Quỹ Bhxh Là Quỹ Tài Chính Độc Lập, Tập Trung Được Hình Thành Từ Sự Đóng Góp Của Các Bên Tham Gia Bhxh, Được Sử Dụng Chủ Yếu Để Chi Trả Trợ Cấp


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


- BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên trong xã hội theo chiều dọc và chiều ngang.

Phân phối theo chiều ngang chỉ xảy ra trong nội bộ những người được hưởng quyền trợ cấp. Đó là sự phân phối giữa những người khoẻ mạnh và những người ốm đau hoặc những người không may gặp tai nạn nghề nghiệp; giữa những người đang làm việc và những người đã nghỉ việc; giữa những người chưa có con và những người có gánh nặng gia đình.

Nguyên tắc phân phối lại thu nhập theo chiều dọc là sự chuyển giao tài sản, sức mua của những người có thu nhập cao cho những người có thu nhập thấp thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH.

- Mục tiêu cơ bản của BHXH là thực thi chính sách xã hội, đảm bảo an toàn và hiệu quả xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh.

+ Thay thế hoặc bù đắp những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu cho người lao động và gia đình họ.

+ Chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật của bản thân người lao động

+ Bảo đảm điều kiện sống tối thiểu để người lao động không lâm vào cảnh túng quẫn, góp phần bảo đảm hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- BHXH là một bộ phận của hệ thống bảo đảm xã hội (BĐXH) được thực hiện theo nguyên tắc có đóng góp. Người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH thì cần phải tham gia đóng góp vào quỹ BHXH theo quy định của luật pháp

- BHXH thực hiện phân phối trên cơ sở mức đóng góp vào quỹ BHXH. Tỷ lệ

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 9

đóng góp và mức hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với tiền lương (thu nhập) của người được bảo hiểm. ở hầu hết các nước trên thế giới, khoản đóng góp BHXH của người lao động được tính theo tỷ lệ % với tiền lương của họ.

3. Vai trò của BHXH

Vai trò của BHXH thể hiện trên hai phương diện sau:

- Đối với người lao động

Là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, BHXH góp phần trợ giúp cho người lao động khi gặp phải rủi ro, khắc phục những khó khăn thông qua các khoản trợ cấp BHXH.

- Đối với xã hội

Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, hoạt

động BHXH đem lại sự an toàn và hiệu quả cho xã hội, đặc biệt trong việc phục hồi


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc gia.

Mặt khác, với vị trí là một quỹ tiền tệ tập trung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH tác

động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩm quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân nói chung.

Ngoài ra, vai trò đối với xã hội của BHXH còn được thể hiện việc BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm.

4. Đối tượng bảo hiểm xã hội

BHXH xuất hiện đã từ lâu: ở nước Phổ (Cộng hoà liên bang Đức ngày nay) từ 1883, ở Pháp từ 1848. Luật về tai nạn lao động là văn bản đầu tiên về BHXH bắt buộc đối với người lao động làm công ăn lương. Còn ở một số nước Châu  u và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có các đạo luật về BHXH.

Tuy BHXH xuất hiện từ lâu, nhưng đối tượng BHXH là ai vẫn chưa thống nhất! Có hai khuynh hướng:

a- Đối tượng BHXH là tất cả người lao động

b- Đối tượng BHXH chỉ là viên chức Nhà nước, người làm công ăn lương.

Trong buổi sơ khai của BHXH hầu hết các nước đều theo khuynh hướng thứ hai (b). Việt Nam cũng không vượt ra khỏi quan điểm đó, mặc dù biết rằng như vậy là không bình

đẳng giữa tất cả những người lao động. Trong tương lai, đối tượng được hưởng BHXH phải là toàn thể những người lao động làm việc ở các lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế.

Tùy theo từng nước và tùy từng chế độ BHXH mà có quy định về đối tượng khác nhau. Đối tượng BHXH được chia thành 2 nhóm: Đối tượng BHXH bắt buộc và đối tượng BHXH tự nguyện.

* Đối tượng BHXH bắt buộc là những người lao động theo luật, sẽ phải đóng góp và được hưởng trợ cấp BHXH. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thường là những người lao động làm công ăn lương. ở mỗi quốc gia tùy vào điều kiện đặc thù mà có quy

định cụ thể về loại đối tượng này, có thể xảy ra 2 trường hợp:

+ Đối tượng BHXH bắt buộc bảo gồm tất cả những người lao động,

+ Hoặc, chỉ bao gồm những nhóm người làm việc trong một số nghề nghiệp nhất

định

* Đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tất cả các đối tượng ngoài các đối

tượng bắt buộc.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


5- Chức năng của bảo hiểm xã hội

BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi bản thân người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người lao động tham gia BHXH.

- Gắn lợi ích giữa người sử dụng lao động, người lao động với Nhà nước.

- Đảm bảo an toàn xã hội, gắn người lao động với xã hội. 6- Tính chất của bảo hiểm xã hội

BHXH gắn liền với đời sống của người lao động. Vì vậy, BHXH có những tính chất cơ bản như sau:

 BHXH là tất yếu khách quan

 BHXH phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian

 BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội, lại vừa có tính "dịch vụ" BHXH hoạt động theo nguyên tắc:

 Tất cả mọi người lao động đều có quyền được hưởng BHXH. BHXH phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và xã hội tiến bộ.

 Nhà nước, người sử dụng lao động phải BHXH cho người lao động, đồng thời người lao động cũng phải tự BHXH cho mình: phối kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.

 Mức hưởng BHXH phải thấp hơn mức lương (hoặc tiền công) khi đang làm việc, nhưng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người được hưởng BHXH.

 BHXH thực hiện trên cơ sở lấy số đông bù số ít và thực hiện trên một khối lượng người lao động luôn thay đổi.

 Những rủi ro mà BHXH đảm bảo chỉ là những rủi ro về con người. Tức là chúng tác

động đến cuộc sống, sức khoẻ, tính mạng người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tuổi già, tử vong, thất nghiệp, v.v… Những "rủi ro xã hội" này nảy sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng dẫn

đến hậu quả làm suy giảm (tạm thời hay vĩnh viễn) khả năng lao động của người lao động hoặc khả năng lao động của họ không được sử dụng (thất nghiệp) và cuối cùng là thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp của người lao động bị suy giảm hoặc mất hẳn. Các rủi ro BHXH nêu trên có thể phát sinh trong quá trình lao


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


động hoặc trong đời sống của người lao động. Tuy nhiên, không phải bất cứ "rủi ro xã hội" nào cũng được bảo hiểm mà phạm vi bảo đảm BHXH phụ thuộc vào

điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng tài chính của quỹ BHXH ở mỗi quốc gia. Với tính chất của BHXH như trên, cho thấy:

a- Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất trong chính sách xã hội. Mục đích của chính sách BHXH là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình của họ khi xảy ra rủi ro. Vì vậy: Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính sách BHXH.

b- Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao động. Nghĩa là họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động theo luật pháp quy

định.

c- Công nhân, viên chức và người lao động khác bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, không phân biệt tôn giáo, già, trẻ, nam, nữ, dân tộc, nghề nghiệp....

Điều đó có nghĩa là, mọi người lao động đều được hưởng BHXH như Tuyên ngôn nhân quyền đã nêu. Đồng thời, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và hưởng quyền lợi trợ cấp.

d- Mức hưởng BHXH phụ thuộc vào tình trạng mất khả năng lao động, thời gian cống hiến (thời gian tham gia bảo hiểm) và mức đóng phí BHXH.

7. Các điều kiện hưởng BHXH:

Để ràng buộc giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH và để hạn chế sự lạm dụng về BHXH, trong các chế độ BHXH đều quy định các điều kiện hưởng BHXH chặt chẽ. Việc quy định điều kiện hưởng BHXH ở từng quốc gia cũng khác nhau, xuất phát từ những cơ sở thiết lập khác nhau. Cơ sở của việc quy định điều kiện hưởng BHXH bao gồm: cơ sở sinh học của người lao động, điều kiện lao động và môi trường lao động, điều kiện kinh tế - xã hội và quan hệ tài chính BHXH.

* Cơ sở sinh học (nhân khẩu học)

Cơ sở sinh học là một trong những căn cứ quan trọng để xác lập điều kiện hưởng của một chế độ BHXH. Ví dụ để xác định điều kiện tuổi đời của chế độ hưu trí thì cơ sở sinh học ở đây là khái niệm "già" của dân cư và của người lao động. Tuổi già để hưởng hưu trí của các nước, các vùng là khác nhau vì vậy tuổi già sinh học có khác nhau. Có nước, 50-60 tuổi đã là tuổi nghỉ hưu, nhưng lại có nước thì tuổi già nghỉ hưu phải trên 60 tuổi… Ngoài ra, cơ sở sinh học còn liên quan tới điều kiện về giới tính của người lao

động, thông thường lao động nữ có tuổi nghỉ hưu sớm hơn nam giới.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


* Điều kiện lao động và môi trường lao động

Điều kiện lao động và môi trường lao động là một căn cứ rất quan trọng để xác lập điều kiện hưởng BHXH. Điều kiện lao động và môi trường lao động khác nhau sẽ có

ảnh hưởng khác nhau tới khả năng lao động của người lao động. Cùng một độ tuổi sinh học như nhau, nhưng mức độ nặng nhọc khác nhau, tính chất của công việc khác nhau thì mức độ "già lao động" khác nhau. Đây là yếu tố có liên quan tới "tuổi thọ lao động" của người lao động.

* Cơ sở kinh tế - xã hội

Ngoài các yếu tố sinh học và điều kiện lao động, khi xác định điều kiện hưởng BHXH, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Các

điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: Khả năng hoặc tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước; Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội; Các chính sách dân số của quốc gia; Chính sách lao động việc làm; Trình độ dân trí và nhận thức xã hội... Ví dụ, để tăng cường lực lượng lao động trẻ cho nền kinh tế quốc dân, có thể thay đổi các chế độ lao

động bằng cách giảm tuổi nghỉ hưu hoặc tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể có thể tăng hoặc giảm mức đóng BHXH; tăng hoặc giảm mức trợ cấp BHXH...

* Điều kiện tài chính BHXH

Tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH là phải cân bằng thu - chi. Vì vậy, khi tính toán giữa các mức đóng góp và mức hưởng; thời gian đóng góp và thời gian hưởng, luôn phải thể hiện nguyên tắc cân bằng. Từ đó, phải quy định thời hạn đóng BHXH (nhất là đối với các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn) tối thiểu để quỹ BHXH có thể trang trải được. Tuy nhiên để tính toán được điều này lại phải dựa trên một loạt thông số khác nhau và các phương hướng khác nhau của kỹ thuật tài chính BHXH.

* Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH:

Mức hưởng trợ cấp BHXH được quy định cho từng loại BHXH. Việc quy định mức hưởng trợ cấp BHXH dựa trên cơ sở các nguyên tắc căn bản sau:

+ Mức trợ cấp BHXH chỉ được xem là khoản bảo đảm mức sống tối thiểu cho người hưởng trợ cấp.

+ Mức hưởng trợ cấp BHXH thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH lúc làm việc. Nguyên tắc này nhằm khuyến khích người lao động làm việc và không ỷ lại vào chế độ trợ cấp.


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


+ Mức hưởng trợ cấp BHXH có quan hệ tỷ lệ với mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Với cùng điều kiện so sánh, mức hưởng trợ cấp BHXH của người đóng BHXH nhiều hơn sẽ lớn hơn.

Về thời gian hưởng trợ cấp BHXH ở các chế độ cũng không giống nhau. Nhìn chung, trừ những chế độ trợ cấp BHXH có tính dài hạn, thời gian hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn thường căn cứ vào khoảng thời gian để người lao động có thể phục hồi được khả năng lao động hoặc tìm được việc làm.

8. Tài chính BHXH

8.1- Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp cho những trường hợp

được BHXH theo quy định. Nguồn thu quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ:

 Người sử dụng lao động

 Người lao động

 Các nguồn khác: tài trợ của Ngân sách Nhà nước, các Hội từ thiện, cá nhân ủng hộ... Phần lớn các nước trên thế giới đều lập Quỹ BHXH từ ba nguồn trên. Tuy nhiên,

mỗi nước có quy định tỷ lệ huy động (đóng góp) khác nhau. Thí dụ:

- ở CHLB Đức, Chính phủ bù phần thiếu hụt, còn người sử dụng lao động phải đóng góp vào Quỹ BHXH khoảng từ 16,3% đến 22,6% so quỹ lương của tổ chức hay doanh nghiệp. Còn mỗi người lao động đóng góp từ 14,8% đến 18,8% tiền lương cá nhân.

- ở Malaysia, Chính phủ chi trả toàn bộ trợ cấp ốm đau, thai sản; còn người sử dụng lao động đóng góp 12,7% so quỹ lương, người lao động góp 9,5% tiền lương của mình.

Còn ở Việt Nam, từ năm 1962 - 1987, quỹ BHXH chỉ được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4,7% so quỹ lương của xí nghiệp, còn lại do ngân sách đài thọ. Thực chất không tồn tại Quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1988, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp theo tỷ lệ 15% so quỹ lương của đơn vị. Cơ chế này không thể hiện

được trách nhiệm của người lao động trong việc tự bảo hiểm mình, đồng thời là gánh nặng cho Ngân sách.

Vì vậy, theo quy định tại Điều 88 - Chương VI – Luật Bảo hiểm xã hội thì Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ các nguồn sau đây:

 Người sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương

 Người lao động đóng bằng 5% tiền lương


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


 Tiền sinh lời của các hoạt động đầu tư từ quỹ.

 Hỗ trợ của nhà nước thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.

 Các khoản thu hợp pháp khác.

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán

độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo toàn giá trị và tăng trưởng Quỹ theo quy định của Chính phủ.

8.2- Phí bảo hiểm, là mức đóng góp của mỗi người vào Quỹ BHXH

Theo quá trình lao động, phí bảo hiểm xã hội chia làm hai loại: phí BHXH dài hạn và phí BHXH ngắn hạn.

 Phí BHXH dài hạn tạo thành nguồn quỹ để chi trả cho trợ cấp BHXH dài hạn, như: hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất.

 Phí BHXH ngắn hạn tạo thành nguồn quỹ để chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn, như: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động nhẹ.

Phí BHXH được xác định bao gồm các yếu tố: phí thuần (hay phí trợ cấp BHXH), phí dự phòng và phí quản lý.

8.3- Nội dung chi quỹ BHXH


Trên cơ sở quỹ BHXH được hình thành, nội dung chi quỹ BHXH bao gồm:


+ Chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH


+ Chi phí cho bộ máy quản lý,


+ Chi đầu tư tăng trưởng quỹ và chi dự phòng.


- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH


Là khoản chi quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất nhằm thực hiện các chế độ trợ cấp BHXH.

- Chi phí cho bộ máy quản lý

Đây là các khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý của cơ quan BHXH, bao gồm các khoản: chi lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi quản lý hành chính và chi cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng mới các TSCĐ của ngành. Khoản chi này được tính theo tỷ lệ % so với tổng số thu BHXH hàng năm.

- Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH:


Chương 5 - Bảo hiểm xã hội


Khoản chi này thường được đánh giá riêng và được lấy từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi quỹ BHXH. Chi phí đầu tư bao gồm: các chi phí để thực hiện đầu tư.

- Chi dự phòng: đây là khoản chi được trích hàng năm trên tổng số chi theo một tỷ lệ nhất định nhằm đề phòng và ứng phó với những rủi ro và các chi phí có liên quan dự kiến có thể xảy ra trong quá trình chi trả các chế độ BHXH.

9- Khái quát về BHXH Việt Nam

9.1- Quá trình hình thành và phát triển của BHXH ở Việt Nam

- Giai đoạn trước 1962. Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập (1945), năm 1946 Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ban hành. Trên cơ sở của hiến pháp, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 20/SLngày 16/02/1947 do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký về chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ” đối với các quân nhân là: “binh và sĩ; uý và tá; tướng thuộc quân

đội Việt Nam”;

+ Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 về các quan hệ làm công giữa các chủ nhân Việt Nam hay người ngoại quốc đối với công nhân Việt Nam;

+ Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức Việt Nam;

+ Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/2/1950 quy định áp dụng với công nhân giúp việc chính phủ trong thời kỳ kháng chiến. Trong giai đoạn này do có khó khăn về kinh tế nên phạm vi, đối tượng BHXH áp dụng hẹp (chỉ bao gồm cán bộ, công chức nhà nước và quân nhân)

- Giai đoạn 1962 đến 1994. Hiến pháp năm 1959 thừa nhận quyền của người lao

động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Năm 1962 quỹ BHXH chính thức được hình thành trên cơ sở “Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước”được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn ngày 14/12/1961 kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/2/1961 của Hội đồng Chính Phủ, có hiệu lực từ ngày 01/01/1962 thay thế cho các quy định về BHXH trước đó. Theo quy

định trên mức đóng góp như sau: trích 1% từ quỹ lương để chi cho chế độ hưu trí, mất sức lao động và trợ cấp tuất cho công nhân viên bị chết; trích 3,7% từ quỹ lương để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghỉ mát, dưỡng sức và quản lý quỹ BHXH.

Riêng đối với công nhân viên và quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang tuy không thu BHXH nhưng vẫn thuộc đối tượng hưởng chính sách BHXH. Phần chênh lệch giữa thu và chi do Nhà nước bảo đảm.

Theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961, quỹ BHXH là quỹ độc lập thuộc Ngân sách NHà nước. Tổng Công đoàn Việt Nam (nay

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí