.

Có nhiều phương thức bảo hộ các chỉ dẫn địa lý ở phạm vi quốc gia, nhưng có thể chia thành 03 nhóm chính sau: bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng hệ thống pháp luật riêng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, và bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về hoạt động kinh doanh trong đó có luật chống cạnh tranh không lành mạnh [14, tr. 121].

1.3.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng


Pháp là nước đầu tiên và điển hình trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng. Đây là nơi mà luật đầu tiên về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thông qua trong đó quy định về một hình thức sở hữu công nghiệp đặc biệt đó là tên gọi xuất xứ hàng hóa.

Đạo luật của Pháp ban hành ngày 6/5/1919 ghi nhận sự tồn tại của các tên gọi xuất xứ và quy định các tiêu chuẩn bảo hộ tên gọi xuất xứ. Theo luật này, một tên gọi xuất xứ bao gồm tên gọi của một nước, vùng hoặc địa phương dùng để chỉ xuất xứ của sản phẩm từ khu vực tương ứng, khi chất lượng và tính chất đặc thù của sản phẩm do môi trường địa lý (kể cả yếu tố tự nhiên và con người) của khu vực địa lý đó quyết định. Như vậy, chỉ có các sản phẩm xuất xứ từ một khu vực địa lý đặc biệt và có những phẩm chất đặc thù do môi trường địa lý của khu vực địa lý đó mang lại mới được bảo hộ bằng một tên gọi xuất xứ ở Pháp. Để đảm bảo rằng các sản phẩm có những phẩm chất đặc thù, các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng một cơ chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ và thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm được bảo hộ.

Ban đầu, tên gọi xuất xứ chỉ bảo hộ cho rượu vang và rượu mạnh và sau đó được mở rộng cho các sản phẩm khác như bơ, pho mát, thịt gia cầm, các chế phẩm từ thực vật.

Hệ thống đăng ký và một loạt khái niệm trong luật của Pháp đã có ảnh hưởng lớn và lan rộng trong các nước có truyền thống luật La mã ở Châu Âu và Châu Mỹ La tinh.

Theo hệ thống riêng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các chỉ tiêu của một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (bản mô tả sản phẩm - tên sản phẩm, các đặc tính chủ yếu của sản phẩm; giới hạn khu vực địa lý; quy trình sản xuất sản phẩm; và mối quan hệ với nguồn gốc địa lý) được xây dựng bằng một thủ tục hành chính với sự tham gia của các nhà sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước, sau đó được chính thức công nhận bằng thủ tục đăng ký quyền sở hữu công


nghiệp (ví dụ như ở Bồ Đào Nha, Việt Nam), bằng quyết định hành chính (chẳng hạn như ở Pháp) hoặc thậm chí bằng văn bản quy phạm pháp luật - đạo luật, pháp lệnh về một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cụ thể (như ở Anh). Cơ quan có thẩm quyền xem xét và thừa nhận các chỉ tiêu đó là Bộ quản lý chuyên ngành (Nông nghiệp), Cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc tổ chức chuyên môn về chỉ dẫn địa lý (ví dụ INAO của Pháp). Các chỉ tiêu đã xác lập đó là chỉ tiêu pháp lý và được các cơ quan nhà nước thi hành và bảo đảm thực thi theo luật dân sự, hình sự hoặc hành chính.

Nội dung bảo hộ một chỉ dẫn địa lý là chống việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đó cho sản phẩm không đạt các chỉ tiêu pháp lý (không có nguồn gốc từ khu vực địa lý tương ứng, không đạt các chỉ tiêu về sản phẩm hoặc các chỉ tiêu về quy trình sản xuất sản phẩm).

Hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo mô hình này thường được gọi là hệ thống tên gọi xuất xứ có kiểm soát AOC, hiện hành ở EU và các nước thành viên EU, trong đó đặc biệt có Pháp, Thụy Sĩ.

1.3.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận

Việc bảo hộ một chỉ dẫn địa lý không chỉ dựa vào hành vi công hoặc hoạt động hành chính mà có thể xuất phát từ một sáng kiến cá nhân. Nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận quy định một cách thức bảo hộ cho những chỉ dẫn địa lý độc lập với các biện pháp pháp lý. Khái niệm nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận (hay nhãn hiệu bảo đảm ở một số nước) được quy định rất khác nhau ở các nước. Tùy thuộc vào luật thực định của mỗi quốc gia, một nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận có thể chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ và vì thế ở một mức độ nào đó cũng phù hợp với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của tập thể các doanh nghiệp (hiệp hội hoặc liên hiệp các nhà sản xuất, hãng sản xuất), trong đó mỗi thành viên sử


dụng độc lập với nhau nhưng cùng tuân theo quy chế do tập thể đó quy định (về xuất xứ địa lý, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, v.v) để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tập thể với hàng hóa, dịch vụ của những người không thuộc tập thể đó. Nhãn hiệu tập thể được tập thể đó sở hữu và độc quyền cấp cho các thành viên tập thể đó quyền sử dụng.

Một chỉ dẫn địa lý có được bảo hộ như một nhãn hiệu tập thể hay không hoàn toàn phụ thuộc vào luật quốc gia của từng nước. Một số nước không chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận thường thấy ở các nước có truyền thống luật Anh-Mỹ.

Một khi chỉ dẫn địa lý được đăng ký như một nhãn hiệu tập thể thì hiệp hội với tư cách là chủ nhãn hiệu tập thể có quyền ngăn cấm những người không phải là thành viên của hiệp hội được sử dụng nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký chỉ dẫn địa lý như một nhãn hiệu tập thể không ngăn chặn được khả năng nhãn hiệu bị biến thành tên gọi thông thường của hàng hóa. Hơn nữa, theo luật của một số nước, nếu nhãn hiệu tập thể không được sử dụng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực.

Khác với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các doanh nghiệp độc lập với nhau sử dụng theo li xăng của chủ sở hữu nhãn hiệu với ý nghĩa xác nhận (hay bảo đảm) rằng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu có đặc tính nhất định (về xuất xứ địa lý, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn, v.v). Như vậy, chủ sở hữu của nhãn hiệu chứng nhận không phải là hiệp hội của các nhà sản xuất mà là chủ thể có khả năng chứng nhận - có thể là hội đồng ở địa phương hoặc hiệp hội không tiến hành sản xuất và kinh doanh sản phẩm được chứng nhận. Hiệp hội này có tầm quan trọng đặc biệt vì nó là chủ của nhãn hiệu chứng nhận đó và phải bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận có một chất lượng


đúng như đã được chứng nhận. Nhãn hiệu chứng nhận có thể dùng để xác nhận xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thủ tục xin đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ những quy định chi phối việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải được kèm theo đơn đăng ký nhãn chứng nhận nộp cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Khi một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận, bất cứ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu này với điều kiện sản phẩm của họ thỏa mãn các yêu cầu quy định trong quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Chủ nhãn hiệu chứng nhận đã được đăng ký có quyền ngăn cấm những người mà sản phẩm của họ không đáp ứng các yêu cầu quy định trong quy chế sử dụng nhãn chứng nhận. Nói chung, phạm vi bảo hộ của một chỉ dẫn địa lý thông qua đăng ký như một nhãn hiệu chứng nhận ngang bằng với phạm vi bảo hộ nhận được thông qua đăng ký như một nhãn hiệu tập thể.

Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận có thể dùng để bảo hộ từ những chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần đến chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, kể cả những chỉ dẫn địa lý đã được xác lập các chỉ tiêu pháp lý. Cả hai hình thức bảo hộ này đặc biệt có ý nghĩa để các doanh nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò của giới tư nhân. Tuy nhiên, cả hai hình thức bảo hộ này chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định vì chỉ có thể kiểm soát những người tự nguyện sử dụng các nhãn hiệu chứa chỉ dẫn địa lý mà không thể cấm những người không gia nhập tập thể và những người không chịu sự giám định, chứng nhận sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý.

1.3.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Chống cạnh tranh không lành mạnh có nội dung chống hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức và thông tin về hàng hóa nhằm gây nhầm lẫn về xuất xứ hàng hóa cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hóa, với điều kiện hành vi sử dụng đó gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh hoặc người tiêu dùng.


Việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoặc dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng có thể gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng. Hơn thế nữa, việc sử dụng như vậy có thể bị coi là hành vi chiếm đoạt danh tiếng, ảnh hưởng tới uy tín của người thật sự có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này. Theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh của một số nước (luật thành văn hay luật án lệ), có thể ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh không được sử dụng các cách thức này trong thương mại. Đức cho đến gần đây vẫn bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoàn toàn thông qua luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Việc khởi kiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật pháp quốc gia tùy thuộc vào quy định của pháp luật được giải thích bằng các quyết định của tòa án hoặc theo hệ thống luật chung có thể được tiến hành nhằm ngăn chặn những hành vi sai trái trong hoạt động thương mại do người cạnh tranh thực hiện.

Để được bảo hộ theo luật chống cạnh tranh không lành mạnh, nhìn chung phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) chỉ dẫn địa lý phải đã có được một danh tiếng hoặc uy tín nhất định - nói cách khác, người mua sản phẩm này phải nghĩ ngay đến xuất xứ của sản phẩm khi nhìn thấy chỉ dẫn địa lý; và (ii) việc sử dụng chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm/dịch vụ không xuất xứ từ vùng mang tên địa lý tương ứng phải làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về xuất xứ thực sự của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, theo luật của một số nước, bằng chứng về thiệt hại hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại do những việc làm sai trái gây nên phải trình cho cơ quan xét xử.

Hình thức bảo hộ này chỉ nhằm vào việc bồi thường thiệt hại gây ra do việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sai trái. Đối với hình thức bảo hộ không cần đăng ký này khi xảy ra xâm phạm quyền thì việc chứng minh sự đáp ứng các điều kiện để được hưởng sự bảo hộ thuộc nghĩa vụ của chủ thể quyền và thường rất khó khăn và tốn kém.

1.4. ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý


Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đem lại nhiều lợi ích cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng cũng như cho quốc gia. Chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở những phương diện sau:

* Trước hết, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương có tên gọi địa lý được sử dụng. Lợi ích đó được thể hiện ở chỗ duy trì được những lợi thế của hàng hóa có được do yếu tố địa lý mang lại.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo lợi ích kinh tế cho tất cả các mắt xích tham gia quy trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn gắn liền với chỉ dẫn địa lý đó. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạo cơ hội gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở vùng có chỉ dẫn địa lý. Những hoạt động kinh tế gián tiếp liên quan đến chỉ dẫn địa lý cũng có thể mang lại những lợi ích lớn cho khu vực. Ngành du lịch tại các khu vực sản xuất chè mang chỉ dẫn địa lý ở ấn Độ hoặc Xri Lanka, các vùng sản xuất rượu ở Pháp hay giăm bông ở Italia là những ví dụ điển hình.

Chỉ dẫn địa lýL là những công cụ kinh tế để quy hoạch lãnh thổ, đa dạng hóa và tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Chỉ dẫn địa lý cho phép duy trì và phát triển các hoạt động, các ngành chất lượng tại các vùng nông thôn khó khăn thông qua việc tôn vinh giá trị của các bí quyết và tinh hoa của con người và nâng cao chất lượng sản phẩm.

* Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: giúp cho người tiêu dùng tránh bị lừa dối hoặc bị nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hóa để chỉ mua hàng thật

Việc bảo hộ có hiệu quả đối với chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Họ sẽ mua được những sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy và có chất lượng bảo đảm. Những yêu cầu đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí