Khung Pháp Lý Của Hoạt Động Kinh Doanh Bảo Hiểm Ở Việt Nam


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thí dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người sản xuất sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nghề nghiệp .v.v...

- Bảo hiểm con người gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khoẻ.


Các nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai như thế nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ tổ chức và quản lý của ngành bảo hiểm.


V. Pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1- Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm


Bảo hiểm - ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - 3

Pháp luật luôn là công cụ đắc lực cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

được thực hiện chủ yếu là thông qua hệ thống luật pháp. Bảo hiểm là một ngành kinh doanh dịch vụ của nền kinh tế thị trường, vì thế giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, phải có sự quản lý của Nhà nước. Không những thế, quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải chặt chẽ về nhiều mặt - giá bán dịch vụ (phí bảo hiểm), hoa hồng bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc, danh mục đầu tư... Sự nghiêm ngặt đó là do những đặc thù của bản thân lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi, đó là:

- Thứ nhất: Kinh doanh bảo hiểm vẫn tồn tại một sự bất bình đẳng nhất định giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm.

- Thứ hai: Bản thân kỹ thuật tính phí bảo hiểm đã tiềm ẩn những rủi ro đe dọa đến quyền lợi của bên được bảo hiểm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Thứ ba: Với đặc tính "đảo ngược của chu trình kinh doanh", doanh nghiệp bán bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước, việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm chỉ có thể thực hiện sau một thời gian và với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm. Phần lớn số phí bảo hiểm thu trước được người bảo hiểm sử dụng vào đầu tư trong thời gian tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng. Việc đầu tư bằng phí bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi của bảo hiểm nếu không

được quản lý thì hoạt động bảo hiểm sẽ có thể thoát ly hoàn toàn khỏi mục đích cũng như khả năng sẵn sàng cho việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm, thậm chí sẽ có thể đặt quyền lợi của các khách hàng mua bảo hiểm bên bờ vực thẳm do người bảo hiểm quá mạo hiểm trong

đầu tư.


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


- Thứ tư: Tính chất phức tạp trong cạnh tranh bảo hiểm

Như vậy, trên nhiều phương diện, quản lý Nhà nước về bảo hiểm là một tất yếu khách quan vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm; bảo hộ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp bảo hiểm; điêù chỉnh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

2. Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. 2.1- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm

Mặc dù năm 1964 Nhà nước đã có Quyết định số 179/HĐBT ngày 17/12/1964 thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam với nhiệm vụ triển khai một số nghiệp vụ bảo hiểm cần thiết nhưng đến năm 1980 công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm mới chính thức được đưa vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1965 đến tháng 6/1992 do tính độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm nên Bộ tài chính đã giao cho Công ty bảo hiểm Việt Nam thực hiện đồng thời cả hai chức năng: quản lý nhà nước và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm.

Trong sự chuyển biến của nền kinh tế thị trường bảo hiểm hình thành, phát triển và

đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương thức tổ chức quản lý . Đáp ứng yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường, tháng 6 /1992 Bộ Tài chính đã quyết định tách chức năng quản lý khỏi chức năng kinh doanh của Bảo Việt. Bộ phận quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thành lập từ thời điểm đó đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta. Tháng 12 năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được thông qua và tại chương VII từ điều 120 đến điều 122 của luật đã quy định rõ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, Điều 121, quy định "Chính Phủ thống nhất về quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy

định của luật pháp".


Tổ chức quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đang dần được hoàn thiện. Phương thức quản lý mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và trong việc thực thi pháp luật.


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


2.2. Khung pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam


ở Việt nam, trong một thời gian dài (1965 - 1993), hệ thống văn bản pháp lý về hoạt

động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam chủ yếu là các Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng; các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền; các quy định trong các bộ luật liên quan như: Luật hàng hải, Luật hàng không Việt Nam...

Với sự chuyển biến của nền kinh tế Việt nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm. Đó là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm (số 24/2000/QH10) và có hiệu lực từ ngày 01/4/2001. Luật kinh doanh bảo hiểm gồm 9 chương và 129 điều bao quát mọi hoạt động của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm; đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; khen thưởng và xử lý vi phạm.

Bên cạnh luật kinh doanh bảo hiểm, còn có nhiều văn bản pháp luật khác, như:


Bộ luật Dân sự Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ban hành ngày 28/10/1995 có hiệu lực từ ngày 01/7/1996. Tại chương 2, mục 11 từ Điều 571 đến Điều 584 quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm, hình thức hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm .

Bộ luật hàng hải Việt Nam, ban hành ngày 30/6/1990 có hiệu lực từ ngày 01/1/1991. Chương 16 (từ Điều 200 đến Điều 240) bao hàm những quy phạm pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hải - về đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, các vấn đề chuyển giao quyền theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm bao, thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải, đòi người thứ ba, từ bỏ đối tượng bảo hiểm, thanh tóan tiền bồi thường.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam, ban hành ngày 26/12/1991 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/1992. Trong luật này có một số quy định liên quan đến bảo hiểm hàng không. Điều 72: "Người vận chuyển hàng không phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của mình đối với tính mạng, sức khỏe, thương tích của hành khách tới mức giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển và theo quy định của pháp luật về bảo hiểm" .


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


Trong những trường hợp cụ thể, việc đièu chỉnh quan hệ bảo hiểm còn liên quan đến một số bộ luật khác như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư ... và các văn bản dưới Luật khác.

Thực tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểm có những tình huống, sự vụ phát sinh liên quan đồng thời đến các quy định của nhiều văn bản pháp luật nói trên, thậm chí còn có thể có liên quan đến các luật pháp nước ngoài. Trong trường hợp đó, việc viện dẫn, vận dụng buộc phải tuân theo nguyên tắc về trình tự áp dụng các nguồn luật trong pháp luật.

2.3- Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm


Nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tuỳ thuộc vào hệ thống luật pháp của từng quốc gia và trong từng thời kỳ. ở Việt nam hiện nay, nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm được trình bày tại Điều 120, chương VII, luật kinh doanh bảo hiểm trong đó nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về hoạt

động kinh doanh bảo hiểm là kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, đó là:

- Kiểm tra các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.


Mục đích của việc kiểm tra các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nhằm lựa chọn những doanh nghiệp có đủ khả năng mọi mặt cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và điều tiết sự phát triển của thị trường bảo hiểm theo mục tiêu nhất định.

- Kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động


Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định trong giấy phép kinh doanh; các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã đăng ký, phê chuẩn; các quy định của luật pháp về khai thác bảo hiểm, trả hoa hồng bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm..., vấn đề phức tạp và quan trọng bậc nhất trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm là giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm .

Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm phải được thực hiện trên nhiều mặt:


Thứ nhất: Khả năng thanh toán. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trước các trách nhiệm đã và có thể phát sinh từ những hợp đồng đã ký kết.


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


Thứ hai: Dự phòng nghiệp vụ. Kỹ thuật bảo hiểm đòi hỏi các doanh nghiệp phải trích lập nhiều loại dự phòng nghiệp vụ. Thực tế mức trích lập dự phòng nghiệp vụ sẽ chi phối trực tiếp khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm (không phải chỉ trong một năm mà cả về lâu dài), kết quả kinh doanh (lỗ lãi), khoản thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước, lợi tức/ cổ phiếu... Vì thế, dự phòng nghiệp vụ luôn là một trọng yếu trong nội dung kiểm tra, giám sát của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ ba: Hoạt động đầu tư. Đầu tư vốn là hoạt động tài chính không thể thiếu trong kinh doanh bảo hiểm. Đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, hiệu quả đầu tư quyết định sự sống còn của doanh nghiệp bảo hiểm; trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ thì kết quả đầu tư sẽ chi phối năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm và chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.

ở Việt Nam, quản lý Nhà nước sẽ tập trung vào việc xác định lượng vốn nhàn rỗi hợp lý mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng để đem đi đầu tư, phạm vi đầu tư và cơ cấu danh mục đầu tư, nguồn từ dự phòng nghiệp vụ.

- Giám sát việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể và phá sản doanh nghiệp bảo

hiÓm


Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể và phá sản doanh nghiệp là những hiện tượng rất dễ phát sinh trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế thị trường. Thực hiện chức năng quản lý và sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước trước hết phải đảm bảo việc tách, nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp đó tiến hành đúng theo quy định của pháp luật, như: chia, tách doanh nghiệp bảo hiểm phải đi đôi với việc phân định rõ ràng tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm mới; hợp nhất các doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp bảo hiểm phải diễn ra đồng thời với việc hợp nhất, sáp nhập về tài sản và các quyền lợi nghĩa vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm có liên quan...

2.4- Xử lý vi phạm pháp luật kinh doanh bảo hiểm

Sự phức tạp của các mối quan hệ trong hoạt dộng kinh doanh bảo hiểm và pháp luật kinh doanh bảo hiểm khiến lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều khả năng phát sinh các hiện tượng vi phạm.

Tại Việt nam, Điều 51, chương VI, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định các hình thức xử lý các hiện tượng vi phạm gồm có:

a) Cảnh cáo

b) Tạm đình chỉ hoạt động


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


c) Thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động

d) Thu hồi giấy phép

Sau đó, ngày 13/10/ 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/NĐ-CP quy định rõ về nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, các hình thức xử phạt và mức xử phạt, thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Các quy định pháp lý nói trên bước đầu đã góp phần tăng cường hiệu lực của quản lý Nhà nước, đưa hoạt động của thị trường bảo hiểm vào khuôn khổ luật pháp.


VI. lịch sử phát triển của bảo hiểm

1. Trên thế giới

Tiến trình ra đời của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thế giới đã được ghi lại bằng các dấu mốc lịch sử sau:

Khoảng năm 4500 trước Công nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ, chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng những năm 500 trước Công nguyên cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng sông Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu.

ở Babylone, vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên và ở Athens (Hy Lạp) vào khoảng năm 500 trước Công nguyên đã xuất hiện quan hệ tín dụng với lãi suất rất cao trong lĩnh vực buôn bán, vận chuyển hàng hóa trên biển và qua sa mạc. Điều đặc biệt trong quan hệ tín dụng này là nếu hàng hóa bị tổn thất thì người cho vay phải chịu rủi ro mất vốn và lãi. Tại Rôme, hệ thống cho vay với điều kiện tương tự cũng đã ra đời, lãi suất có thể lên đến 50%. Thực chất đó đã là một sự kết hợp giữa hoạt động tín dụng với ý đồ bảo hiểm và do

đặc trưng bằng cơ chế lãi suất cao và chấp nhận rủi ro nên được mệnh danh là "cho vay mạo hiểm lớn". Lãi suất cao có thể hiểu như tiền thân của phí bảo hiểm. Hoạt động cho vay mạo hiểm lớn tồn tại khá dài và phố biến trên nhiều khu vực trên thế giới. Tại Rôme, kéo dài đến tận thời kỳ Trung Cổ - thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo.

“Cho vay mạo hiểm lớn” đã bị lạm dụng và vào khoảng năm 1234 nhà thờ Thiên chúa giáo đã ra sắc lệnh cấm hoạt động cho vay nặng lãi. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra một phương thức bảo đảm cho các khoản tín dụng mà chủ nhà băng đã cấp cho nhà buôn (con nợ có rủi ro cao) khi không còn sự bảo đảm bằng lãi suất "cắt cổ". Trước sự đòi hỏi đó,

đã hình thành một hệ thống bảo đảm mới. Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên được gắn liền với hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã ra đời vào


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


khoảng giữa thế kỷ 14. Bút tích của bản hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy được ký kết tại Gênes năm 1347. Có thể đã có những bản hợp đồng cổ hơn mà người ta không tìm thấy do chúng đã bị hủy ngay sau khi con tàu cập bến đồng nghĩa với việc thực hiện xong bảo đảm. Năm 1424, cũng tại hải cảng Gênes, Công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành vận tải đường biển và đường bộ được thành lập.

Từ thế kỷ 13, một số văn bản liên quan đến thương mại đường biển đã liên tục được ban hành ở các nước châu Âu. Những văn bản này đã đánh dấu những bước phát triển hệ thống luật pháp về hoạt động bảo hiểm.

Sau bảo hiểm hàng hải, tiếp đến là sự ra đời của các loại bảo hiểm khác như: bảo hiểm hỏa hoạn ra đời tại Anh sau năm 1666; bảo hiểm nhân thọ năm 1762…

Cuối thế kỷ 19, cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện và phát triển rất nhanh như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm vỡ kính, bảo hiểm mưa đá và băng tuyết, bảo hiểm ôtô, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... Ngày nay, bảo hiểm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngành bảo hiểm đang giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển.

2- Tại Việt Nam

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, các đại lý bảo hiểm hoả hoạn và bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm Pháp đã ký được những hợp đồng bảo hiểm đầu tiên ở nước ta, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được biết đến nhưng không đáng kể, không có một công ty bảo hiểm nào được thành lập.

Giai đoạn từ 1954 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam đã tồn tại 57 công ty bảo hiểm dưới nhiều loại hình pháp lý: công ty cổ phần, công ty tương hỗ và công ty bảo hiểm nước ngoài. Sau 1975, một số công ty bảo hiểm tư nhân ở miền Nam đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào tổ chức bảo hiểm nhà nước là Công ty bảo hiểm Việt Nam.

ở miền Bắc, Chính phủ đã có Quyết định số 179/CP ngày 17-12-1964 cho phép thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt) trực thuộc Bộ Tài chính. Bảo Việt chính thức hoạt động vào tháng 1 năm 1965, thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Tính độc quyền khiến hoạt động bảo hiểm trước năm 1990 được biết đến dưới tên là bảo hiểm nhà nước. Mặc dù có vị trí nhỏ bé với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất, nhưng ngành bảo hiểm Việt Nam đã góp phần

đáng kể trong chia sẻ rủi ro của những ngành kinh tế quan trọng như ngoại thương, vận tải

đường biển, hàng không thông qua hoạt động bảo hiểm hàng hải, tái bảo hiểm và hoạt động

đại lý giám định cho các công ty bảo hiểm của các nước XHCN.


Chương 1 - Tổng quan về bảo hiểm


Sang thập kỷ 90, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến lớn theo cơ chế thị trường, hoạt động bảo hiểm đã có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Bảo Việt không còn chức năng quản lý nhà nước và trở thành một doanh nghiệp kinh doanh thuần túy. Tháng 12 năm 1993, Nghị định 100/CP ngày 23/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm của một doanh nghiệp nhà nước duy nhất đã chấm dứt với sự ra đời một loạt các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Tháng 8/1996, Bảo Việt đã triển khai những loại bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và với những bước nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng và bảo hiểm nhân thọ đã nhanh chóng khẳng

định vị thế quan trọng trong ngành bảo hiểm.

Ngày 3/5/1999 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam. Hiệp hội bảo hiểm Việt nam đã lấy ngày 3/5 làm ngày hội truyền thống hàng năm của những người làm bảo hiểm ở Việt nam.

Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không ngừng được hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ sung. Ngày 09 tháng 12 năm 2000, Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khoá X và có hiệu lực từ ngày1/4/2001, đặt nền móng pháp lý cơ bản cho sự phát triển thị trường bảo hiểm bền vững và lành mạnh.

Hiệu ứng tích cực của sự biến chuyển của hệ thống pháp luật về bảo hiểm là quy mô và tốc độ phát triển của thị trường Việt Nam tăng không ngừng trong các năm. Tính đến tháng 9 năm 2005, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 8 doanh ngiệp bảo hiểm nhân thọ, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 Tổmg công ty tái BH, 5 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và hàng chục vạn đại lý bảo hiểm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân giai đoạn 1993 - 2002 đạt 29%/năm. 9 tháng đầu năm 2005 doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt khoảng 9794 tỷ đồng,tăng 6.6% so với cùng kỳ năm trước. Những năm đầu của thế kỷ 21, sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tác động rất mạnh tới ngành dịch vụ bảo hiểm. Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận, thị trường bảo hiểm Việt nam đang bộc lộ những yếu điểm về chất lượng và thương hiệu dịch vụ bảo hiểm, về năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm, về năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước...

Chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm Việt nam giai đoạn 2003 - 2010 đã

được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/8/ 2003 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạch định và ổn định chiến lược kinh doanh trong tương lai. Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, tăng tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm / GDP (2,5% vào năm 2005 và 4,2% vào năm 2010), bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế đang đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía mà trước hết là Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023