Thực Trạng Công Nghệ Và Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ Ở Các Dnnvv Của Tỉnh Hải Dương

Các doanh nghiệp thiếu vốn có thể lựa chọn giải pháp thuê tài chính, thay vì mua thiết bị. Thuê tài chính giúp cho DN bạn tiếp cận được với rất nhiều loại thiết bị, từ những thiết bị văn phòng đơn giản như máy photocopy, máy tính, xe tải, xe ôtô cho tới các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù thuê tài chính không trực tiếp chuyển vốn cho bạn, hình thức này hoàn toàn có thể giúp bạn giảm lượng tiền bạn cần để khởi sự hoặc mở rộng doanh nghiệp.

Thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh của bạn phải dựa nhiều vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác. Nhiều hợp đồng thuê ngắn hạn có thể sẽ tiết kiệm hơn là việc sau một hai năm lại mua thiết bị mới.

Đối với hoạt động ĐMCN, cho thuê tài chính có nhiều ưu điểm. Thông qua hoạt động cho thuê tài chính các loại máy móc, dây truyền thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư.

Cho thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vào ĐMCN, tài sản, sản xuất, cho thuê tài chính hiện nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển.

1.4.2.5. Chính sách thuế

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc, được quy định thành luật của các tổ chức kinh tế và dân cư cho nhà nước. Thuế thể hiện mối quan hệ phân phối lại thu nhập dân cư và các tổ chức kinh tế cho nhà nước. Tính bắt buộc của thuế thể hiện ở chỗ khi nhà nước xác định mức thuế, người nộp thuế không có quyền thắc mắc hoặc đòi hỏi gì cả. Thuế do nhà nước ban hành và chỉ có nhà nước mới có quyền thay đổi, ngoài ra không có ai có quyền đó. Nộp thuế là nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời của nhà nước. Thuế là một phạm trù kinh tế, đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử. Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, chi tiêu cho bộ máy, cho quốc phòng an

ninh, chi cho cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội . Nguồn tài chính chỉ có thể lấy từ việc động việc đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp nhân dân tạo ra bằng hình thức thuế là chủ yếu. Thuế cũng là công cụ để nhà nước sử dụng để phục vụ cho yêu cầu quản lý xã hội, quản lý phát triển kinh tế của đất nước, do vậy thuế có chức năng phân phối và giám đốc.

Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ để thực hiện các chức năng của mình, mỗi nhà nước mang bản chất giai cấp nhất định nên thuế mang bản chất của nhà nước sinh ra nó.

Chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia, là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết định về thu nhập và huy động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình.

Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách thuế thể hiện qua chức năng cơ bản tự thân của nó:

- Chức năng định hướng: Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh doanh định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình.

- Chức năng điều tiết: Chính sách thuế giúp phân phối, điều tiết thu nhập giữa các cá nhân, các tổ chức và góp phần phân phối lại các nguồn của cải xã hội và năng lực sản xuất của toàn xã hội trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân theo những định hướng phát triển của nhà nước. Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế để khuyến khích mở rộng đầu tư, ĐMCN. Với chính sách ưu đãi qua thuế suất, thời gian miễn, giảm của thuế là làm tăng khả năng thu lợi nhuận ròng của nhà đầu tư, là động cơ trực tiếp thúc đẩy ĐMCN.

Như vậy chính sách thuế góp phần chủ động tích cực trong việc khuyến khích hay kiềm chế đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các ngành,

lĩnh vực, lãnh thổ, tổ chức và cá nhân theo những mục tiêu định hướng và hoạch định của nhà nước.

Để phát huy được tốt vai trò thuế trong hướng dẫn đầu tư ĐMCN, phải xác định được thời gian ưu đãi, miễn giảm thuế thích hợp nhất. Nếu thời gian quá ngắn, khó mà thu hút được vốn đầu tư cho các dự án ĐMCN chưa đủ thời gian vượt qua những khó khăn. Ngược lại, nếu thời gian ưu đãi thuế quá dài thì sự linh hoạt trong phân bổ nguồn lực của thị trường sẽ triệt tiêu sự ưu đãi, do ưu đãi đã san đều cho các khu vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, việc xác định thời gian miễn, giảm thuế phù hợp nhằm thực hiện chính sách điều chỉnh, hướng dẫn, thu hút vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tái phân bổ vốn đầu tư và thúc đẩy ĐMCN.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH ĐỂ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Thực trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV của tỉnh Hải Dương

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương

Quy mô rất nhỏ và nhỏ là đặc điểm nổi bật của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu năm 2011, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỉ lệ áp đảo với 64%, tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ với 36%.

Số liệu điều tra tổng thể tại Hải Dương năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương cho thấy toàn tỉnh Hải Dương có 6.478 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 41.695 tỷ đồng. Trong đó, DNNVV là 6.074 DN chiếm gần 94% tổng số doanh nghiệp, với số vốn đăng ký khoảng 12.500 tỷ chiếm khoảng 29,5% tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký (Vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp khoảng trên 2 tỷ đồng). Trong đó có hơn 4.000 doanh nghiệp siêu nhỏ (chiếm gần 66%) và 2 ngàn doanh nghiệp nhỏ (chiếm 34%). Tỉ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ của Hải Dương cũng thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước. Có thể khẳng định gần 94% DNNVV tỉnh Hải Dương là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước khi tỉ lệ này của cả nước là 98%.

Theo báo cáo Cục thuế tỉnh Hải Dương, tính đến tháng 10/2015, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 6.074 DNNVV hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: May mặc, giấy, giầy da, vận tải, xây dựng, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, chăn nuôi trang trại, nhà hàng khách sạn…

2.1.1.1. Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV

DNNVV tỉnh Hải Dương hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế quốc dân, nhưng tập trung vào các ngành thương mại, dịch vụ và trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Thực tế này cho thấy vai trò của chính sách trong việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo định hướng còn hạn chế, hay cũng có thể nói

là chưa có các quy hoạch ngành nghề một cách thống nhất và chi tiết để có căn cứ cho việc tư vấn lựa chọn địa chỉ đầu tư của các doanh nghiệp.

Theo số liệu báo cáo tổng kết năm 2015 của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh. Năm 2010, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,1%; công nghiệp chiếm 47,7%; xây dựng - dịch vụ chuyển dịch tương ứng chiếm 32,2%. Đến năm 2015 tỉ lệ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,9%; công nghiệp chiếm 52,5%; xây dựng - dịch vụ chiếm 31,6%. DNNVV ở đô thị lớn có cơ cấu ngành nghiêng về dịch vụ thương mại nhiều hơn mức bình quân.

Bảng 2.0. Doanh nghiệp phân bố theo ngành kinh tế ở Hải Dương năm 2015.


STT

Lĩnh vực

Số doanh nghiệp

Tỉ trọng theo

ngành (%)

1

Công nghiệp

1.752

28,8

2

Xây dựng - dịch vụ

4.254

70

3

Nông, lâm nghiệp , thủy sản

68

1,2

Tổng


6.074

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chính sách huy động nguồn tài chính để đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương) - 5

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công Thương tỉnh Hải Dương Trong công nghiệp, DNNVV hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may mặc,

giày dép, sản xuất các sản phẩm phi kim loại. Đó là những ngành không có hàm lượng công nghệ cao, không cần vốn lớn, dễ di chuyển vốn, dễ tuyển dụng lao động phổ thông, có thị trường tiêu thụ cấp thấp hơn.

Các DNNVV có năng lực cạnh tranh thấp và do đó gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, DNNVV tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút được nhiều lao động từ khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp và chính sách khuyến khích và hoạt động xuất khẩu của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu như: may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ... làm cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú.

Đóng góp vào ngân sách của DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh Hải Dương. Đó là điều kiện để tỉnh thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.1.1.2. Đóng góp của DNNVV

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giữa nhiệm kỳ giai đoạn 2011 - 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương ngày 30 tháng 10 năm 2013 cho thấy:

Tính đến 30/6/2013, sau 2 năm rưỡi thực hiện Kế hoạch số 1977/KH- UBND ngày 28/10/2011 về phát triển DNNVV tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2015, đã đạt được một số kết quả như sau:

- Đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 2.157 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 8.961 tỷ 356 triệu đồng, đạt 43,14% về số doanh nghiệp và 29,87% về vốn đăng ký so với Kế hoạch đã đề ra; ngoài ra đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 183 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Tính đến 30/6/2013, toàn tỉnh có 6.478 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 41.695 tỷ 534 đồng, đạt 68,18% về số doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra đến 2015.

- Tổng số vốn đầu tư của các DNNVV trong 2 năm 2011 và 2012 chiếm khoảng 29,7% tổng số vốn đầu tư của toàn tỉnh, mục tiêu đã đề ra trong 5 năm tổng vốn đầu tư của DNNVV chiếm 30-35% tổng số vốn đầu tư của toàn tỉnh.

- Năm 2012, DNNVV đã đóng góp khoảng 18,3% trong tổng GDP của tỉnh, mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đóng góp khoảng 28 - 30%;

- Năm 2012, các cơ sở kinh doanh (trong đó có DNNVV) trên địa bàn tỉnh, đã đóng góp 45,9 % trong tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh;

- Hoạt động xuất khẩu của các DNNVV đã đóng góp chung vào kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2011 đạt 1 tỷ 519, 8 triệu USD, năm 2012 tăng lên là 1 tỷ 656,1 triệu USD.

- Số doanh nghiệp thành lập mới tạo việc làm mới cho khoảng 11.000 -

12.000 lao động, đạt khoảng 14 - 16% so với mục tiêu đặt ra là tạo việc làm mới cho khoảng 75.000 lao động trong thời kỳ 2011-2015.

- Trong số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới từ đầu năm 2011 đến nay, có 1.141 cán bộ quản lý của gần 1.000 doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tương ứng 46% doanh nghiệp thành lập mới có cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp (kế hoạch đặt ra là 50% - 60% doanh nghiệp thành lập mới có cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp).

2.1.2 Thực trạng công nghệ của các DNNVV của tỉnh Hải Dương

2.1.2.1 Hiện trạng công nghệ của các DNNVV

Việc đánh giá năng lực công nghệ, trình độ công nghệ, thiết bị của các DNNVV dưới góc độ chuyên môn thuần túy là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự tham gia khảo sát, đánh giá trực tiếp của các chuyên gia công nghệ. Trong nghiên cứu này, hiện trạng công nghệ của các DNNVV trên địa bàn Hải Dương được đánh giá trên các phương diện: Mức độ cơ giới hóa, mức độ hiện đại của máy móc, thiết bị, mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp, tỉ lệ thiết bị tự động, bán tự động hóa.

Trong các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều coi khoa học và công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để triển khai, thực hiện. Báo cáo Chương trình hành động ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Tỉnh ủy Hải Dương về Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cho thấy: Từ năm 1997 - 2012 có 414 chương trình, đề tài, dự án (gọi chung là nhiệm vụ) Khoa học và công nghệ được thực hiện, trong đó 347 nhiệm vụ bằng 83,81% phát huy tác dụng.

Công tác quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh đã có chuyển biến tích cực và luôn hướng vào phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư cho khoa học và công nghệ hàng năm đã có trọng tâm, trọng điểm, tổng kinh phí đầu tư cho Khoa học và công nghệ giai đoạn 1997 - 2012 là 182.134,225 triệu đồng.( Theo số liệu của Tỉnh Ủy Số: 28 - CTr/TU ngày 05/04/2013)

Công tác thông tin khoa học và công nghệ đã cập nhật và cung cấp kịp thời cho cơ sở. Hàng vạn đề tài cải tiến kỹ thuật và gần 10 vạn sáng kiến, kinh nghiệm được áp dụng vào sản xuất, đời sống làm lợi cho các tổ chức, cá nhân và

doanh nghiệp hàng trăm tỷ đồng. Duy trì hội thi sáng tạo kỹ thuật tổ chức 2 năm một lần và giải thưởng khoa học - công nghệ Côn Sơn xét tặng 5 năm một lần đã mang lại kết quả tốt.

Năm 2010, Sở Công Thương tỉnh Hải Dương tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng trình độ công nghệ sản xuất với 3 nghành hàng: Cơ khí, dệt may và giầy da tại 10 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thuộc Sở quản lý.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất.

STT

Các chỉ tiêu chính

Tỉ lệ đạt được của các ngành

Cơ khí

Dệt may

Giầy da

1

Tuổi trung bình

15-20 năm

4-10 năm

6-10 năm

2

Hệ số đổi mới thiết bị

3-5%

70-80%

40-50%

3

Tỉ trọng thiết bị trực tiếp sản xuất

85-95%

70-80%

85-95%

4

Mức huy động công xuất thiết bị

về sản lượng

50-60%

70%

80-90%

5

Mức trang bị vốn cho sản xuất

(triệu/người)

20-60 triệu

20 triệu

25-60 triệu

6

Tỉ trọng sản xuất trên dây chuyền

50-55%

92-97%

85-98%

7

Chi phí năng lượng cho 1 đơn vị

sản phẩm

15-20%

15-20%

12-15%

Nguồn: Báo cáo thống kê Sở Công thương tỉnh Hải Dương Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về tổ chức và

quản lý sản xuất


STT

Các chỉ tiêu chính

Tỉ lệ đạt được của các ngành

Cơ khí

Dệt may

Giầy da

1

Trình độ tổ chức chuyên môn hóa

60-80%

98-100%

80-100%

2

Chi phí cho bộ máy quản lý

5-8%

3-5%

6-8%

3

Đào tạo nhân lực





Cán bộ quản lý

5%

7%

7%

Trình độ đại học

3-5%

1%

7%

Trình độ trung cấp

10%

6%

15%

Công nhân bậc cao

15%

5%

60%

4

Môi trường sản xuất

Cho phép

Cho phép

Trung bình

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí