Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Tnhh Jtec Hà Nội


Để xác định thay đổi của Tổng lãi trên biến phí có thể chia thành 2 trường hợp

Trường hợp 1: các dữ liệu của phương án chỉ ảnh hưởng đến một trong hai yếu tố của Tổng lãi trên biến phí, theo phương trình (1) là sản lượng hoặc lãi trên biến phí đơn vị, theo phương trình (2) là doanh thu hoặc tỷ suất lãi trên biến phí. Trong trường hợp này để xác định phần thay đổi ( tăng, giảm ) của Tổng lãi trên biến phí có thể xác định trực tiếp bằng việc lấy phần tăng, giảm của yếu tố thay đổi nhân với yếu tố không thay đổi.

Trường hợp 2: Các dữ liệu của phương án ảnh hưởng đến cả 2 yếu tố của Tổng lãi trên biến phí. Trong trường hợp này để xác định phần tăng, giảm của Tổng lãi trên biến phí trước hết cần xác định toàn bộ tổng lãi trên biến phí theo phương án mới, sau đó so sánh tổng lãi trên biến phí mới với tổng lãi trên biến phí cũ sẽ cho kết quả chênh lệch về tổng lãi trên biến phí của phương án mới

Sau khi xác định được phần tăng, giảm của Tổng lãi trên biến phí và phần tăng giảm của Định phí sẽ xác định được kết quả lợi nhuận tăng, giảm của phương án đang xem xét.

Bước 3: Lựa chọn phương án và đề xuất ý kiến tư vấn

Để ra quyết định những nhà quản trị thường phải xem xét một số phương án lựa chọn. Với mỗi phương án cần xác định kết quả của phương án theo trình tự của 2 bước trên đây. Sau khi đã xác định được kết quả của các phương án cần có sự lựa chọn để tìm ra phương án tối ưu.

Về mặt định lượng, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phương án nào có kết quả làm lợi nhuận tăng lên nhiều hơn thì phương án được xem là tốt hơn. Nhưng để có ý kiến tư vấn có chất lượng tốt, bên cạnh những vấn đề có tính định lượng, những nhà kế toán quản trị cũng phải xem xét các yếu tố có tính định tính liên quan đến các phương án. Những yếu tố cần xem xét đó là thị phần, uy tín, giá trị công ty, sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp…Việc lựa chọn phương án phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, những biện pháp ấy phải góp phần giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong nền kinh tế cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt hệ thống kế toán để có thể xác định đúng doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, từ đó tư vấn cho nhà quản trị doanh nghiệp những quyết định kinh doanh hợp lý. Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp bao gồm: một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến kế toán doanh thu- chi phí – kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Tất cả các nội dung lý luận về kế toán tài chính doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh đã được trình bày trong chương 1 nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và là tiền đề cho nghiên cứu thực trạng kế toán tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH JTEC HÀ NỘI


2.1 Tổng quan về công ty TNHH Jtec Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Jtec Hà Nội

2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Jtec Hà Nội Tên tiếng Anh : Jtec Hanoi Co., Ltd

Trụ sở chính : Khu công nghiệp Thăng Long, Xã Võng La, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Mã số thuế : 0102331194

Vốn điều lệ : 168.250.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi tám tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng.)

Website : https://toa.com.jp/

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất bộ truyền dẫn điện

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Jtec Hà Nội được thành lập ngày 18/07/2007 tại Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký số 012033000402 được cấp bởi Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Năm 2008

Khánh thành nhà máy tại Khu công nghiệp Thăng Long với diện

tích 3.185m2

Năm 2012

Điều chỉnh giấy phép đầu tư mở rộng nhà máy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Jtec Hà Nội - 8

Sau 12 năm thành lập, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt tại hầu hết các châu lục trên thế giới; hơn 90% sản phẩm là xuất khẩu, thị trưởng chủ yếu là Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và Đức. Năm 2013 hệ thống sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quản lý ISO SO 9001: 2008; ISO 14001; 5S… và toàn bộ sản phẩm của Công ty đều đạt được những tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản là JIS C 3307; JIS C 3102

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu là bộ truyền dẫn điện dùng cho máy công nghiệp. Sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều mã hàng với kích thước và kiểu dáng khác nhau. Hệ thống sản xuất bên trong nhà máy được chia thành 5 công


đoạn chính: Cắt – Dập – Cắm – Lắp ráp – Kiểm tra, trong mỗi công đoạn sẽ bao gồm những công đoạn nhỏ hơn.

Dây điện gồm 15.000 loại với nhiều màu sắc khác nhau, được phân biệt thành các nhóm theo số lượng lõi đồng bên trong, ngoài ra còn được phân biệt theo nhóm màu sắc và kích cỡ. Toàn bộ nguyên vật liệu chính này được Công ty nhập khẩu từ Nhật Bản, Singapore và một phần nhỏ mua tại Việt Nam.

Tanshi là cũng là một loại nguyên vât liệu chính được dùng trong công đoạn Dập, đây chính là đầu nối giữa nguồn điện với dây điện, vì vậy nó cũng là một loại nguyên liệu rất quan trọng trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra các nguyên liệu trên thì các ống nhựa cũng là một thành phẩn quan trọng để hình thành lên sản phẩm. Ống nhựa dùng để bọc bộ dây truyền dẫn, được dùng ở công đoạn cuối cùng của bộ phân Lắp ráp sau khi sản phẩm được hoàn thiện theo thiết kế.

Quy trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


N/G

N/G xử lý ngay

Yêu cầu sản xuất

Yêu cầu mua bổ sung

Lập kế hoạch sản xuất

Lên kế hoạch sản xuất

Yêu cầu xuất kho NVL

Sản xuất

Kho bán thành Phẩm

Lưu hồ sơ

Duyệt yêu cầu sản xuất

Tiếp nhận đơn hàng

Cân đối NVL

Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói

Kho thành phẩm

Lập báo cáo sản xuất


Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của Công ty

( Nguồn: Công ty TNHH Jtec Hà Nội)


Bước 1: Nhân viên kế hoạch sản xuất tiếp nhận đơn hàng từ phòng kinh doanh.

Bước 2: Giám đốc sản xuất duyệt yêu cầu sản xuất, nếu yêu cầu sản xuất không đáp ứng được thì chuyển lại phòng kinh doanh.

Bước 3: Nhân viên phòng sản xuất căn cứ vào kế hoạch mua NVL và báo cáo nhập xuất tồn kho NVL để cân đối NVL, nếu không đủ NVL báo phòng mua hàng mua bổ sung.

Bước 4: Nhân viên kế hoạch sản xuất tổng hợp các đơn hàng, phân loại và bố trí máy sản xuất từng đơn hàng.

Bước 5: Giám đốc sản xuất tiến hành duyệt kế hoạch sản xuất, nếu kế hoạch không được duyệt thì thay đổi lại cho phù hợp.

Bước 6: Nhân viên kế hoạch sản xuất căn cứ vào yêu cầu sản xuất, căn cứ vào công thức, định mức NVL lập chỉ thị xuất kho NVL và Lập bảng kiểm soát công đoạn cho từng vị trí.

Bước 7: Xuất kho NVL. Bộ phận kho tiến hành xuất kho NVL được yêu cầu, số lượng xuất kho theo nguyên tắc nhập trước xuất trước.

Bước 8: Sản xuất gồm các công đoạn: Cắt – Dập – Cắm- Lắp Ráp- Kiểm tra.

Bước 9: Nhân viên kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm tra theo các phương pháp kiểm tra ngoại quan và sử dụng thiết bị kiểm tra để đánh giá sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn của khách hàng. Sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đóng thùng xuất cho khách hàng. Do đặc điểm của sản phẩm có tính yêu cầu chất lượng cao nên trong quy trình sản xuất sản phẩm đểu có bộ phận kiểm tra sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao.


Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019


STT


CHỈ TIÊU


Năm 2019


Năm 2018


Năm 2017

So sánh tăng giảm

2019/2018

So sánh tăng giảm

2018/2017


1

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ


37,990,205.04


34,857,977.52


27,261,159.04


9%


28%

2

Các khoản giảm

trừ doanh thu


-

-


-




3

Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ


37,990,205.04


34,857,977.52


27,261,159.04


9%


28%

4

Giá vốn hàng bán

32,284,820.72

30,661,515.51

24,512,699.35

5%

25%


5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ


5,705,384.32


4,196,462.01


2,748,459.69


36%


53%

6

Doanh thu hoạt

động tài chính

535,718.02

1,097,773.45

528,737.88

-51%

108%

7

Chi phí tài chính

1,201,804.15

886,940.99

402,054.25

35%

121%


Trong đó: - Chi

phí lãi vay


-


-


-



8

Chi phí bán hàng

411,988.12

471,662.80

308,690.64

-13%

53%

9

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

751,004.44

779,641.86

690,662.41

-4%

13%


10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh


3,876,305.63


3,155,989.81


1,875,790.27


23%


68%

11

Thu nhập khác

10,382.66

12,659.53

6,714.97

-18%

89%

12

Chi phí khác

96.3

9,967.50

418.92

-99%

2279%

13

Lợi nhuận khác

10,286.36

2,692.03

6,296.05

282%

-57%

14

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế

3,886,591.99

3,158,681.84

1,882,086.32

23%

68%

15

Chi phí thuế

TNDN hiện hành

306,835.71

207,474.48

165,857.44

48%

25%

16

Lợi nhuận sau

thuế TNDN

3,579,756.28

2,951,207.36

1,716,228.88

21%

72%

(Nguồn: BCTC công ty TNHH Jtec Hà Nội 2017-2019)


Nhận xét: Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây có thể thấy doanh thu của Jtec ngày càng tăng, năm 2018 tăng 28% so với năm 2017, nhưng đến năm 2019 doanh thu tăng 9% so với năm 2018. Các chỉ số về chi phí tài chính và doanh thu hoạt động tài chính bị ảnh hưởng bởi yếu tố biến động của tỷ giá do Jtec là công ty 100% mặt hàng là xuất khẩu, doanh thu chủ yếu bằng JPY trong đó lại hạch toán bằng USD. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm như vậy việc quản lý chi phí nộ bộ có thể là rất tốt. Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trên doanh thu đang có chiều hướng giảm như năm 2017 là 90% thì đến năm 2019 còn 85%. Như vậy Công ty đang có những cải tiến việc quản lý chi phí phát sinh. Việc giá vốn tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ do vậy để đảm bảo tốt được lợi nhuận thì phải làm tốt công tác quản lý chi phí trong kỳ.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 : Mô hình quản lý công ty


Tổng giám đốc


Phòng hành chính nhân sự

Phòng kế toán

Phòng xuất nhập

Phòng kinh doanh

Giảm đốc sản xuất

Phòng kỹ thuật

sản xuất

Phòng

mua hàng

Phòng quản

lý sản xuất

( Nguồn: Công ty TNHH Jtec Hà Nội)

Tổng giám đốc: TGĐ do công ty mẹ tại Nhật Bảm bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về điều hành và quản lý mọi hoạt động SXKD của công ty.

Giám đốc sản xuất: Là người được công ty mẹ cử sang và chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp.

Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho TGĐ trong


việc quản lý tổ chức, quản lý nhân sự, tuyển dụng và sử dụng lao động trong Công ty, quản lý các công việc hành chính hàng ngày của Công ty.

Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty.

Phòng KTSX: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban TGĐ về vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước và sau khi sản xuất, xuất xưởng nhằm đảm bảo cho sản phẩm của Công ty luôn ở mức tiêu chuẩn.

Phòng mua hàng: là bộ phận tham mưu cho Ban TGĐ trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động SXKD.

Phòng sản xuất: là các đơn vị sản xuất hàng hóa theo định hướng phát triển và các kế hoạch cụ thể của công ty.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán trong DN được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Các bộ phận khác không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân sự làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách phục vụ cho nhu cầu quản lý SXKD của bộ phận đó. Sau đó, chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý, tiến hành công tác kế toán.

Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


Kế toán trưởng


Kế toán

tổng

hợp

Kế toán

thanh toán

Kế toán thuế

Kế toán tiền lương

Kế toán NVL

Kế toán hàng hóa

Kế toán công nợ

Thủ quỹ

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

(Nguồn: Công ty TNHH Jtec Hà Nội)

* Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

Kế toán trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về công tác tài chính kế toán Công ty. Chỉ đạo, kiểm tra, lập báo cáo quyết toán tài chính theo chế độ đã quy định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022