TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ PHẨM CÓ CORTICOID
TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ - 2
- Rối Loạn Bong Sừng (Sự Sừng Hoá Bất Thường Ở Lỗ Chân Lông)
- Thiết Kế Nghiên Cứu: Phương Pháp Mô Tả Cắt Ngang Phân Tích
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN DƯƠNG NHỰT TÂN MSSV: 12D720401157
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ PHẨM CÓ CORTICOID
TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH
SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN DƯƠNG NHỰT TÂN MSSV: 12D720401157
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô và được sự giúp đỡ quý báu của thầy, cô, cán bộ phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, PGS.TS Huỳnh Văn Bá, cán bộ giảng viên tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm trường Đại học Tây Đô và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Dương Thị Bích với đóng góp của bạn bè và thầy cô, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ”.
Hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy,cô trong khoa Dược – Điều dưỡng đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp đại học. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Dương Thị Bích đã ra sức hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đem đến những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao khi tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp, và cô luôn ra sức tháo gỡ những khó khăn từ những bước đầu tiên đến lúc hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Một lần nữa xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong khoa Dược – Điều dưỡng, cán bộ giảng viên tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm trường Đại học Tây Đô đã hỗ trợ tôi kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ những bước đầu tiên khi tôi bắt đầu thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tiếp đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Huỳnh Văn Bá cùng với cán bộ nhân viên tại phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ đã hỗ trợ cho tôi thu thập mẫu và số liệu tại bệnh viện và phòng khám.
Xin chân thành cám ơn ban Hội đồng gồm: PGS.TS Trần Công Luận, PGS.TS Nguyễn Văn Bá, Ths Đỗ Văn Mãi đã góp ý và giúp tôi hoàn thiện bài báo cáo luận văn tốt nghiệp này, những góp ý nhận xét của ban Hội đồng sẽ là hành trang và kinh nghiệm quý báu cho tôi trên con đường lập nghiệp mai sau.
Lời cảm ơn cuối cùng xin được gửi đến gia đình và bạn bè đã truyền thêm năng lượng để giúp tôi thêm ý chí hoàn thành thật tốt đề tài tốt nghiệp đại học.
Tuy vậy, do thời gian có hạn và trong khả năng cho phép về những kiến thức chuyên môn của một sinh viên nên luận văn tốt nghiệp của tôi không thể không có những thiếu sót cũng như những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô để tôi có được sự nâng cao kiến thức và phục vụ tốt cho công việc sau này.
Cần Thơ, Ngày 14 tháng 6 năm 2017
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và Cán bộ hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Ngày 14 tháng 6 năm 2017
Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận văn
Dương Thị Bích Nguyễn Dương Nhựt Tân
TÓM TẮT
Bệnh trứng cá đang là vấn đề nổi bật trong lĩnh vực thẩm mỹ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát những ảnh hưởng của mỹ phẩm chứa corticoid qua những biểu hiện lâm sàng trên bệnh nhân trứng cá. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang phân tích. Kết quả thu được như sau: có 67 % bệnh nhân đang sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid. Nhóm tuổi từ 15-25 có tỷ lệ 69 %, nữ giới chiếm 59 %. Những tình trạng bị mụn trứng cá đỏ và mụn trứng cá thông thường 65 %, mụn mủ-sẩn viêm 17 %, đỏ da 4 %, viêm da 7 %, giãn mao mạch 7 %. Đa số các bệnh nhân được sự chỉ dẫn của bạn bè 37 % và người thân là 24 %, bệnh nhân sử dụng được dưới 6 tháng là 44 % và từ 6 tháng tới 1 năm là 38 %. Có 49 % nghỉ sử dụng tuyệt đối sau một thời gian dùng và có 36 % sử dụng lại vì sau khi nghỉ dùng thì mụn xuất hiện nên đã mua dùng lại mỹ phẩm cũ đã từng sử dụng. Khảo sát 100 đối tượng đa số chưa có biểu hiện nhiều về những tác dụng phụ của corticoid như đỏ da, viêm da và giãn mao mạch. Qua những kết quả thu được như trên, đề nghị nên mở rộng thêm qui mô để thể hiện rõ tình hình sử dụng mỹ phẩm của những bệnh nhân trứng cá. Tiếp đến là xây dựng quy trình định lượng thành phần corticoid có trong mỹ phẩm để đánh giá một cách chính xác hơn. Cuối cùng là hoàn thiện những tác dụng phụ của corticoid theo từng điểm thời gian sử dụng.
Từ khóa: ảnh hưởng của mỹ phẩm, bệnh nhân trứng cá, corticoid trong mỹ phẩm.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
CAM KẾT KẾT QUẢ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. TỔNG QUAN VỀ DA 3
2.2 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ 5
2.2.1 Phân loại mụn trứng cá 5
2.2.2 Cơ chế gây mụn trứng cá 5
2.3 TỔNG QUAN VỀ CORTICOID 8
2.3.1 Tác dụng sinh lí của corticoid 8
2.3.2 Dược lí học của cortico-steroid (corticoid) 10
2.3.3 Tác dụng phụ của corticoid 12
2.3.4 Những tác dụng phụ cần lưu ý 14
2.4 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỚP MỎNG 15
2.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 16
2.5.1 Thành phố Cần Thơ. 16
2.5.2 Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17
3.2 TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU 17
3.3 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ 17
3.4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 17
3.5 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 17
3.6 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 17
3.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.7.1 Thiết kế nghiên cứu 17
3.7.2 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá 18
3.7.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.7.4 Phương pháp thu thập số liệu 21
3.7.5 Phương pháp xử lý số liệu 21
3.7.6 Biện pháp khắc phục sai số 21
3.7.7 Sơ đồ nghiên cứu 22
3.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC 22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân 23
4.1.1.1 Giới tính của bệnh nhân 23
4.1.1.2 Nhóm tuổi của bệnh nhân 23
4.1.1.3 Đặc điểm da mặt 24
4.1.1.4 Tình trạng hiện tại 24
4.1.1.5 Thời gian sử dụng mỹ phẩm 27
4.1.1.6 Tình trạng da trước khi sử dụng mỹ phẩm 27
4.1.2 Tình hình sử dụng mỹ phẩm 28
4.1.2.1 Tên mỹ phẩm nghi ngờ có corticoid do bệnh nhân cung cấp 28
4.1.2.2 Mục đích sử dụng mỹ phẩm 32
4.1.2.3 Thói quen sử dụng mỹ phẩm 32
4.1.2.4 Cách thức tiếp nhận mỹ phẩm của bệnh nhân 33
4.1.3 Tổng kết quá trình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân 33
4.1.3.1 Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm 33
4.1.3.2 Lý do ngừng sử dụng mỹ phẩm 34
4.1.3.3 Tình hình bệnh nhân khi sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng 35
4.1.3.4 Tình hình bệnh nhân ngừng hẳn vì mụn và dị ứng từ lúc đầu sử dụng mỹ phẩm.
.......................................................................................................................................35 4.1.4 Tình hình điều trị của bệnh nhân ..........................................................................36
4.1.4 4.1.5 Mối tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh của bệnh nhân 37
4.2.THẢO LUẬN 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43
5.1 KẾT LUẬN 43
5.2 ĐỀ XUẤT 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 46