Chương 4 - Bảo hiểm con người
phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
1.2.3 Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có hai dạng chủ yếu sau:
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp cổ điển: Là nghiệp vụ bảo hiểm có số tiền bảo hiểm hoặc những khoản trợ cấp được trả khi người được bảo hiểm chết trước thời kỳ đáo hạn của hợp đồng hoặc người được bảo hiểm còn sống đến thời kỳ đáo hạn của hợp
đồng.
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có thời hạn cố định: Là nghiệp vụ bảo hiểm mà người bảo hiểm cam kết trả một số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng vào thời kỳ đáo hạn của hợp đồng cho dù người được bảo hiểm còn sống hay đã chết.
Từ những dạng chính của bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng tối đa nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi hoặc kết hợp với các loại bảo hiểm con người khác nhằm tạo ra sự phong phú đa dạng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm: Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Là Một Văn Bản, Trong
- Đối Tượng Bảo Hiểm Trong Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Mang Tính Trừu
- Xác Định Thiệt Hại Thực Tế Của Bên Thứ Ba
- Quỹ Bhxh Là Quỹ Tài Chính Độc Lập, Tập Trung Được Hình Thành Từ Sự Đóng Góp Của Các Bên Tham Gia Bhxh, Được Sử Dụng Chủ Yếu Để Chi Trả Trợ Cấp
- Hệ Thống Tổ Chức Của Bhxh Việt Nam A- Hệ Thống Tổ Chức.
- Mức Trợ Cấp Thai Sản, Ngoài Mức Bằng 100% Mức Tiền Lương Nói Ở Trên, Khi Sinh Con Còn Được Trợ Cấp 1 Lần Bằng 1 Tháng Tiền Lương Đóng Bhxh.
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
1.3. Các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm nhân thọ
1.3.1. Tính đa mục đích của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Trong khi tất cả các loại bảo hiểm phi nhân thọ chỉ có một mục đích là: nhằm bồi thường cho những hậu quả của rủi ro thì các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể có rất nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích của người mua bảo hiểm chẳng hạn: Hợp đồng bảo hiểm tử vong, ngoài mục đích phòng tránh rủi ro nó còn có mục đích giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình họ một số tiền trong trường hợp được bảo hiểm bị tử vong. Hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí sẽ lập nên một khoản tiền hưu của người mua bảo hiểm.
1.3.2. Các đặc trưng về phí của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Phí của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được trả cho thời hạn tương đối dài vì vậy
để đảm bảo khả năng thanh toán phí cho người mua bảo hiểm, phí bảo hiểm có thể
được nộp một lần toàn bộ hoặc cũng có thể được nộp thành nhiều kỳ trong suốt thời hạn bảo hiểm.
Chương 4 - Bảo hiểm con người
Phí của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chịu sự tác động kết hợp của hai nhân tố "Tuổi thọ con người" và "Tài chính".
1.3.3. Mối quan hệ giữa người ký kết hợp đồng (người tham gia bảo hiểm) - người
được bảo hiểm và những người thụ hưởng là mối quan hệ phức tạp. Để tránh những nguy cơ rủi ro về đạo đức trong các hợp đồng bảo hiểm tử vong luật pháp quy định về người thụ hưởng rất chặt chẽ.
1.3.4. Bảo hiểm nhân thọ cho phép trong cùng một hợp đồng bảo hiểm, bảo hiểm cho hai sự kiện trái ngược nhau hoàn toàn, đó là: sự kiện "Sống" và sự kiện "Tử vong". Đây là trường hợp duy nhất trong hoạt động bảo hiểm cho phép cùng một hoạt động bảo hiểm, bảo hiểm cho hai sự cố trái ngược nhau hoàn toàn.
1.3.5. Những đặc trưng khác của bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm nhân thọ và sự duy trì sức mua của đồng tiền.
- Sự công bằng và trung thực giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.
- Sự ưu đãi về thuế đối với người thụ hưởng bảo hiểm.
- v.v...
Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có tính đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc tính phí rất khó khăn, phải gắn liền với từng loại hợp đồng để nghiên cứu, xem xét.
2. Bảo hiểm tai nạn thân thể và bảo hiểm sức khoẻ
2.1. Bảo hiểm tai nạn thân thể
a. Đặc trưng của bảo hiểm tai nạn thân thể
Bảo hiểm tai nạn thân thể là nghiệp vụ bảo hiểm con người, nhưng lại có đặc tính tương tự các bảo hiểm thiệt hại:
- Thanh toán phí bảo hiểm là bắt buộc. Đặc tính này không tồn tại trong các loại bảo hiểm nhân thọ dài hạn.
- Thời hạn của các hợp đồng phổ biến là 1 năm hoặc một vài tháng tuỳ theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm.
- Thông báo về tổn thất ngay cho người bảo hiểm. Thời hạn thông báo được tính từ ngày bị tổn hại.
Chương 4 - Bảo hiểm con người
b. Những bảo hiểm thân thể cơ bản
+ Bảo hiểm tử vong do tai nạn thân thể
Đây là loại bảo hiểm có mục đích trả một số tiền bảo hiểm ấn định cho một người thụ hưởng do người được bảo hiểm bị tử vong.
+ Bảo hiểm thương tật vĩnh viễn do tai nạn thân thể.
Tiền bảo hiểm được trả theo tỷ lệ thương tật. Tỷ lệ này đã được ấn định bằng một ba-rem. Mỗi một thương tật ứng với một thang tỷ lệ trả tiền bảo hiểm.
+ Bảo hiểm trợ cấp mất khả năng lao động do tai nạn thân thể.
Trong trường hợp mất khả năng lao động tạm thời, người bảo hiểm trả cho người
được bảo hiểm một khoản tiền bồi thường hàng ngày. Tổng số tiền bồi thường cho mỗi ngày ngừng lao động được ấn định trên hợp đồng.
Hợp đồng bảo hiểm này có thể áp dụng một sự khấu trừ tính bằng ngày: 5 ngày, 7 ngày... Thời gian bồi thường có thể được giới hạn bằng một số ngày nhất định: 60, 365 ngày, 2 hoặc 3 năm tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên.
+ Bảo hiểm các chi phí điều trị
Bảo hiểm này bồi hoàn cho người được bảo hiểm những chi phí điều trị sau một vụ tai nạn được bảo hiểm.
Các chi phí bồi hoàn là chi phí thực tế phát sinh, phát sinh bao nhiêu bồi thường bấy
nhiêu.
2.2. Bảo hiểm sức khoẻ
Trong thực tế, loại bảo hiểm này có thể có những tên gọi khác nhau: bảo hiểm bệnh tật, trợ cấp nằm viện, trợ cấp phẫu thuật, bảo hiểm ốm đau...
Bảo hiểm sức khoẻ là loại bảo hiểm con người dựa trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ với các chế độ xã hội. Cùng với các chế độ bảo trợ xã hội, bảo hiểm này đảm bảo tài chính trước các rủi ro ốm đau, bệnh tật nhằm bảo vệ con người.
a. Đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm cho những bệnh tật, ốm đau, thai sản... của người được bảo hiểm và những thành viên trong gia đình người được bảo hiểm.
Chương 4 - Bảo hiểm con người
b. Những bảo hiểm sức khoẻ chính
+ Bảo hiểm tử vong do bệnh tật.
Người thụ hưởng được nhận một số tiền bảo hiểm ấn định trong trường hợp người
được bảo hiểm bị tử vong do bệnh tật.
Bảo hiểm này, thực chất là một loại bảo hiểm nhân thọ tử vong ngắn hạn, được quản lý theo kỹ thuật phân chia.
+ Bảo hiểm trợ cấp các chi phí.
Là loại bảo hiểm phổ biến và quan trọng nhất trong các bảo hiểm bệnh tật.
Bảo hiểm này trả cho người được bảo hiểm các chi phí về y tế phát sinh do bệnh tật.
Bảo hiểm trợ cấp các chi phí có thể bảo hiểm toàn bộ các rủi ro hoặc được giới hạn ở một vài rủi ro lớn: phẫu thuật, chữa khối u, nằm viện để phẫu thuật... tuỳ vào sự thoả thuận giữa các bên khi ký kết hợp đồng.
+ Bảo hiểm mất khả năng lao động.
Là loại bảo hiểm trợ cấp bổ sung các khoản thu nhập bị mất giảm trong thời gian ngừng lao động do bị tai nạn bệnh tật gây ra cho người được bảo hiểm.
Bảo hiểm này rất phổ biến ở các nước phát triển như Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc...ở Việt Nam chưa có nghiệp vụ bảo hiểm này.
Hợp đồng bảo hiểm mất khả năng lao động bao gồm hai bảo hiểm:
- Bảo hiểm mất khả năng lao động vĩnh viễn.
- Bảo hiểm mất khả năng lao động tạm thời.
3. Bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe”
Trong thực tế, vì những lý do thuận lợi thương mại, mà một số công ty bảo hiểm đưa ra bản hợp đồng hỗn hợp. Nó không bảo hiểm duy nhất một rủi ro “tai nạn” hoặc “bệnh tật” mà bảo hiểm cả hai rủi ro cho người được bảo hiểm.
IV. Một số hoạt động bảo hiểm con người ở Việt Nam
Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm con người, như:
Chương 4 - Bảo hiểm con người
1. Bảo hiểm nhân thọ
2. Bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm bệnh tật
2.1. Bảo hiểm tai nạn hành khách
Tất cả hành khách đi trên các phương tiện vận tải công cộng được Nhà nước cho phép vận chuyển hành khách, đều được bảo hiểm về tính mạng và sức khoẻ.
Tính mạng và sức khoẻ hành khách được bảo hiểm trong trường hợp thiên tai (thời tiết xấu, bão, gió xoáy, sét đánh, lụt...), tai nạn bất ngờ (đâm va, cháy, nổ, phương tiện bị lật
đổ...), do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của người điều khiển... gây ra.
Những hành khách đã mua vé (hoặc được miễn, giảm vé từ khi bước lên phương tiện cho đến khi rời khỏi phương tiện bến cuối cùng ghi trên vé) mặc nhiên được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm đã tính vào giá vé. Phí bảo hiểm phụ thuộc vào số tiền chi trả cho tai nạn chết người, thương tật, vào loại phương tiện chở hành khách, vào cự ly quãng đường, tuyến đường chuyên chở...
Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở giá cước vận tải 1 hành khách/ 1 km hoặc trên giá cước vận chuyển (nói chung).
Phí bảo hiểm 1
f =
hành
khách
Số đầu
x xe hoạt x
động
Số lượng chỗ ngồi
Số lượt xe hoạt động
x
trong 1
ngày
Số ngày hoạt động
x
trong
tháng
2.2. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24.
2.3. Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe (đối với phương tiện chở người nhưng không vì mục đích kinh doanh).
2.4. Bảo hiểm tai nạn khách du lịch.
2.5. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe.
2.6. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
2.7. Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay.
2.8. Bảo hiểm tai nạn học sinh 24/24.
Chương 4 - Bảo hiểm con người
Tất cả học sinh từ mẫu giáo đến đại học trong thời gian học tập, sinh hoạt, đi thực tập... đều được bảo hiểm tính mạng, sức khoẻ.
2.9. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật.
2.10. Bảo hiểm kết hợp con người.
2.11 Bảo hiểm toàn diện học sinh (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn 24/24 lẫn bảo hiểm bệnh tật).
3. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
Bảo hiểm này thực hiện từ 1990. Phạm vi bảo hiểm rủi ro chết người do mọi nguyên
nhân.
Phí bảo hiểm tính theo lứa tuổi: tuổi càng thấp thì phí càng thấp.
Bảo hiểm con người là nghiệp vụ cần thiết, nhưng cũng rất khó khăn. Loại bảo hiểm này có phát triển hay không còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức, trình độ dân trí, vào mức thu nhập của dân cư.
Chương
5
Bảo hiểm xã hội
Nguồn tài chính quốc gia được phân phối thành các quỹ: quỹ ngân sách, quỹ dự trữ và quỹ bảo trợ xã hội.
Quỹ bảo trợ xã hội còn có tên gọi là "an toàn xã hội", "bảo đảm xã hội" hoặc "an ninh xã hội".
Bảo trợ xã hội xuất hiện từ rất sớm, ở Mỹ từ năm 1935. Cho đến nay nước nào cũng có bảo trợ xã hội, nhưng khác nhau về trình độ và quy mô.
Theo công ước 102 (1952) của ILO, các cơ chế bảo vệ chủ yếu trong hệ thống bảo trợ xã hội của ILO - Tổ chức lao động quốc tế, bao gồm 9 chế độ. Trong đó bảo hiểm xã hội
được coi là trụ cột quan trọng nhất, tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp thu nhập bình thường bị gián đoạn, tạo ra nguồn bù đắp các chi phí về chăm sóc y tế cho những người được bảo vệ và gia đình họ.
I- Khái niệm, Đối tượng của bảo hiểm xã hội 1- Khái niệm
Theo Từ điển bách khoa Việt nam: "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội."
Chương 5 - Bảo hiểm xã hội
Là xương sống trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), BHXH dựa trên nguyên tắc cùng nhau chia sẻ rủi ro. Người tham gia BHXH phải có nghĩa vụ đóng góp vào một quỹ chung gọi là quỹ BHXH. Quỹ này được sử dụng với mục đích thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia BHXH khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động, hoặc mất việc làm.
Bảo hiểm xã hội là nhu cầu khách quan của người lao động, đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948, như sau:
" Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế - xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người".
Bảo hiểm xã hội (Social Insurance) ở Việt Nam thực chất là chế độ xã hội của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong.
Mặc dù đều vận dụng nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít để chuyển giao rủi ro giữa những người được bảo hiểm và các nguồn tài chính đóng góp được tập trung quản lý, Bảo hiểm kinh doanh và BHXH là 2 hệ thống hoàn toàn độc lập ở Việt Nam hiện nay.
Giữa các nước tuy chưa thống nhất với nhau trên quan điểm về bảo hiểm xã hội, nhưng họ vẫn xây dựng riêng cho mình một hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH).
2. Đặc điểm của BHXH
- BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc "số đông bù số ít" và nguyên tắc "tiết kiệm chi tiêu".
Theo nguyên tắc "số đông bù số ít", rủi ro của một hoặc một số người sẽ được chia sẻ cho nhiều người tham gia BHXH cùng gánh chịu. Theo cách đó, những rủi ro trong cuộc sống như: đau ốm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, chết sớm…là gánh nặng của bản thân và gia đình của số ít những người không may sẽ trở nên nhẹ bớt khi được san sẻ cho nhiều người. Nói cách khác, đó chính là sự thể hiện tính tương hỗ của cộng đồng – những thành viên trong xã hội thông qua việc bù trừ rủi ro qua quỹ BHXH.
Theo nguyên tắc "tiết kiệm chi tiêu", người tham gia BHXH phải "để dành" một khoản thu nhập bằng việc đều đặn đóng góp khoản "để dành" đó vào quỹ BHXH lúc có thu nhập để được hưởng trợ cấp lúc tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động.