Xác Định Thiệt Hại Thực Tế Của Bên Thứ Ba


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


3.2.1. Phương pháp xác định phí bảo hiểm


Trong nghiệp vụ bảo hiểm này, phí bảo hiểm được tính theo năm cho riêng từng phương tiện và được xác định theo công thức:

Phí bảo hiểm/xe/năm = Phí thuần + Phụ phí. (tính theo năm)


F  f 1 d


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trong đó: F: phí bảo hiểm thu mỗi đầu xe/năm. f: phí thuần (phí rủi ro)

n

Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 7

(Số vụ tai nạn x Mức tổn thất BQ) năm i)

n

i1

Số xe cùng loại lưu hành trong năm i

i1


d: tỷ lệ phụ phí


3.2.2. Đóng phí và hoàn phí


Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (kể cả xe của người nước ngoài), mức phí đóng được xác định như sau:

F x Số tháng hoạt động

M =

12 tháng


Trường hợp đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó, phương tiện ngừng hoạt động, có thể xét để hoàn lại phí:

PhÝ

=

hoàn lại

Tỷ lệ hoàn phí

Mức phí cả năm (F) x Số tháng không hoạt động

x

12 tháng


Thí dụ: Chủ phương tiện tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự từ 1/1 năm N đến 31/12 năm N và đã đóng phí năm. Giả sử ngày 1/7 năm N, chủ phương tiện đi nước ngoài để học 6 tháng, chủ phương tiện có thể yêu cầu công ty bảo hiểm hoàn lại phí đã đóng (giả sử mức phí năm là 120.000 đ, tỷ lệ hoàn phí là 80%). Vậy phí hoàn lại:

80% x 120.000 d x 6tháng 48.000 ®.

12


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


Sở dĩ người bảo hiểm không hoàn lại 100% phí, vì một phần bảo hiểm đã chi cho những khoản chi từ trước theo hợp đồng: chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản lý, .v.v...

Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của các chủ phương tiện. Nếu nộp chậm có thể bị phạt (chậm từ 1 ngày đến 2 tháng nộp thêm 100% mức phí cơ bản. Từ 2-4 tháng nộp thêm 200%...).

4. Trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm


Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, khi tai nạn xảy ra, cơ quan (người) bảo hiểm có nhiệm vụ:

4.1. Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba


Theo qui định của pháp luật, việc xác định mức độ thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khoẻ của con người trong tai nạn căn cứ vào nguyên tắc và cách thức xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

4.1.1. Thiệt hại về tài sản, có hai trường hợp:


+ Tài sản bị mất mát, hư hỏng hoàn toàn hoặc hư hỏng không thể sửa chữa được. Thiệt hại được xác định theo giá mua của tài sản cùng loại tương đương trên thị trường hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.

+ Tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được. Thiệt hại được xác định theo chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, đưa nó về trạng thái trước khi bị hư hỏng.

Thiệt hại được xác định không tính đến những hư hỏng phát sinh mà không liên quan đến tai nạn.

Thời điểm xác định thiệt hại là thời điểm hoà giải hoặc xét xử.


Việc xác định thiệt hại đối với tài sản đặc biệt: vũ khí, khí tài của lực lượng vũ trang... cần dựa vào ý kiến của cơ quan chức năng.

4.1.2. Thiệt hại về người: là vấn đề phức tạp vì tính mạng con người là vô giá, sức khoẻ con người khó xác định giá trị. Để xác định thiệt hại về con người được tương đối chính xác và hợp lý, có hai trường hợp:


đây:

+ Nạn nhân bị thương, thiệt hại được xác định bằng những khoản chi phí hợp lý sau


- Cấp cứu, điều trị bao gồm tiền thuốc, viện phí, chụp phim, dịch vụ phẫu thuật, tiền truyền máu, truyền dịch...


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự


- Bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ ....

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (do sau tai nạn mất khả năng lao động kiếm sống...)

- Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị.

- Bồi thường thiệt hại tinh thần cho nạn nhân.

+ Nạn nhân bị chết, thiệt hại được xác định bằng chi phí hợp lý để:


- Cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết.


- Chi phí mai táng.

- Cấp dưỡng cho những người thân ruột thịt mà khi nạn nhân còn sống phải nuôi.

- Bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân. Vậy toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:

Thiệt hại thực tế của bên thứ ba

Thiệt hại về

= +

tài sản

Chi phí về nạn nhân

Thu nhập

+ bị giảm + sút

Thiệt hại phi vật chất về người


4.2 Xác định tiền bồi thường


Số tiền bồi thường của người bảo hiểm được xác định dựa vào:


- Số tiền bồi thường của chủ phương tiện cho bên thứ 3 phát sinh theo luật.

+ Số tiền này được xác định như sau:


Số tiền bồi thường của chủ xe cho bên thứ 3

Thiệt hại của

=

bên thứ ba

Mức độ lỗi của chủ

x

phương tiện


- Hạn mức trách nhiệm mà chủ xe tham gia với bảo hiểm, nếu:

+ Số tiền bồi thường của chủ phương tiện cho bên thứ 3 phát sinh theo luật nhỏ hơn hạn mức trách nhiệm người bảo hiểm bồi thường = Số tiền bồi thường của chủ phương tiện cho bên thứ 3.

+ Số tiền bồi thường của chủ phương tiện cho bên thứ 3 phát sinh theo luật lớn hơn hạn mức trách nhiệm người bảo hiểm bồi thường = Hạn mức trách nhiệm


Chương 3 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự



thuận:

Thí dụ: Chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3. Mức trách nhiệm thỏa


- Về người : 30 triệu đồng/người/vụ

- Về tài sản : 30 triệu đồng/vụ.


Giả sử trong một vụ tai nạn gây ra cho một người đi đường, theo xác minh của cơ quan chức năng: - Lỗi chính thuộc về chủ xe: 70%

- Lỗi phụ thuộc về người đi đường: 30%.


Thiệt hại của người đi đường được tính toán hợp lý là:


- Thiệt hại về người : 20 triệu đồng


- Thiệt hại về xe : 4 triệu đồng


Như vậy, trách nhiệm bồi thường của chủ xe phát sinh liên quan đến:


- Thiệt hại về người : 70% x 20 triệu = 14 triệu đồng


- Thiệt hại về xe : 70% x 4 triệu = 2,8 triệu đồng Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm:

- Về người là 14 triệu đồng


- Về xe là 2,8 triệu đồng


Chủ xe không phải bồi thường thêm cho người đi đường.


Chương

4


bảo hiểm con người



I Sự cần thiết khách quan Đời sống của nhân dân nói chung của người lao 1


I. Sự cần thiết khách quan

Đời sống của nhân dân nói chung, của người lao động nói riêng không ngừng được cải thiện. Song, những rủi ro như ốm đau, tai nạn bất ngờ trong lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày: thiếu việc làm, giết người, cướp của.. vẫn đe dọa đến tính mạng và thân thể con người. Do đó, cần thiết phải có bảo hiểm con người.

Bảo hiểm con người là bảo hiểm toàn bộ thân thể của người được bảo hiểm, là hoạt

động nghiệp vụ bảo hiểm thương mại, là một hình thức bảo hiểm bổ sung cho bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo ổn định đời sống của thành viên trong xã hội trước rủi ro bất ngờ đối với thân thể, tính mạng, sức khoẻ... làm giảm sút thu nhập của họ.

Bảo hiểm con người phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm.

Cần lưu ý rằng, các hợp đồng bảo hiểm con người không phải là những hợp đồng bồi thường (như các loại hợp đồng khác) vì sinh mạng con người, không thể định giá bằng tiền. Số tiền bảo hiểm sinh mạng mà một người có thể ký phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ.

Số tiền bảo hiểm cũng là giới hạn trách nhiệm để người bảo hiểm xem xét “hoàn lại” một phần hay toàn bộ cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro.

Trong bảo hiểm thương mại về con người, cần phân biệt: người bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được chỉ định hưởng quyền lợi bảo hiểm (hay là người được chỉ định hưởng “bồi thường” của bảo hiểm).


Chương 4 - Bảo hiểm con người


II- Các đặc trưng của bảo hiểm con người


1- Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng - sức khoẻ - khả năng lao động và tuổi thọ của con người. Đối tượng của bảo hiểm con người mang tính chất phi vật hoá nên trong bảo hiểm con người không tồn tại thuật ngữ giá trị bảo hiểm. Từ đặc điểm này dẫn đến số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm con người thường được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên (bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm).

2- Về nguyên tắc trả tiền trong bảo hiểm con người, thường được áp dụng theo nguyên tắc khoán.

Nội dung của nguyên tắc khoán: khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, số tiền bảo hiểm hoặc các khoản trợ cấp mà người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo hiểm nhận

được, được xác định dựa vào số tiền bảo hiểm mà hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thỏa thuận trước trong hợp đồng.

* Thí dụ: Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tai nạn khách du lịch là

10.000.000 đ. Người được bảo hiểm bị tai nạn trong khi đi du lịch (thuộc phạm vi bảo hiểm).

- Nếu người được bảo hiểm bị chết thì gia đình họ chỉ nhận được tiền bảo hiểm là

10.000.000 đ cho dù địa vị xã hội và thu nhập của người được bảo hiểm có cao thế nào đi chăng nữa.

- Nếu người được bảo hiểm bị gẫy xương cánh tay (điều trị bình thường) thì công ty bảo hiểm chỉ bồi thường: 15% x 10 triệu = 1,5 triệu đồng (15% là tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật trong trường hợp gẫy xương cánh tay, điều trị bình thường).

Hệ quả 1: Một đối tượng bảo hiểm con người có thể đồng thời tham gia ký kết vào nhiều hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan

đến trách nhiệm của các hợp đồng thì việc trả tiền ở các hợp đồng bảo hiểm là độc lập với nhau.

* Thí dụ: Một sinh viên đã tham gia bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh 24/24 với số tiền bảo hiểm là 5 triệu đồng, mua vé đi từ Hà Nội về Vinh để nghỉ hè. Như vậy, trong thời gian đi trên xe khách, sinh viên này đã có thêm 1 bảo hiểm tai nạn hành khách (là loại bảo hiểm bắt buộc). Giả sử xảy ra một tai nạn cho xe khách, làm cho sinh viên bị gẫy tay (điều trị bình thường) và số tiền bảo hiểm tai nạn hành khách hiện hành là 10 triệu đồng/1 hành khách.


Chương 4 - Bảo hiểm con người


Trường hợp này, sinh viên nói trên sẽ nhận được tiền bảo hiểm từ:


- Bảo hiểm tai nạn học sinh 24/24: 15% x 5 triệu = 750.000 đ


- Bảo hiểm tai nạn hành khách: 15% x 10 triệu = 1.500.000 đ


Cộng 2.250.000đ


Hệ quả 2: Không có sự thế quyền hợp pháp của người bảo hiểm.


* Thí dụ: Sinh viên ở ví dụ trên, trên đường đi học về bị 1 xe ôtô va phải làm gẫy cánh tay. Các chi phí điều trị ở bệnh viện là 2 triệu đồng. Trường hợp này, Công ty bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm tai nạn học sinh với số tiền bảo hiểm là 750.000 đ. Ngoài ra, sinh viên trên còn được đòi bồi thường từ chủ xe ôtô là 2 triệu đồng.


III- Các nghiệp vụ bảo hiểm con người


Hoạt động bảo hiểm con người xuất hiện từ lâu trên thế giới (khoảng cuối thế kỷ 17

đầu thế kỷ 18) và ngày một phát triển. Cho đến nay, các nước thường tập trung vào các loại bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm nhân thọ


- Bảo hiểm tai nạn


- Bảo hiểm sức khoẻ.


1. Bảo hiểm nhân thọ


1.1. Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ


Có nhiều các định nghĩa khác nhau về bảo hiểm nhân thọ, song để hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm này một cách chính xác, cần thiết phải xem xét bảo hiểm nhân thọ trên phương diện pháp lý và phương diện kỹ thuật.

Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ được định nghĩa như sau: "Bảo hiểm nhân thọ là bản hợp đồng trong đó để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm (người ký kết hợp đồng) người bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định (số tiền bảo hiểm hoặc những khoản trợ cấp định kỳ) trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc còn sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trong hợp đồng".


Chương 4 - Bảo hiểm con người


Trên phương diện kỹ thuật: "Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà sự thi hành những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người".

Dù được định nghĩa trên phương diện nào thì bảo hiểm nhân thọ cũng thể hiện rõ nét là loại bảo hiểm phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.

1.2. Các dạng chính của bảo hiểm nhân thọ


Bảo hiểm nhân thọ có 3 loại cơ bản là: bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp chết, bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống và bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ. Dựa trên 3 loại này các Công ty bảo hiểm đã đưa ra rất nhiều dạng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác nhau nhằm thương mại hoá một cách cao nhất.

1.2.1. Những bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong


Trong trường hợp này người bảo hiểm chỉ trả tiền khi và chỉ khi xảy ra sự kiện tử vong người được bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm nhân thọ này bao gồm các dạng chủ yếu sau:

 Bảo hiểm tử kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

 Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

1.2.2. Những bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp còn sống


Loại bảo hiểm này có cơ chế hoạt động ngược lại với những bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong. Người bảo hiểm chỉ trả tiền khi và chỉ khi người bảo hiểm còn sống trong suốt thời hạn bảo hiểm. Loại bảo hiểm này bao gồm các dạng chủ yếu sau:

 Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm còn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

 Bảo hiểm trả tiền định kỳ: là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023