Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-------------------------------


NGUYỄN THANH BÌNH


BẢO HIỂM Y TẾ

CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN


Hà Nội - 2010


MỤC LỤC

Trang

Bảng các chữ viết tắt. i

Danh mục các bảng. ii

Danh mục các biểu đồ. ii

Danh mục các sơ đồ. ii

Mở đầu. 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHYT cho người nghèo7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của bảo hiểm y tế 7

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến BHYT 7

1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của hoạt động BHYT 10

1.1.3. Bản chất của BHYT 13

1.2. Sự cần thiết của BHYT và cơ chế hình thành quỹ BHYT 17

1.2.1. Sự cần thiết của BHYT 17

1.2.2. Cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHYT 20

1.3. Bảo hiểm y tế cho người nghèo 27

1.3.1. Người nghèo và nhu cầu KCB của người nghèo 27

1.3.2. Chính sách của Nhà nước về BHYT cho người nghèo 34

1.3.3. Lập, quản lý và sử dụng quỹ BHYT cho người nghèo 35

1.3.4. Tổ chức cấp phát thẻ và KCB cho người nghèo 38

1.3.5. Kinh nghiệm phát triển BHYT cho người nghèo tại một số địa 40

phương

Chương 2: Thực trạng hoạt động BHYT cho người nghèo tại Hà Nội 45

và những vấn đề đặt ra

2.1. Khái quát về Hà Nội và BHYT Thành phố Hà Nội 45


2.1.1.

Một số nét chủ yếu về kinh tế-xã hội Hà Nội

45

2.1.2.

Khái quát về BHYT Thành phố Hà Nội

47

2.2.

Thực trạng BHYT cho người nghèo ở Hà Nội

51

2.2.1.

Chính sách của Thành phố Hà Nội về BHYT cho người nghèo

51

2.2.2.

Tình hình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Hà Nội từ năm

53


2.3.

2005 đến nay

Đánh giá hoạt động BHYT cho người nghèo tại Hà Nội


68

2.3.1.

Những thành tựu cơ bản

68

2.3.2.

Hạn chế và nguyên nhân

70

2.3.3.

Một số vấn đề đặt ra cho BHYT người nghèo ở Hà Nội hiện

77


Chương 3:

nay

Định hướng và giải pháp phát triển BHYT cho người


82


3.1.

nghèo ở Hà Nội trong thời gian tới

Định hướng phát triển BHYT cho người nghèo


82

3.1.1.

Định hướng của Việt Nam

82

3.1.2.

Định hướng của Thành phố Hà Nội

86

3.2.

Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYT cho

89


người nghèo ở Hà Nội


3.2.1.

Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước về CSSK cho người nghèo và cận nghèo

89

3.2.2.

Củng cố hệ thống y tế, trước hết là mạng lưới y tế cơ sở

91

3.2.3.

Tổ chức chặt chẽ quy trình bình chọn người nghèo và cấp phát

95


thẻ BHYT cho người nghèo


3.2.4.

Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính y tế đối với

các cơ sở KCB

97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 1


3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động BHYT 98

nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Stt

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BN

Bệnh nhân

4

BV

Bệnh viện

5

BHYTXH

Bảo hiểm y tế xã hội

6

BHYTTN

Bảo hiểm y tế tư nhân

7

BYT

Bộ Y tế

8

BQL

Ban quản lý

9

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

10

CP

Chính phủ

11

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

12

HCSN

Hành chính sự nghiệp

13

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

14

KCB

Khám chữa bệnh

15

KCB-BHYT

Khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế

16

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

17

MDG

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

18

Nghị định

19

NSNN

Ngân sách nhà nước

20

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

21

TTYT

Trung tâm y tế

22

TYT

Trạm y tế


23

TW

Trung Ương

24

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Số TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tình hình cấp thẻ BHYT cho người nghèo tại Tp. Hồ Chí

Minh

40

Bảng 2.1‌

GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước 2000-2010

46

Bảng 2.2

Tình hình phát triển quỹ BHYT người nghèo tại Hà Nội

54

Bảng 2.3

Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo trên địa bàn Tp.Hà

Nội

59

Bảng 2.4

Tần suất KCB của các đối tượng tham gia bảo hiểm

62

Bảng 2.5

Tần suất KCBBHYT tại Hà Nội sau khi thực hiện Luật BHYT

63

Bảng 2.6

Tổng hợp tần suất KCB và chi phí KCB của một người

nghèo/năm

64

Bảng 2.7

Tình hình cân đối Quỹ BHYT cho người nghèo 2005-2010

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Số TT

Tên bảng

Trang

Biểu đồ 2.1

Số thẻ BHYT cấp phát cho người nghèo qua các năm

57

Biểu đồ 2.2

Tần suất, chi phí và tổng chi phí KCB bình quân của một

người nghèo/năm

65


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số TT

Tên bảng

Trang

Sơ đồ 2.1

Số bệnh nhân nghèo KCB nội trú và ngoại trú

60

Sơ đồ 2.2

Chi phí bình quân 1 lượt KCB của BN nội trú và ngoại trú

61

Sơ đồ 2.3

Thu – Chi quỹ BHYT người nghèo 2005-2010

68


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sức khoẻ là vốn quý của con người, là điều kiện quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chăm sóc sức khoẻ con người theo định hướng công bằng, hiệu quả là một quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, trong đó tư tưởng xuyên suốt là xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam, nhất là từ khi công cuộc đổi mới được khởi xướng.

Sự phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới đã cải thiện đáng kể về điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, do vậy sức khoẻ của người dân ngày càng được tăng cường. Chính sách Bảo hiểm Y tế (BHYT) ở nước ta được thực hiện từ năm 1992 theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nhưng trong giai đoạn này, người nghèo chưa được Nhà nước mua BHYT, do đó khi đi khám chữa bệnh (KCB) vẫn phải đóng viện phí, chỉ một số ít thuộc diện quá nghèo mới được miễn nộp viện phí, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong KCB.Tại đại hội VIII (1996), Đảng ta đưa ra quan điểm ''Tăng trưởng kinh kế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội", đồng thời nhấn mạnh: ''Trong xã hội ta, mọi người nghèo phải được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ chu đáo".

Thực hiện chủ trương đó, ngay từ năm 1992, nước ta đã có chính sách BHYT. Từ đó đến nay, đã 18 năm trôi qua, số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng, từ 3,8 triệu người/năm 1993 (chiếm 5,4% dân số) đã tăng lên 23,7 triệu người/năm 2005 (chiếm 28% dân số), và 53 triệu người/tháng 5-2010 (chiếm 62% dân số). Vậy nhưng, phần lớn người nghèo, kể cả người chưa được cấp thẻ và người đã được cấp đều chưa được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) từ hệ thống y tế. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản


nhất vẫn là do khả năng kinh tế của họ không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Mặt khác, do một số chính sách trợ giúp của Nhà nước về khám chữa bệnh miễn phí, BHYT cho họ vẫn chưa được thực thi đầy đủ và đồng bộ. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cho các nhà chức trách cũng như giới nghiên cứu là phải tìm được những giải pháp hữu hiệu để đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thật sự đi vào cuộc sống, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo trong việc thụ hưởng các thành tựu trong lĩnh vực y tế , trước hết là trong chăm sóc sức khoẻ.

Hà Nội là một địa phương có nhiều điều kiện hơn cả nước trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bởi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế… của cả nước. Trong gần hai chục năm qua, BHYT tại Hà Nội đã từng bước phát triển vững mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu KCB của mọi đối tượng dân cư, trong đó có người nghèo, một bộ phân không nhỏ trong cộng đồng cư dân Thành phố. Tuy vậy, dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng hiện vẫn còn nhiều người nghèo trên địa bàn chưa được phát thẻ BHYT, hoặc đã được phát thẻ nhưng không có điều kiện sử dụng nó, do nhiều vướng mắc cả về tài chính và thủ tục hành chính. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cho các ngành, các cấp, trực tiếp là ngành Y tế , Lao động-Thương binh và Xã hội phải giải quyết kịp thời, nhằm bảo đảm công bằng xã hội cho người nghèo trong việc thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi chọn vấn đề “Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu.

BHYT là một vấn đề xã hội lớn, vì vậy đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023