Căn Cứ Phát Sinh, Phạm Vi Bảo Hộ, Thời Hạn Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu Nổi Tiếng‌

Giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu góp vốn được ghi nhận là một khoản đầu tư của bên góp vốn. Giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu tham gia góp vốn không được phản ánh tăng tài sản, tăng nguồn vốn chủ sở hữu của bên góp vốn. Bên góp vốn có trách nhiệm mở sổ sách để theo dõi riêng đối với giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu đã đầu tư tham gia góp vốn, thực hiện quyền, nghĩa vụ theo Hợp đồng góp vốn, phù hợp với pháp luật và điều lệ của công ty nhận vốn góp. Bên góp vốn được chia cổ tức từ phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Lãi, lỗ, cổ tức được chia từ phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu, sau khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước; doanh nghiệp được hạch toán và phân chia theo quy định hiện hành.

Giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu được ghi nhận là tài sản dài hạn khác và được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, chi trả cổ tức cho bên góp vốn theo tỷ lệ tham gia của vốn góp. Doanh nghiệp nhận góp vốn có trách nhiệm theo dõi, quản lý nhưng không trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng giá trị nhãn hiệu.

Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng sẽ phải đưa ra giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng và giá trị góp vốn quyền sử dụng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng.

Để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả tất cả các tiêu chí trên mà tùy từng trường hợp cụ thể. Nếu là sản phẩm thông dụng, rẻ tiền thì sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể đòi hỏi số lượng sản phẩm phải nhiều, tuy nhiên có sản phẩm được rất nhiều người biết đến nhưng người ta lại không có điều kiện để sử dụng, chẳng hạn như máy bay Boeing, sự nổi tiếng lại không cần đánh giá bằng tiêu chí số lượng, mà lại đánh giá theo tiêu chí khác ví dụ doanh thu.

Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng. Các quy định này là những quy định mở,

dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu. Ví dụ:

Ngày 19/06/2010, Lễ trao giải thưởng và cúp vàng "Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia " đã được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc gia. Trong đó, ban tổ chức đã trao giải cho 30 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Đây là giải thưởng có uy tín do Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cùng Đài truyền hình kỹ thuật số VTC phối hợp tổ chức nhằm lựa chọn các nhãn hiệu tiêu biểu Việt Nam trong hội nhập và cạnh tranh Quốc tế. Đây chỉ là nhãn hiệu được bình chọn và nhận giải thưởng, chưa chính thức trở thành nhãn hiệu nổi tiếng và được hưởng cơ chế bảo hộ đặc biệt.Những là một trong những căn cứ để chủ sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng có tên trong danh sách nhận giải thưởng đưa ra, chứng minh mình là nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ: Nhãn hiệu Dạ Hương - dung dịch vệ sinh phụ nữ; Nhãn hiệu Vinaconex- Tổng Công ty xây dựng và phát triển Việt Nam…

Các phương tiện chủ sở hữu có thể sử dụng để chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng:

- Quyết định bảo hộ/công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Phiếu thăm dò ý kiến và các cuộc khảo sát thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Các kết quả kiểm toán và thành tra.

- Các chứng nhận và giải thưởng.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 9

- Các báo cáo hàng năm - Có hồ sơ của công ty.

- Các hóa đơn và các chứng từ thương mại khác.

- Tài liệu quảng cáo và tiếp thị.

2.3. CĂN CỨ PHÁT SINH, PHẠM VI BẢO HỘ, THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG‌

2.3.1. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Việt Nam đã trở thành thành viên của công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ 8/3/1949. Trong khi đó những hiểu biết về nhãn hiệu nhãn hiệu nổi tiếng của chúng ta không nhiều. Thực tế cho thấy không ít nhãn hiệu nổi tiếng bị vi phạm tại Việt Nam. Ví dụ: vụ Công ty Phillip Moris (Mỹ) - chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng Malboro đã kiện Công ty Lotaba (Thanh Hoá), Công ty thuốc lá Khánh Hoà, Công ty Goldern Desire về việc làm giả thuốc lá gắn nhãn hiệu Malboro tại Việt Nam.

Trước khi Luật SHTT ra đời, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp duy nhất đề cập đến nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng ở Điều 6 khoản 1 mục e. Tuy nhiên, Nghị định 63 chưa có quy định cụ thể thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng, căn cứ phát sinh quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng hay các tiêu chí xác định một nhãn hiệu nổi tiếng. Đây chính là khiếm khuyết đầu tiên về mặt pháp lý cần phải giải quyết.

Để tăng cường bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, ngày 1.2.2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP ngày 24.10.1996, trong đó đã đưa vào các quy định mới nhằm bảo hộ hiệu quả hơn nhãn hiệu nổi tiếng. Để được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, chủ nhãn hiệu có thể nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho Cục SHTT. Cục sẽ xem xét đơn và ra Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng đối với nhãn hiệu liên quan. Nhãn hiệu được công nhận sẽ được bảo hộ theo Quy chế nhãn hiệu nổi tiếng và được đưa vào Danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa xác định rõ ràng cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền công nhận một nhãn hiệu hàng hoá là nhãn

hiệu hàng hoá nổi tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế Cục SHTT chưa công nhận một nhãn hiệu nào là nổi tiếng. Khắc phục những thiếu sót trên, Luật SHTT năm 2005 ra đời. Theo qui định tại Điều 6 của Luật thì căn cứ phát sinh quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng "xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký".

Điểm 1.5, khoản 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ/CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN đã chỉ rõ:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ [27].

Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng mặc nhiên được bảo hộ. Khi có vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh như bị xâm phạm quyền hoặc cần phản đối người khác thiết lập quyền thì chủ sở hữu phải chứng minh sự nổi tiếng. Qui định như vậy là phù hợp với các qui định của pháp luật thế giới, pháp luật các nước nói chung cũng như thực tiễn đời sống. Sự nổi tiếng của một nhãn hiệu không phải là bất biến. Để tạo nên sự nổi tiếng cho một nhãn hiệu chủ sở hữu phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên, có những nhãn hiệu nổi tiếng hôm qua, hôm nay, ngày mai nhưng có thể vài năm nữa lại không nổi tiếng nếu nó không đáp ứng tiêu chí luật định. Với lý do đó, cơ chế bảo hộ tự động đã được thiết lập để bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng có thể không cần xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký vẫn được bảo hộ nhưng chủ sở hữu hiệu nổi tiến phải chứng minh sự nổi tiếng. Chỉ khi chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh thành công thì nhãn hiệu

đó mới được công nhẫn là nổi tiếng và đồng thời được hưởng quyền do sự nổi tiếng mang lại, đó là tuy không đăng ký bảo hộ trước những vẫn được bảo hộ. Hơn nữa, nhãn hiệu nổi tiếng có tính phổ biến rất cao. Một nhãn hiệu nổi tiếng có thể được biết đến tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới mà không cần phải xuất hiện chính thức ở quốc gia này. Việc lạm dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng để trục lợi cao hơn rất nhiều lần so với các nhãn hiệu khác mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất, nhà cung cấp, lợi ích của khách hàng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia. Chính vì vậy, nhãn hiệu được pháp luật các quốc gia bảo hộ không cần đăng ký.

2.3.2. Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Để một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, đòi hỏi chủ nhãn hiệu phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm dày công xây dựng. Ngoài ra, đây không chỉ đơn thuần là nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu mà trong nhiều trường hợp đó còn là phần di sản và niềm tự hào quốc gia (như HONDA của Nhật, Coca Cola của Mỹ). Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao. Đối với nhãn hiệu thông thường, pháp luật chỉ chống lại việc đăng ký, sử dụng những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu người khác đã được đăng ký thì đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thường.

Về không gian, trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đặc biệt là với công nghệ internet, việc quảng cáo, sự phát triển và danh tiếng của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia bán hàng của chủ nhãn hiệu. Do đó, một nhãn hiệu được sử dụng một cách rộng rãi và có danh tiếng ở một quốc gia cũng có thể trở nên nổi tiếng ở các quốc gia nơi mà chủ nhãn hiệu thậm

chí còn chưa có ý định sử dụng hoặc đăng ký. Điều này được qui định tại Điều 6bis Công ước Paris: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu của các cá nhân, pháp nhân

thuộc các nước thành viên Công ước Paris, có thể đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ và được cơ quan có thẩm quyền ở nước đăng ký hoặc sử dụng công nhận. Hầu hết các quốc gia là thành viên của Công ước Paris hoặc thành viên của WTO đều có quy định và thực tiễn bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng, nội dung và cách thức công nhận và bảo hộ có khác nhau, nhưng đều dành cho nhãn hiệu nổi tiếng một sự bảo hộ đặc biệt. Nếu nhãn hiệu đó đáp ứng được các tiêu chí mà pháp luật quốc gia đưa ra sẽ đương nhiên được bảo hộ.

Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ bảo hộ hàng hóa, dịch vụ cùng loại mà còn bảo hộ trong tương quan với sản phẩm, dịch vụ không cùng loại nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó gây nhầm lẫn cho người sử dụng hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này được qui định tại Điều 129 khoản 1 mục b Luật SHTT năm 2005:

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng [27].

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý Nhà nước về SHTT có hướng dẫn "dấu hiệu trùng hoặc tương tự" như sau: Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một nhãn hiệu được coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn

hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, với những giá trị mà nhãn hiệu nổi tiếng mang lại, pháp luật đã dành cho nhãn hiệu nổi tiếng sự bảo hộ phù hợp. Mở rộng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng đây cũng là một biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2.3.3. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn. Sở dĩ pháp luật dành riêng cho nhãn hiệu nổi tiếng một sự bảo hộ như vậy bởi những giá trị kinh tế mà nhãn hiệu nổi tiếng đem lại cho nhà sản xuất và cho quốc gia có nhãn hiệu nổi tiếng là rất lớn. Hơn nữa, để một nhãn hiệu trở thành nổi tiếng không phải dễ dàng, ngoài việc nó phải đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ của một nhãn hiệu thông thường nó còn phải đáp ứng được những tiêu chí do pháp luật quốc gia đưa ra.

Tuy vậy, cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiếng nữa hay nói cách khác là khi tiêu chí làm cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn

trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ của nhãn hiệu). Ở Hoa Kỳ, Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) vào năm 1995. Đạo luật này có những qui định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ "sự lu mờ" (dilution), theo đó, sự lu mờ được hiểu là việc là giảm khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có trường hợp như vậy, điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Ban đầu ASPIRIN là nhãn hiệu một loại thuốc của Bayer nhưng giờ đây ASPIRIN đã trở thành tên gọi chung của các loại thuốc kháng sinh và do đó nó không được bảo hộ nữa [31].

Việc dành riêng cho nhãn hiệu nổi tiếng một cơ chế bảo hộ cao hơn hẳn các nhãn hiệu khác là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với pháp luật quốc tế. Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề cập đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.


2.4. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỮU NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng là khả năng pháp luật cho phép chủ sở hữu được thực hiện quyền đối với nhãn hiệu của mình, có thể chia làm 3 nhóm:

- Nhóm quyền sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng;

- Nhóm quyền ngăn cấm người khác sử dụng;

- Nhóm quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm.


2.4.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng

Quyền sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng cũng giống như quyền sử dụng của nhãn hiệu thông thường. Một nhãn hiệu bao giờ cũng chỉ cấp cho một chủ thể

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí