Thực Trạng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp Ở Việt Nam

biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm chuyển dịch quyền sở hữu và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của BLTTDS (Điều 207 Luật SHTT 2005).

Tùy theo từng trường hợp cụ thể và tùy theo yêu cầu của nguyên đơn mà Tòa án có thể áp dụng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời nào cho phù hợp.

Như vậy, những quy định của pháp luật Việt Nam về áp dụng biện pháp dân sự xử lý những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu của chủ sở hữu KDCN là tương đối đầy đủ, cụ thể, và phù hợp với pháp luật quốc tế nói chung cũng như Hiệp định TRIPs nói riêng.

2.4.2.2. Biện pháp hành chính

Việc xử lý các hành vi vi phạm bằng biện pháp hành chính thể hiện rõ nét vai trò của Nhà nước trong vấn đề này khi các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với người có hành vi xâm phạm mà không cần đòi hỏi bắt buộc phải có người khiếu nại. Hơn nữa, không giống như trong giải quyết quan hệ dân sự, việc giải quyết hành chính còn giúp đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba và toàn xã hội. Bởi các hành vi xâm phạm KDCN nói riêng và quyền SHTT nói chung có thể không chỉ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền mà còn gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và các chủ thể có liên quan khác.

* Các biện pháp hành chính áp dụng để xử lý vi phạm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 214 Luật SHTT thì các vi phạm về SHTT nói chung và xâm phạm KDCN nói riêng đều chỉ bị xử lý hành chính, với hai hình thức chính đó là: phạt cảnh cáo và phạt tiền. Trong một số trường hợp thì áp dụng một số hình thức bổ sung như: người vi phạm bị tịch thu hàng hóa vi phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh, hoặc buộc ngừng sử dụng KDCN đó chứ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu KDCN.

* Các biện pháp khắc phục hậu quả

Khoản 3 Điều 214 Luật SHTT 2005 cũng quy định các biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi xâm phạm như sau:

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền SHTT hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về SHTT, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.

* Thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính

Theo quy định tại khoản 3 Điều 200 Nghị định số 105/2006/NĐ – CP, việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra,Công an,Quản lý thị trường,Hải quan,Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết,các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

* Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 215 Luật SHTT 2005, tổ chức, cá nhân cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp khi hành vi xâm phạm có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng; khi tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán; cá nhân tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm, hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các biện pháp này gồm:

- Tạm giữ người;

- Tạm giữ hàng hoá,tang vật,phương tiện vi phạm;

- Khám người;

- Khám phương tiện vận tải,đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá,tang vật,phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

- Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Gần đây nhất, Nghị định số 99/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thay thế cho Nghị định số 97/2010/NĐ – CP. Nghị định mới được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định còn phù hợp và khắc phục những quy định sơ hở, chồng chéo của pháp luật hiện hành.

Có thể nói, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện tại khá đầy đủ và tương thích với pháp luật quốc tế nói chung và quy định tại Hiệp định TRIPs nói riêng về các biện pháp xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền SHCN nói chung và xâm phạm KDCN nói riêng.

2.4.2.3. Biện pháp hình sự

Khi hành vi xâm phạm gây nguy hiểm lớn cho xã hội thì việc xử lý hình sự đối với những hành vi này là hoàn toàn cần thiết, bởi các biện pháp dân sự thông thường chưa đủ tính răn đe. Hiệp định TRIPs quy định: “Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại.” (Điều 61).

Đối với pháp luật Việt Nam, theo Thông tư liên tịch số 02/2008 ngày 3 tháng 4 năm 2008 giữa Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ khoa học và Công nghệ; Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại Tòa án nhân dân, Tòa án có quyền trưng cầu ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Internet Việt Nam. Nếu Tòa án xem rằng hành vi xâm phạm quyền SHTT đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì thông báo và chuyển tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xử lý về hình sự.

Theo các quy định trên, hình phạt mà người bị kết tội xâm phạm KDCN có thể bị gánh chịu gồm các hình phạt như: phạt tiền, phạt cảnh cáo không giam giữ, phạt tù và một số hình phạt bổ sung khác như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề. Mức phạt tiền cao nhất là một tỷ đồng và mức phạt tù cao nhất là ba năm

(theo quy định tại Điều 171 BLHS 1999). Các quy định này nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định TRIPs khi Việt Nam là thành viên của WTO.

2.4.2.4. Biện pháp kiểm soát biên giới

Để bảo vệ được quyền lợi và uy tín của chủ sở hữu KDCN được bảo hộ cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, pháp luật quy định các biện pháp kiểm soát biên giới là biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm quyền SHCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới được xem là biện pháp hết sức hữu hiệu và kịp thời trong việc ngăn chặn các hàng hóa, sản phẩm vi phạm nhập khẩu vào Việt Nam.

* Các biện pháp kiểm soát biên giới áp dụng đối với hành vi xâm phạm

Theo quy định tại Điều 216 Luật SHTT 2005, chủ thể quyền SHTT có quyền trực tiếp hay thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT hay đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT.

* Thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới

Theo khoản 4 Điều 200 Luật SHTT 2005, việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Theo Điều 35 Nghị định số 105/2006/NĐ - CP thì cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn bao gồm các cơ quan.

- Chi Cục hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

- Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hay tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền của mình.

- Tổng Cục hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hay tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền của từ hai cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Trong trường hợp phát hiện hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm, theo yêu cầu

của chủ thể quyền SHTT hay để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho chủ thể quyền SHTT và chủ lô hàng về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng; trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của các bên; lý do và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 218 Luật SHTT 2005.

Chủ thể quyền SHTT có quyền trực tiếp hay thông qua người đại diện nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT hay đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT.

Theo Điều 35 Nghị định số 105/NĐ - CP thì cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn bao gồm:

- Chi Cục hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

- Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hay tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền của mình.

- Tổng Cục hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hay tạm dừng làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu thuộc thẩm quyền của từ hai cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Trong trường hợp phát hiện hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm, theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT hay để thực hiện thẩm quyền xử phạt hành chính, cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho chủ thể quyền SHTT và chủ lô hàng về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng; trong đó nêu rõ tên, địa chỉ, số fax, điện thoại liên lạc của các bên; lý do và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 218 Luật SHTT 2005.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


3.1. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam

3.1.1. Tình hình đăng ký, khiếu nại về KDCN

Trong thời gian qua việc xác lập quyền sở hữu KDCN ở Việt Nam có xu hướng tăng theo từng năm. Sự gia tăng số lượng đơn nộp dễ dàng được lý giải bởi những lý do sau: thứ nhất, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không chỉ tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực từ nước ngoài mà còn là đòn bẩy để Việt Nam cải thiện và hoàn thiện hệ thống các qui định pháp luật, trong đó có các qui định về sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu KDCN nói riêng từ đó tạo niềm tin cho cho các chủ thể đăng kí bảo hộ để bảo vệ quyền sở hữu KDCN khỏi những hành vi vi phạm;thứ hai, với chính sách cải cách mở cửa đặc biệt là cơ chế hành chính một cửa đã tạo điều kiện cho hoạt động đăng kí bảo hộ được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn; thứ ba, với những hành vi vi phạm quyền sở hữu KDCN tràn lan trên thị trường ví dụ như hàng nhái, hàng giả… gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như uy tín của các doanh nghiệp chính vì vậy để hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra các chủ thể liên quan đã tìm đến cơ chế bảo vệ quyền từ nhà nước thông qua hoạt động đăng kí bảo hộ quyền sở hữu KDCN; thứ tư, cùng với quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa hội nhập và thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó hoạt động đầu tư liên quan đến kiểu dáng công nghiệp chiếm một phần không nhỏ. Vì vậy để tránh những tranh chấp có thể xảy ra cũng như ngăn chặn thiệt hại do hành vi vi phạm, các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đăng kí bảo hộ quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước Việt Nam từ đó cũng khiến cho số lượng đăng kí bảo hộ quyền sở hữu KDCN tăng trong thời gian vừa qua.

Tình hình đăng kí bảo hộ quyền sở hữu KDCN được phản ánh bởi bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.1. Đơn đăng ký KDCN đã được nộp từ 1988 đến 2012


Năm

Số đơn đăng ký KDCN đã được nộp

Người Việt Nam

Người nước ngoài

Tổng số

1988

6


6

1989

52

8

60

1990

194

6

200

1991

420

2

422

1992

674

14

688

1993

896

50

946

1994

643

73

716

1995

1023

108

1131

1996

1516

131

1647

1997

999

157

1156

1998

931

126

1057

1999

899

137

1036

2000

1084

119

1203

2001

810

242

1052

2002

595

235

830

2003

447

233

680

2004

686

286

972

2005

889

446

1335

2006

1105

490

1595

2007

1338

567

1905

2008

1088

648

1736

2009

1430

469

1899

2010

1207

523

1730

2011

1200

661

1861

2012

1349

597

1946

Tổng số

21481

6328

27809

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 11

Bảng 3.2. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp từ 1989 đến 2012


Năm

Số bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp


Người Việt Nam

Người nước ngoài

Tổng số

1989

14


14

1990

91

9

100

1991

219

5

224

1992

433

6

439

1993

528

21

549

1994

524

27

551

1995

626

85

711

1996

798

68

866

1997

261

62

323

1998

728

94

822

1999

841

94

935

2000

526

119

645

2001

333

43

376

2002

368

9

377

2003

359

109

468

2004

412

235

647

2005

508

218

726

2006

678

497

1175

2007

896

474

1370

2008

908

429

1337

2009

747

489

1236

2010

832

320

1152

2011

807

338

1145

2012

681

440

1121

Tổng số

13118

4191

17309

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí