Yêu Cầu Hoàn Thiện Kế Toán Doah Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Jtec Hà Nội


nhuận. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất thiết bị, giảm chi phí, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên của Công ty. Công ty cũng đã ký hợp đồng với các chuyên gia nước ngoài về việc tổ chức các lớp học cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân lao động.

Về đầu tư: Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

Về tài chính: Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.

Về con người: Tổ chức các hoạt động vui chơi, động viên, thăm hỏi và có những chính sách tốt nhất chăm lo cho đời sống người lao động, bảo vệ môi trường và tham gia phát triển cộng đồng.

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán doah thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, kiểm soát các chi phí và ra các quyết định kinh tế. Hiện tại và trong tương lai công ty luôn phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Ban lãnh đạo công ty hiểu rõ con đường để tồn tại và phát triển lâu dài để công ty có thể tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh trên thị trường là hạ chi phí sản xuất. Muốn thực hiện tốt điều đó công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá chung về các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và đưa ra các giải pháp để có thể tăng doanh thu giảm chi phí làm tăng lợi nhuận. Do vậy, việc hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán và các quy định của Hiệp hội nghề kế toán, phải đúng theo quy định của chế độ kế toán mới áp dụng cho các


doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 01 – Chuẩn mực chung và tuân thủ các đạo luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nội dung hoàn thiện phải đảm bảo hài hòa với nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa.

- Nội dung hoàn thiện phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của công ty, phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, với trình độ chuyên môn và năng lực của bộ máy quản lý cũng như thích hợp với tình trạng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán tại công ty.

- Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải tiết kiệm, hiệu quả và mang tính khả thi cao. Việc hoàn thiện phải đem lại sự tiến bộ trong công tác kế toán, nâng cao hiệu quả của thông tin kế toán đồng thời giải quyết được vấn đề phát sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung hoàn thiện phải đảm bảo tính đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, phản ánh đúng nguyên lý kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Hoàn thiện phải đảm bảo nguyên tắc bám sát, không thể tách rời thực trạng công tác kế toán tại công ty.

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội

3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội

3.2.1.1 Hoàn thiện hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Khi hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty không sử dụng các tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu mà trừ thẳng vào doanh thu của hoạt động đó, điều này sai nguyên tắc kế toán, bởi vậy doanh nghiệp nên thêm tài khoản phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu trong công tác tổ chức hạch toán của đơn vị mình.

Áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính, các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh qua tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài


khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.

- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán:Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, kế toán ghi: Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Có các TK ,112,131,...


Khi nhận được hàng bán bị trả lại

- Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

+ Do doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, nên kế toán ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

+ Đối với sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,...

- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,...

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

3.2.1.2 Hoàn thiện hạch toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính.

Công ty không sử dụng tài khoản 413 để hạch toán đánh giá các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ, do vậy kế toán cần sửa đổi áp dụng TK 423 để đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Kết cấu TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Bên Nợ:

- Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn


với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

- Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính; Bên Có:

- Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.

- Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính;

Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ:

- Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động

a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 138, 331

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có các TK 1112, 1122, 131, 138, 331,

b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:


- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

3.2.1.3 Hoàn thiện công tác ghi nhận chi phí bán hàng

Hiện tại chi phí lương, bảo hiểm, chi phí khấu hao tài sản của bộ phận kinh doanh được hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý việc hạch toán này không phản ánh đúng bản chất của chi phí. Do vậy công ty nên điều chỉnh các khoản chi phí liên quan đến bộ phận bán hàng vào chi phí bán hàng. Mở thêm tài khoản cấp 2 liên quan đến chi phí tiền lương, bảo hiêm và chi phí khấu hao

Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên

Tài khoản 6412 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Khi tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Có các TK 334, 338,...

Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

3.2.1.4 Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ tại công ty

Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ khi luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban, bộ phận. Mỗi khi luân chuyển chứng từ thì các bên giao và nhận chứng từ đều phải ký vào sổ. Nếu xảy ra mất mát chứng từ cũng dễ quy trách nhiệm cho đúng người, đúng bộ phận để có biện pháp xử lý. Việc làm này giúp quản lý chặt


chẽ các chứng từ của công ty, hơn nữa cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên đối với việc quản lý chứng từ nói riêng và công việc nói chung.

Do Công ty áp dụng hình thức xác định kết quả kinh doanh theo tháng nên chi phí của tháng nào được phản ánh vào tháng đó, do vậy việc chậm giao nhận chứng từ sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tháng đo và tháng tiếp theo. Vì vậy, định kỳ hàng tháng công ty nên có đối chiếu và kiểm tra chứng từ với sổ sách. Nếu kết quả kiểm tra chứng từ có phát hiện sai sót thì cần xem xét nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân cần có biện pháp xử lý phù hợp và có tính răn đe tùy vào mức độ vi phạm và nguyên nhân: có thể cảnh cáo, nhắc nhở.

3.2.2 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị.

3.2.2.1 Lập dự toán doanh thu, chi phí, kết quả

Công ty phải xác định các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận. Việc xác định được các trung tâm này sẽ giúp công ty quản lý và điều hành một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định các trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận công ty đều phải phân chia thành các phòng, ban, bộ phận bán hàng, bộ phận giao hàng. Cụ thể trung tâm chi phí sẽ là bộ phận sản xuất; Trung tâm doanh thu là bộ phận bán hàng; Trung tâm lợi nhuận là toàn Công ty. Điều này phục vụ cho việc đo lường và kiểm soát kết quả từng bộ phận. Kế toán quản trị vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại các bộ phận của công ty thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận.

Sau khi đã xác định được các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận, kế toán quản trị phải xây dựng hệ thống dự toán chi phí, dự toán doanh thu, dự toán kết quả để đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí kết quả.

Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong công ty xây dựng dự toán bao gồm:


+ Dự toán doanh thu bán hàng. Dự toán doanh thu bán hàng được lập trên cơ sở doanh thu thực hiện quá khứ và ước tính mức độ tăng trưởng sản lượng hàng bán, sự biến động về giá cả.

+ Dự toán giá vốn hàng bán. Dự toán chi phí giá vốn được lập trên cơ sở chi phí giá vốn hàng bán thực hiện quá khứ và dự toán chi phí mua hàng.

+ Dự toán chi phí bán hàng

+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Dự toán kết quả kinh doanh được lập căn cứ vào các dự toán doanh thu và dự toán chi phí.

3.2.2.2 Hoàn thiện công tác phân loại chi phí

Sau khi xác định được trung tâm doanh thu, chi phí một cách cụ thể công ty phải phân biệt rõ ràng và nhận diện được cách phân loại chi phí. Trên mỗi góc độ nhà quản trị cần có thông tin khác nhau về chi phí kinh doanh.Việc đa dạng hóa phân loại chi phí kinh doanh tại Công ty Jtec Hà Nội là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của kế toán chi phí phục vụ nhà quản trị doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí: để đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều kiện chi phí cho phù hợp. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí kinh doanh được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp, chênh lệch giữa doanh thu và biến phí, định phí được gọi là số dư đảm phí.

BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ


STT

Khoản mục chi phí

TK

Biến phí

Định

phí

Chi phí

hỗn hợp

Ghi chú

I

Giá vốn hàng bán

632

X




II

Chi phí bán hàng

641





1

Chi phí nhân viên bán hàng

6411

X




2

Chi phí vật liệu bao bì

6412

X




3

Chi phí dụng cụ đồ dùng

6412

X




4

Chi phí khấu hao TSCĐ

6414


X



5

Chi phí dịch vụ mua ngoài

6417



x


6

Chi phí bằng tiền

6418



x


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội - 13

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí