Nguyên Tắc Bồi Thường: Là Nguyên Tắc Cơ Bản Chi Phối Việc Bồi Thường Trong Mọi Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Tài Sản.


Chương

2


Bảo hiểm tài sản



I Khái quát về bảo hiểm tài sản 1 Khái niệm Là thể loại bảo hiểm bao gồm 1


I. Khái quát về bảo hiểm tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1. Khái niệm:

Là thể loại bảo hiểm bao gồm những đối tượng bảo hiểm là tài sản các loại. Tài sản các loại là:

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 4

- Tài sản hữu hình tồn tại dưới hình thể vật chất: nhà cửa, phương tiện vận tải, cây trồng, vật nuôi...

- Tài sản vô hình không có hình thể vật chất: phát minh sáng chế, bản quyền, lợi thế thương mại trong kinh doanh...

Cho đến nay không phải tất cả các tài sản đều đã được trở thành đối tượng bảo hiểm.

Tuy nhiên, cũng đã hình thành nhiều loại bảo hiểm tài sản khác nhau.

Các loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản thường được hình thành trên cơ sở phân nhóm, phân loại rủi ro theo đặc tính nhất định.

2. Đặc trưng của bảo hiểm tài sản


2.1. Tài sản là đối tượng bảo hiểm


- Xác định quyền sở hữu của chủ tài sản: người chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ là người ký kết hợp đồng bảo hiểm.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


- Tài sản chỉ có thể được bảo hiểm khi xác định được giá trị của chúng, vì nó là cơ sở của việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm của người bảo hiểm trong hợp đồng.

Về nguyên tắc, người bảo hiểm có thể chấp nhận bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản, nhưng không được vượt quá giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn xảy ra ba trường hợp:

a. Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm: đây là hình thức bảo hiểm dưới giá trị. Trường hợp này rất phổ biến. Khi gặp sự cố bảo hiểm này xảy ra, người bảo hiểm sẽ vận dụng qui tắc tỷ lệ khi xác định số tiền bồi thường.

b. Số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm: trường hợp này là lý tưởng, nhưng phải xác định chính xác giá trị bảo hiểm.

c. Số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm: còn gọi là bảo hiểm trên giá trị.


Có trường hợp này là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan: vì xác định giá trị tài sản làm căn cứ tính giá trị bảo hiểm lúc ký kết hợp đồng không chính xác. Hoặc, do giá cả tài sản trên thị trường thường biến động.

2.2. Nguyên tắc bồi thường: là nguyên tắc cơ bản chi phối việc bồi thường trong mọi nghiệp vụ bảo hiểm tài sản.

Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không được vượt quá thiệt hại của họ trong sự cố bảo hiểm.

Nguyên tắc này không cho phép việc kiếm lời không hợp lý từ quan hệ bảo hiểm.


Thực hiện nguyên tắc này, trong một số trường hợp khá phức tạp: bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm trùng, trường hợp người thứ ba phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của tài sản

được bảo hiểm đòi hỏi cách xử lý phải thích hợp:


- Nguyên tắc thế quyền: được sử dụng trong trường hợp xác định được rõ người thứ ba phải chịu trách nhiệm trong thiệt hại tài sản được bảo hiểm, người bảo hiểm sau khi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm được phép thế quyền người được bảo hiểm để đòi lại người thứ ba phần thiệt hại thuộc trách nhiệm của người đó (theo Luật Dân sự).

(1) Ví dụ: Một chủ hàng thuê một chủ xe vận chuyển một lô hàng trị giá 100 triệu

đồng từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Lô hàng này đã được bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm A theo quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa. Số tiền bảo hiểm bằng với giá trị lô hàng, và mất cắp là một trong những rủi ro được bảo hiểm. Giả sử trong quá trình vận chuyển do sơ suất của chủ xe, một phần hàng trị giá 20 triệu đồng đã bị kẻ gian lấy cắp.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


Như vậy, trong trường hợp này Công ty bảo hiểm A sẽ bồi thường cho chủ hàng 20 triệu

đồng sau đó được thay thế chủ hàng khiếu nại đòi chủ xe bồi thường.


Có những trường hợp đặc biệt mà việc thế quyền trở nên phức tạp, như:


+ Tài sản được bảo hiểm dưới giá trị. Việc bồi thường của bảo hiểm sẽ thấp hơn thiệt hại của người được bảo hiểm trong sự cố bảo hiểm.

Như vậy, người được bảo hiểm sẽ giữ một phần khiếu nại người thứ ba có lỗi.

(2) Ví dụ: Cũng dữ kiện như ví dụ trên nhưng số tiền bảo hiểm là 80 triệu đồng.

80

Trường hợp này Công ty bảo hiểm A chỉ bồi thường 20 x

hàng vẫn được quyền đòi chủ xe bồi thường 4 triệu đồng.

100

 16 triệu đồng. Do đó chủ


+ Nếu người thứ ba có lỗi lại là người được bảo hiểm của một hợp đồng trách nhiệm dân sự tương ứng với cùng người bảo hiểm tài sản đó thì cần có sự phối hợp giữa hai loại hợp đồng đó khi giải quyết bồi thường.

+ Nếu người thứ ba có lỗi lại là người được bảo hiểm của hợp đồng trách nhiệm dân sự tương ứng với một người bảo hiểm khác thì có thể áp dụng quyền khiếu nại trực tiếp giữa người bảo hiểm tài sản và người bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Việc thế quyền đó được qui định bởi luật pháp. Tuy nhiên, luật pháp cũng qui định: không được áp dụng thế quyền trong một số trường hợp khi người thứ ba có lỗi có những mối quan hệ nhất định với người được bảo hiểm (vợ, chồng, con...).

Hợp đồng bảo hiểm cũng đòi hỏi người được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo thực hiện việc khiếu nại người thứ ba có lỗi đối với người bảo hiểm.

Vậy thì người bảo hiểm có thể áp dụng các hình thức phạt nếu người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ đó đầy đủ (không cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ, bằng chứng kịp thời...)

Thực hiện thế quyền đúng đắn sẽ đảm bảo được đồng thời nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm và bồi thường theo Luật Dân sự của người thứ ba có nghĩa vụ.

Phương pháp giải quyết bồi thường trong bảo hiểm tài sản có thể trả bằng tiền tương ứng với thiệt hại thực tế và với giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm, hoặc tài sản tương

đương, hoặc sửa chữa nhằm khôi phục lại tài sản trở về trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


2.3 Bảo hiểm trùng: là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp một đối tượng bảo hiểm

được đồng thời bảo hiểm bằng nhiều hợp đồng (với nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, với cùng

điều kiện và sự kiện bảo hiểm), phạm vi bảo hiểm của các hợp đồng đó có một hay nhiều rủi ro được bảo hiểm giống nhau và tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng.

Như vậy, rất có thể xảy ra sự cố làm phát sinh trách nhiệm của nhiều hợp đồng.


ở Việt Nam hiện nay, thông thường các công ty bảo hiểm xác định số tiền bồi thường trong trường hợp có bảo hiểm trùng, theo công thức sau:

Số tiền bồi thường

của từng hợp đồng =

Trị giá

thiệt hại x

Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng


Với cách thức giải quyết nói trên, người được bảo hiểm sẽ không thể nhận được số tiền bồi thường lớn hơn thiệt hại của họ trong sự cố bảo hiểm. Như vậy, nguyên tắc bồi thường được thực hiện đầy đủ.

(3) Ví dụ: Một xe ôtô trị giá 200 triệu đồng, đồng thời được bảo hiểm bởi 2 hợp

đồng:


đồng


đồng


- Hợp đồng bảo hiểm thứ nhất: với Công ty bảo hiểm A; số tiền bảo hiểm = 120 triệu

- Hợp đồng bảo hiểm thứ hai: với Công ty bảo hiểm B; số tiền bảo hiểm = 180 triệu Giả sử xảy ra một tai nạn phải sửa chữa hết 30 triệu đồng thuộc phạm vi bảo hiểm

của cả 2 hợp đồng.

Như vậy:


- Công ty bảo hiểm A bồi thường: 30 x


120

300


 12 triệu đồng

- Công ty bảo hiểm B bồi thường: 30 x 180  18 triệu đồng

300

Cách tính toán khác cũng có thể được sử dụng. Song, đều xuất phát từ yêu cầu thực hiện nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường cao nhất từ tất cả các hợp đồng là bằng thiệt hại của người được bảo hiểm trong sự cố bảo hiểm.

Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm tài sản nói trên sẽ được cụ thể hoá trong kỹ thuật của từng nghiệp vụ bảo hiểm tài sản ở phần tiếp theo.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


3. Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản hiện hành

Hiện nay các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đang triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản chủ yếu sau đây:

- Bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu.

- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước.

- Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới.

- Bảo hiểm thân tàu biển.

- Bảo hiểm thân tàu, thuyền hoạt động trong vùng sông, hồ, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam.

- Bảo hiểm thân máy bay.

- Bảo hiểm xây lắp.

- Bảo hiểm các công trình thăm dò và khai thác dầu khí.

- Bảo hiểm hoả hoạn.

- Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng và vật nuôi). và một số nghiệp vụ bảo hiểm khác.


ii. Nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm tài sản hiện hành ở Việt Nam


Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

1. Đặc điểm và trách nhiệm các bên trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá

1.1. Đặc điểm xuất nhập khẩu hàng hoá


- Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua hợp đồng (số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, qui cách, đóng gói, giá cả, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục và đồng tiền thanh toán...) giữa người mua và người bán.

- Hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới một quốc gia, phải chịu sự kiểm soát của Hải quan, kiểm dịch... Đồng thời, để được xuất (hoặc nhập) qua biên giới thì phải mua bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ giữa bên bảo hiểm và người được bảo hiểm.


- Hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau theo hợp đồng vận chuyển.


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


1.2 Trách nhiệm các bên liên quan


Quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có liên quan đến nhiều bên. Phải giám định trách nhiệm các bên trước những phát sinh, đặc biệt là những phát sinh liên quan đến rủi ro tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thông thường được thực hiện thông qua ba loại hợp đồng:

- Hợp đồng mua bán được ký kết giữa người bán và người mua.


- Hợp đồng chuyên chở được ký kết giữa người bán hoặc người mua với người chuyên chở.

- Hợp đồng bảo hiểm được ký giữa người bán hoặc người mua với người bảo hiểm.


1.2.1. Trách nhiệm của người mua và người bán


Hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán. Việc mua bán được điều chỉnh trên cơ sở hợp đồng thương mại và các luật lệ xuất nhập khẩu, hải quan... của các nước và quốc tế.

Trong hợp đồng, người ta vẫn thường dẫn chứng áp dụng điều kiện thương mại quốc tế theo Incoterms, có 13 điều kiện giao hàng. Trong đó, thông dụng và phù hợp nhất với vận chuyển biển là những điều kiện giao hàng theo giá FOB (Free On Board), giá CFR và giá CIF (Cost Insurance Freight) (Xem phụ lục số 1).

Các điều kiện giao hàng đó xác định rõ trách nhiệm của người bán và người mua,

đồng thời với trách nhiệm rủi ro, tổn thất của hàng hoá. Đặc biệt là thời điểm chuyển rủi ro, tổn thất. Thời điểm đó của cả ba loại giá trên đều là lúc mà hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp hàng lên tàu.

Như vậy, nếu người bán tham gia bảo hiểm cho hàng thì phải làm thủ tục ký vào đơn bảo hiểm để trong một số trường hợp có thể chuyển quyền lợi bảo hiểm cho người mua.

1.2.2. Trách nhiệm của người thuê tàu và người vận chuyển


Trách nhiệm trên được thể hiện trên hợp đồng thuê tàu hoặc lưu cước tàu (hàng lẻ).


Người thuê tàu có thể là người bán (theo điều kiện CIF, C and F) hoặc người mua (theo điều kiện FOB). Người thuê tàu phải chọn con tàu thích hợp có đủ điều kiện chuyên chở hàng hoá đã ký kết trong hợp đồng thương mại (hàng container, hàng rời...).


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


Người chuyên chở có trách nhiệm cung cấp một con tàu có đủ điều kiện chuyên chở hàng hoá đã ký kết trong hợp đồng thương mại: tiếp nhận hàng tại cảng, đi theo đúng thời gian quy định, hành trình hợp lý, phù hợp với năng lực bốc xếp tại cảng đi và đến, có đủ khả năng đi biển, có tham gia bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu. Người chuyên chở phải có trách nhiệm hợp lý trong việc bảo quản, chăm sóc hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Nếu rủi ro, tổn thất xảy ra cho hàng hoá do lỗi của người chuyên chở, người chuyên chở sẽ phải bồi thường.

Những thoả thuận và tập quán quốc tế chỉ cho phép người chuyên chở được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp nhất định bất khả kháng như bão, sóng thần...

1.2.3. Trách nhiệm của người mua bảo hiểm

- Người bán hàng theo giá CIF phải mua bảo hiểm, gửi đơn bảo hiểm và chuyển quyền đòi bồi thường cho người mua nếu có tổn thất xảy ra.

- Người mua hàng hoá theo điều kiện FOB hay CFR phải có trách nhiệm mua bảo hiểm ngay khi nhận được thông báo giao hàng của người bán (kê khai tên hàng, số lượng, trị giá, cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải) và trả phí bảo hiểm.

- Người bảo hiểm căn cứ vào tính chất hàng hoá, điều kiện bảo hiểm, số lượng, trị giá, quãng đường chuyên chở để tính phí bảo hiểm và cấp đơn bảo hiểm.

2. Các loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải

2.1. Khái niệm về rủi ro hàng hải. Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ của biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở.

2.2. Phân loại rủi ro

Có nhiều loại rủi ro và người ta xếp chúng vào các nhóm:

a. Theo nguyên nhân:

- Rủi ro do thiên tai.

- Rủi ro do tai nạn bất ngờ như mắc cạn, đắm, chìm, cháy nổ, mất tích, đâm va

b. Theo nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia ra


b.1 Nhóm rủi ro thông thường trên biển


- Nhãm rđi ro chÝnh:

Là những rủi ro được bảo hiểm ngay từ những ngày sơ khai của bảo hiểm hàng hải.

Những rủi ro đó thường gây nên tổn thất lớn và là những rủi ro đặc trưng của hàng hải:


Chương 2 - Bảo hiểm tài sản


+ Mắc cạn: là hiện tượng đáy tàu chạm sát đáy biển hoặc nằm trên một chướng ngại vật khác làm cho tàu không chạy được. Mắc cạn phải là hiện tượng bất bình thường.

Nếu nguyên nhân gây ra mắc cạn thuộc phạm vi bảo hiểm thì những tổn thất do mắc cạn đó sẽ được bảo hiểm bồi thường, không phân biệt tổn thất đó xảy ra trước hoặc sau khi bị mắc cạn.

Nếu mắc cạn làm chậm trễ hành trình thì những tổn thất và chi phí phát sinh trực tiếp do chậm chễ sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm.

+ Chìm đắm: là hiện tượng phương tiện vận chuyển chìm hẳn xuống nước, không chạy được và hành trình bị chấm dứt.

+ Cháy: là hiện tượng hàng hóa bị oxy hoá hay vật thể khác trên tàu có toả nhiệt lượng cao.

Bảo hiểm chỉ bồi thường cháy do nguyên nhân khách quan: thiên tai, sơ suất của con người (không phải là người được bảo hiểm), do buộc phải thiêu huỷ để tránh địch bắt hoặc lây lan dịch bệnh.

Cháy lây lan sang hàng hoá khác hay hàng bị hỏng do bơm nước chữa cháy thì những tổn thất này vẫn thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.

+ Đâm va: là hiện tượng phương tiện vận chuyển va chạm vào các vật thể khác cố định hoặc di động.

- Nhóm rủi ro thông thường khác được bảo hiểm, gồm có:

+ Hành vi phi pháp: ý đồ xảo trá, lừa gạt, buôn lậu, lái tầu chệch hướng, làm chậm trễ hành trình...

+ Mất tích: là khi con tàu không đến cảng đã qui định và sau một thời gian hợp lý (theo luật Hàng hải Việt Nam, thời gian hợp lý để tuyên bố tàu mất tích là 3 lần thời gian hành trình nhưng không ít hơn 3 tháng) vẫn không nhận được tin tức của con tàu này thì được coi là tàu đã mất tích.

+ Ném hàng xuống biển. Trong một số trường hợp cần thiết phải ném một số hàng hoá hoặc trang thiết bị trên tàu xuống biển. Hàng hoá bị ném xuống biển vì hư hỏng. Do thời tiết xấu, do chậm trễ hành trình thì không thuộc rủi ro vứt hàng xuống biển. Nhưng nếu ném hàng hóa xuống biển do tình thế cấp thiết để cứu người, cứu hành trình sẽ là rủi ro

được bảo hiểm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023