Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 2


thể chia thành hai nhóm: Nhóm các công trình nghiên cứu về BHYT nói chung và nhóm các công trình viết về BHYT tại các địa phương.

Các bài viết thuộc nhóm thứ nhất có các công trình quan trọng sau:

- “Kinh tế thị trường và yêu cầu hoàn thiện an sinh xã hội”, Tạp chí Luật học, số 4, năm 2006. Bài viết khẳng định BHYT là hết sức cần thiết đối với mọi người dân trên cơ sở phân tích những ưu điểm của BHYT.

- “Những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân” của Đỗ Văn Sinh đăng trên Tạp chí Y học lâm sàng, số 11, năm 2007. Nội dung bài viết đưa ra những thuận lợi, khó khăn của BHYT toàn dân và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiến trình BHYT toàn dân.

- “BHYT: Sự ra đời và đổi mới chính sách an sinh xã hội” của Trần Khắc Lộng, đăng trên tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 10, năm 2007. Nội dung bài viết khái quát tình hình thực hiện an sinh xã hội, trong đó có nêu lên thực trạng tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo và đưa ra các giải pháp khám chữa bệnh cho người nghèo.

-“Các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo”, Báo cáo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu: Dương Huy Liệu; Nguyễn Hoàng Long; Phan Thanh Thuỷ; Đặng Bội Hương và cộng sự, năm 2005. Nội dung báo cáo đã đánh giá thực trạng nghèo đói và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nghèo tại Việt Nam. Đánh giá các kết quả và hạn chế của các giải pháp tài chính y tế cho người nghèo đã được thực hiện tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về cơ chế cung cấp tài chính chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo.

- “Sự khác biệt về giới trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng của tác giả Nguyễn Thanh Hà, lưu tại Thư viện Quốc gia, năm 2005. Công trình


này đã nghiên cứu so sánh giữa nam giới và nữ giới về trình độ học vấn, về số thành viên trong hộ gia đình có số thành viên là người già và đưa ra kết luận tỷ lệ nữ giới có bảo hiểm (bất kỳ loại nào) thấp hơn nam giới. Những đặc điểm này đã dẫn tới sự khác biệt trong sẵn sàng chi trả cho mô hình BHYT dựa vào cộng đồng của nam và nữ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn có một số Luận văn thạc sỹ và khoá luận tốt nghiệp đại học cũng đã nghiên cứu vấn đề này ở những góc độ khác nhau.

Thuộc nhóm thứ hai có các công trình:

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 2

- “Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT bắt buộc tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Thanh Hoá”, luận án tiến sỹ y học của Trần Khắc Lộng , lưu tại Thư viện Quốc gia năm 2005. Nội dung tác phẩm đã đánh giá thực trạng thực hiện phương thức chi trả theo giá ngày giường và phí dịch vụ BHYT bắt buộc tại hai bệnh viện huyện Hoằng Hoá và thị xã Thanh Hoá năm 1993-1996. Đánh giá hiệu quả phương thức chi trả khoán quỹ định xuất theo thẻ BHYT bắt buộc tại hai bệnh viện trên trong hai năm1997-1998.

- “Nghiên cứu thực trạng và góp phần hoàn thiện mô hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội”, luận án tiến sỹ y học của Lương Ngọc Khuê, lưu tại Thư viện Quốc gia, năm 2005. Trong công trình này tác giả đã mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, các cấp chính quyền, đánh giá những kết quả, tồn tại, các yếu tố ảnh hưởng và những thách thức đối với các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Đánh giá bước đầu hiệu quả của một số biện pháp can thiệp khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT tại hai xã Phù Linh và Đức Hoà huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.


Và còn nhiều nghiên cứu khác đề cập đến BHYT. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của BHYT. Đó là nguồn tài liệu quí giá để tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên về khía cạnh BHYT cho người nghèo, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Vì vậy việc tìm hiểu vấn đề BHYT cho đối tượng người nghèo ở Hà Nội dưới giác độ nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ là hết sức cần thiết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng và các nguyên nhân của những hạn chế trong công tác triển khai BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong những năm tới.

Để thực hiện mục đích đó luận văn có nhiệm vụ.

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác BHYT cho người nghèo tại thành phố Hà Nội

- Phân tích thực trạng công tác BHYT cho người nghèo ở Hà Nội hiện nay đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác này, tìm ra nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến tình trạng đó.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển BHYT cho người nghèo tại Hà Nội trong thời gian tới được tốt hơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là BHYT cho người nghèo và chăm lo sức khỏe cho người nghèo thông qua các hoạt động lập quỹ BHYT, cấp phát thẻ, triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo, kể cả nông dân, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên thuộc diện nghèo khó theo tiêu chuẩn của Nhà nước.


*Phạm vi nghiên cứu:‌‌

- Về không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là BHYT cho đối tượng người nghèo trên địa bàn Hà Nội.

- Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp của kinh tế chính trị.

- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp. Phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, lôgic – lịch sử và phương pháp phỏng vấn

6. Đóng góp mới của luận văn.

- Phân tích, đánh giá thực trạng BHYT cho người nghèo ở Hà Nội, trên cơ sở đó rút ra hạn chế và nguyên nhân của nó

- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách BHYT cho người nghèo.

- Làm tài liệu tuyên truyền vận động thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay.

7. Nội dung của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội và một số vấn đề đặt ra.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội trong thời gian tới.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO

1.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của bảo hiểm y tế

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo hiểm

1.1.1.1. Bảo hiểm xã hội

Trong đời sống hàng ngày, con người luôn đối mặt với những biến động phức tạp ở mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những biến động này trong nhiều trường hợp là không thể nhận biết và đoán trước được. Đời sống xã hội càng phát triển thì những biến động bất ngờ không ngừng tăng lên. Những biến động đó được gọi là rủi ro. Rủi ro có thể do con người hoặc do thiên nhiên gây ra và hậu quả là rất khó lường. Để tồn tại, phát triển, con người luôn tìm cách đấu tranh, né tránh, kiểm soát, hạn chế và chia sẻ những rủi ro có thể gặp phải. Sự ra đời của bảo hiểm xã hội (BHXH) là nhằm mục đích chia sẻ rủi ro có thể xẩy ra đó.

Hiện vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về BHXH, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận khác nhau. Trong đó, một khái niệm được đưa ra trên trang Từ điển Wikipedia là khá thuyết phục. Đó là: Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động [43]. Về thực chất, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an


toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

Như vậy, bảo hiểm xã hội là biện pháp hữu hiệu chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng giúp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Nói cách khác, BHXH được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bào hiểm.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Công ước Giơnevơ năm 1952, hệ thống BHXH bao gồm nhiều hoạt động, như: Chăm sóc y tế; Trợ cấp ốm đau; Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi già; Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp gia đình; Trợ cấp sinh sản; Trợ cấp tàn phế; Trợ cấp cho người bị mất người nuôi dưỡng. Như trên đã đề cập, trong khuôn khổ luận văn này chỉ nghiên cứu về họat động bảo hiểm xã hội về y tế, tức BHYT, cụ thể hơn là BHYT cho người nghèo.

1.1.1.2. Bảo hiểm y tế

Mỗi một quốc gia phải xác định phương thức tốt nhất đảm bảo cho người dân có được sự an toàn nhất định về thu nhập cũng như tiếp cận các dịch vụ y tế. Phát triển hệ thống an sinh xã hội sẽ bảo đảm sự an toàn tối thiểu cho cuộc sống của mọi cá nhân, nhằm giảm bớt bất bình đẳng giữa cá nhân, các nhóm người trong xã hội. An sinh xã hội là một công cụ chính yếu trong cuộc chiến chống đói nghèo, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển. An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho mỗi thành viên thông qua các biện pháp công cộng. Nó có tác dụng làm giảm bớt sự bất ổn về kinh tế – xã hội


gây ra bởi tình trạng giảm sút đáng kể thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong.

Chăm sóc y tế là một bộ phận của an sinh xã hội, chăm sóc y tế trong an sinh xã hội được thể hiện chủ yếu dưới hình thức BHYT. Hay nói khác đi, BHYT là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống bảo đảm xã hội, hay còn gọi là hệ thống an sinh xã hội.

Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ đó để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, BHYT là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân [41]. Phát triển nội dung đó, Luật BHYT (năm 2008) đưa ra khái niệm: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. Như vậy, BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức quản lý nhằm huy động sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức và các cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi ốm đau. Như vậy, bảo hiểm y tế đảm bảo cho những người tham gia có khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật, chữa trị, khôi phục sức khỏe sau bệnh tật.

Hệ thống bảo hiểm xã hội về y tế ngay từ khi hình thành đã định hướng theo nguyên tắc đáp ứng đặc biệt và không phải chi trả trực tiếp. Điều đó thể hiện rõ khi bị ốm đau người bệnh sẽ được chữa trị cho đến khi khỏe mạnh bằng


mọi phương pháp kỹ thuật y tế hiện thời mà không căn cứ trước đó họ đã đóng BHYT được bao nhiêu. Định hướng này là nền tảng cho các nguyên tắc cơ bản về BHYT.

BHYT có thể được thực hiện bởi Nhà nước (BHXH về y tế, hay BHYTXH) hoặc tư nhân (BHTN về y tế, hay BHYTTN). BHYTXH là hoạt động mang tính cộng đồng, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà nhằm mục tiêu an sinh xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; còn BHYTTN là hoạt động thương mại, vì mục tiêu lợi nhuận. Nếu BHYTTN hướng vào đối tượng người giàu, người có thu nhập cao, thực hiện theo sự thỏa thuận dân sự giữa người mua (cá nhân) và người bán (các doanh nghiệp hay tổ chức tư nhân), với mức phí bảo hiểm được tự do lựa chọn theo bảng danh mục quy định, mà không căn cứ vào tiền lương, hay tiền công của người lao động; thì BHYTXH hướng vào nhiều đối tượng, trong đó đặc biệt quan tâm đến người nghèo, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay tình trạng sức khỏe, mà căn cứ vào thu nhập, với mức phí được pháp luật qui định. Tại các nước công nghiệp phát triển, loại hình BHYTTN được tồn tại và phát triển song song với BHYTXH, song ở Việt Nam, do tầm quan trọng đặc biệt của BHYT (liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người) nên Nhà nước là tổ chức chủ yếu thực hiện BHYT. Vì vậy, trong luận văn này, khái niệm BHYT được hiểu là BHYTXH.

1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của của hoạt động BHYT

Thứ nhất, BHYT là sự chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Đây là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của một số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023