Đối Tượng Bảo Hiểm Trong Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Mang Tính Trừu


Chương

3


Bảo hiểm trách nhiệm dân sự



I Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 Trách nhiệm dân sự và cơ sở 1



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

I. Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Trách nhiệm dân sự và cơ sở pháp lý

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 6

Trách nhiệm dân sự phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự được hiểu là việc mà theo qui định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể phải làm hoặc không

được làm một công việc nào đó vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ hợp đồng dân sự, từ hành vi dân sự, từ việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật hoặc từ việc chiếm hữu, sử dụng hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Trong thực tế, trách nhiệm dân sự được biểu hiện dưới hai dạng: trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm dân sự theo hợp đồng (tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại).

ThÝ dô:

- Trách nhiệm bồi thường của chủ xe khách đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách phát sinh trong tai nạn giao thông đường bộ là trách nhiệm theo hợp đồng (giữa các chủ thể có quan hệ hợp đồng).

- Trách nhiệm bồi thường của người đi xe máy do sơ suất đâm phải người đi

đường là trách nhiệm ngoài hợp đồng (giữa các chủ thể không có quan hệ hợp

đồng).


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Đối với cả hai loại trên, trách nhiệm bồi thường đều phải được xác định trên các cơ sở pháp luật.

Ngoài những qui định liên quan đến việc xác định trách nhiệm dân sự trong luật pháp của mỗi nước, ở một số lĩnh vực do sự đòi hỏi phải áp dụng thống nhất một nguồn luật nên đã ra đời các văn bản luật mang tính quốc tế. Tuy còn sự khác nhau, song nhìn chung

đều thống nhất ở các yếu tố cấu thành nên trách nhiệm dân sự, đó là:


- Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại.

- Phải có lỗi của người gây thiệt hại.

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế. Nói chung, Luật Dân sự đều qui định rõ:

- Những trường hợp mà cá nhân, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường: bồi thường thiệt hại do cây cối, súc vật, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra được qui cho người chủ sở hữu.

- Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại.

- Về phương pháp tính toán thiệt hại cụ thể: tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.

- Trong một số trường hợp, Luật có thể cho phép giới hạn trách nhiệm bồi thường.

Trách nhiệm dân sự có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực: trách nhiệm về sản phẩm, sử dụng lao động, trách nhiệm của chủ phương tiện vận tải, trách nhiệm của chủ vật nuôi…

Thực tế việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường mang yếu tố bất ngờ và trách nhiệm bồi thường được qui thành tiền nhiều khi vượt quá khả năng tài chính của người gây thiệt hại và đó chính là cơ sở khách quan của sự xuất hiện nhu cầu về thể loại bảo hiểm này. Tương ứng với nhu cầu về bảo hiểm các loại trách nhiệm khác nhau đã hình thành nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Chúng có những nét đặc trưng đặc biệt so với bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm con người.

2. Đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Do tính chất rủi ro, đặc điểm phát sinh, nguồn luật chi phối của mỗi loại sản phẩm trách nhiệm không giống nhau, nên mỗi nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải có một qui tắc vận hành riêng, dẫn tới những đặc tính riêng.


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


2.1. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang tính trừu

tượng


Đối tượng bảo hiểm không nhìn thấy được, không thể cảm nhận được bằng giác quan của con người, vì chúng không tồn tại trong không gian.

Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ biểu hiện cụ thể và chỉ có thể tính toán

được khi có sự cố xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường của người được bảo hiểm.


Nhiều trường hợp vào thời điểm ký kết hợp đồng không xác định được thiệt hại tối

đa có thể.


Với đặc tính đó của đối tượng bảo hiểm, nên đã hình thành hai phương thức bảo

hiÓm:


a- Bảo hiểm có giới hạn


Do tính chất đặc thù của các loại rủi ro, nên người bảo hiểm thường tìm cách giới hạn trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm

được ấn định trước, số tiền này còn gọi là hạn mức trách nhiệm, vì trong mọi trường hợp, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tối đa là bằng số tiền này.

Thí dụ: Chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ 3 theo mức trách nhiệm:

- Về người: 30 triệu đồng/người/vụ


- Về tài sản: 80 triệu đồng/vụ

Như vậy, người bảo hiểm chỉ phải bồi thường (nếu có trách nhiệm của người được bảo hiểm phát sinh trong tai nạn) thiệt hại về người của người thứ 3 cho tới mức bằng 30 triệu đồng/người/vụ. Phần vượt quá (nếu có), người được bảo hiểm phải tự gánh chịu.

Phương thức này có ưu điểm:


+ Làm cho người bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm, vì họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa rơi vào từng hợp

đồng.


+ Là yếu tố làm giảm mức phí bảo hiểm phải đóng.


+ Người bảo hiểm có thể chia sẻ mức bồi thường của mình thành nhiều mức khác nhau cho phù hợp với sự phân đoạn thị trường.


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Tuy nhiên, trong phương thức này, người được bảo hiểm không được bảo vệ hoàn toàn rủi ro của mình và tất nhiên họ phải tự bảo hiểm phần trách nhiệm vượt quá số tiền bảo hiểm trong hợp đồng.

b- Bảo hiểm không giới hạn


Hợp đồng không xác định số tiền bảo hiểm: nếu như trách nhiệm dân sự trong sự cố bảo hiểm phát sinh bao nhiêu thì người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường bấy nhiêu.

Với phương thức này, người bảo hiểm không thể đánh giá được mức độ tối đa của tổn thất thuộc trách nhiệm của họ khi thiết lập hợp đồng. Do đó, có nguy cơ đẩy người bảo hiểm bị phá sản khi có nhiều tổn thất lớn liên tiếp.

Vì vậy, khi nhận bảo hiểm theo phương thức này, người bảo hiểm phải sử dụng triệt

để mọi biện pháp có thể để phân tán rủi ro.


Điển hình của phương thức bảo hiểm này là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển thông qua hoạt động của tổ chức bảo hiểm P and I (Protection and Indermnity Clubs): Hội bảo trợ và bồi thường.

2.2. Quan hệ giữa người bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thứ ba


- Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là người phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại và được người bảo hiểm bảo vệ bằng cách nhận trách nhiệm bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại: người bảo hiểm và người được bảo hiểm có mối quan hệ hợp đồng với nhau.

- Người thứ ba với tư cách là “nạn nhân” trong sự cố, người thứ ba có thể là một người, đại diện cho một quyền lợi, hoặc cũng có thể là nhiều người, đại diện cho nhiều quyền lợi.

Người thứ ba là người có tính mạng, sức khoẻ, hoặc tài sản trực tiếp bị thiệt hại trong

sù cè.


Người thứ ba hoàn toàn không có mối quan hệ về mặt hợp đồng với người bảo hiểm. Nhưng, họ lại đóng vai trò là nạn nhân, được quyền khiếu nại đòi người được bảo hiểm bồi thường cho mình. Vì vậy, cho dù không có quan hệ về mặt hợp đồng với người bảo hiểm nhưng người bảo hiểm có thể căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết với người được bảo hiểm

để bồi thường cho người thứ ba theo yêu cầu của người được bảo hiểm về thiệt hại thực tế của người thứ ba.


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Trường hợp người mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã qui

định.


3. Nguyên tắc bồi thường


Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm thiệt hại, tránh cho người được bảo hiểm thiệt hại vật chất khi phát sinh nghĩa vụ bồi thường cho người khác. Do đó, trong việc bồi thường bảo hiểm phải áp dụng nguyên tắc bồi thường.

Nội dung của nguyên tắc bồi thường là số tiền bồi thường của người bảo hiểm không vượt quá phần thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu trong việc bồi thường cho người thứ ba, bên thứ ba.

Người bảo hiểm chỉ bồi thường trên cơ sở người được bảo hiểm đã thừa nhận nghĩa vụ bồi thường hoặc đã thực hiện sự bồi thường cho người thứ ba theo đúng qui định pháp lý liên quan.

4. Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở Việt Nam


- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với hành khách và những người

được chở trên xe.


- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thuyền hoạt động trên sông hồ nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, tư trang của họ và đối với người thứ ba khác.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi.


- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.

- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là quá trình xây lắp công trình ...


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

1. Khái niệm


Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (phương tiện vận tải đường bộ) là trách nhiệm bồi thường tổn thất theo luật định do phương tiện của chủ xe cơ giới gây ra cho người thứ ba.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải có tác dụng khuyến khích các chủ phương tiện có các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa tai nạn, góp phần ổn định tài chính cho chủ phương tiện khi tai nạn xẩy ra (nghĩa là có vốn để bồi thường kịp thời mà không làm ảnh hưởng đến tài chính của chủ phương tiện). Đồng thời, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, có những thiệt hại do trường hợp sau, chủ phương tiện không có lỗi:


- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải đối với người thứ ba là một loại trách nhiệm ngoài hợp đồng. Tức là chỉ bao hàm nghĩa vụ bồi thường của chủ phương tiện với người thứ ba không có quan hệ hợp đồng liên quan đến vấn đề sử dụng phương tiện, với chủ xe. Do đó, không thể coi việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hoặc hình phạt phụ.

2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện


2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự


- Phải có thiệt hại, là yếu tố quan trọng để xác định rõ trách nhiệm bồi thường có phát sinh hay không. Thiệt hại về tài sản, chi phí phát sinh, thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến.

Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế, thực sự đã xảy ra và có thể tính toán được.

- Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật (thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, uy tín, tài sản của người khác). Loại trừ trường hợp thực hiện công vụ, phòng vệ chính đáng.


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Trường hợp phạm pháp về hình sự, người gây ra tai nạn không những phải bồi thường thiệt hại mà còn bị truy tố trước pháp luật.

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Thiệt hại xẩy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.

- Phải có lỗi của người gây thiệt hại. Đây là yếu tố quan trọng để xác định người gây thiệt hại có phải bồi thường hay không, phải bồi thường toàn bộ hay chỉ một phần của thiệt hại. Lỗi của người gây thiệt hại được đánh giá trên cơ sở mức độ sai phạm của chủ phương tiện.

2.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật: là người có quyền sở hữu phương tiện, gọi là chủ phương tiện. Người lái phương tiện gây ra tai nạn, thông thường chủ phương tiện là người phải chịu trách nhiệm bồi thường mặc dù không phải là người điều khiển phương tiện.

Tuy nhiên, nếu người lái phương tiện gây ra tai nạn khi sử dụng phương tiện vào việc riêng, chủ phương tiện phải bồi thường nhưng được quyền đòi hỏi trách nhiệm của người lái phương tiện.

Đối với trường hợp phương tiện cho người khác mượn, khi gây ra tai nạn, người mượn phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường.

2.3. Đối tượng bảo hiểm


Cơ quan bảo hiểm chỉ nhận trách nhiệm bảo hiểm trong giới hạn trách nhiệm của các chủ xe về sự hoạt động và điều khiển phương tiện của người lái phương tiện.

Như vậy, đối tượng bảo hiểm là nghĩa vụ hay trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện. Đối tượng này không xác định trước mà chỉ khi nào phương tiện lưu hành gây ra tai nạn, khi đó đối tượng mới được xác định cụ thể.

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về trách nhiệm hành chính, hình sự, trách nhiệm dân sự khác.

2.4. Phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm


- Cơ quan bảo hiểm nhận bảo hiểm các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn, làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện: trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện được bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm cũng phát sinh theo.


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường trên cơ sở chủ phương tiện đã thừa nhận nghĩa vụ bồi thường của họ.

Phạm vi bảo hiểm (xem phụ lục số 1).


- Các trường hợp loại trừ (xem phụ lục số 1).


Không thuộc phạm vi bảo hiểm những trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng của chủ phương tiện.

Không thuộc phạm vi bảo hiểm những hành động cố ý của chủ phương tiện. Ngoài ra, không bao gồm những trường hợp:

+ Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành.


+ Chiến tranh.


+ Thiệt hại gián tiếp như đình trệ sản xuất kinh doanh.


3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm


3.1. Số tiền bảo hiểm


Do đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự làm cho người bảo hiểm không thể xác định được mức độ bồi thường tối đa. Để chủ động trong kinh doanh, người bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình ở một số tiền nhất định trong mỗi hợp đồng.

Số tiền bảo hiểm thể hiện hạn mức trách nhiệm đã ghi trong hợp đồng hoặc trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ phương tiện được cấp. Thời hạn thường là 1 năm.

Hạn mức trách nhiệm trên đây chỉ có ý nghĩa áp dụng cho từng vụ tổn thất. Do đó trong năm bảo hiểm, phương tiện bảo hiểm có thể gây ra nhiều hơn một vụ tai nạn. Tiền bồi thường tính theo từng vụ (độc lập nhau) và số tiền bồi thường từng vụ tối đa bằng với hạn mức trách nhiệm.

3.2. Phí bảo hiểm


Do đặc trưng của loại bảo hiểm này nên phí bảo hiểm phụ thuộc vào một số yếu tố sau: mức độ rủi ro đối với từng đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm của người bảo hiểm trước rủi ro đó.

Ngoài ra, có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm, nên nó còn tăng, giảm phụ thuộc vào tình hình cung - cầu, cạnh tranh trên thị trường.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí